Khái niệm tỷ giá hối đoái và những điều bạn chưa biết

0
2545

Để tránh các rủi ro khi tham gia vào thị trường Forex, nhà đầu tư cần trang bị cho mình các kiến thức thuộc lĩnh vực này. Cần hiểu được khái niệm tỷ giá hối đoái cùng các thông tin liên quan như hối đoái là gì. Bên cạnh đó để mang lại nhiều giá trị cho đầu tư, bạn nên biết công thức tính tỷ giá hối đoái như thế nào. Nếu bạn còn chưa nắm rõ, đừng lo lắng. Hãy theo dõi ngay bài viết về hối đoái sau đây.

Hối đoái là gì?

khái niệm tỷ giá hối đoái
Hối đoái là gì?

Hối đoái định nghĩa theo từ điển Kinh tế học- Đại học Kinh Tế Quốc Dân có nghĩa là công cụ nhằm để các nhà đầu tư thanh toán số tiền của một cuộc giao dịch trên thị trường và thị trường ở đây là Forex (thị trường ngoại hối).

Bạn có thật sự hiểu đúng về khái niệm tỷ giá hối đoái hay chưa?

Rất nhiều cách để định nghĩa về khái niệm tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, nhìn chung tỷ giá hối đoái hay còn được gọi một cái tên dễ hiểu hơn là tỷ giá trao đổi ngoại tệ. Có nghĩa là tỷ giá của đồng tiền của quốc gia này có thể đổi ra bao nhiêu ở một đồng tiền của quốc gia khác. 

Khái niệm tỷ giá hối đoái như Luật Ngân Hàng của Việt Nam định nghĩa thì đây là một dạng tỷ lệ giữa đồng tiền của Việt Nam với một quốc gia khác, so sánh theo giá trị của nó. Để quản lý tỷ lệ này, nó chịu sự tác động, điều chỉnh bởi Nhà nước. Vậy tỷ lệ này là bao nhiêu? Hiện tại không có một quy chuẩn cụ thể cho tỷ lệ này. Bởi nó sẽ do Ngân Hàng Nhà nước của quốc gia đó xác định theo các nhân tố riêng và chung trên thế giới, cuối cùng là sẽ công bố tỷ lệ này trên toàn quốc.

Khác ở Việt Nam, tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển và tác động lớn đến tiền tệ toàn cầu như: Mỹ, Anh,…thì khái niệm tỷ giá hối đoái được hiểu theo chiều ngược lại tức là: số tiền ở quốc gia khác cần thiết để mua được 1 USD hoặc một đồng bảng Anh.

Tỷ giá hối đoái cũng cần có cách đọc đúng, bạn nên chú ý: Tiền đứng trước được gọi là đồng tiền niêm yết giá/tiền cơ sở còn tiền đứng sau là đồng tiền định giá.  Như ví dụ tỷ lệ hối đoái của Mỹ và Việt Nam là 1 USD = 25,6 VNĐ. Thì trong tỷ giá này, tiền USD được coi là tiền đã được niêm yết, còn đồng tiền định giá là đồng tiền của Việt Nam.

Đối với nhiều quốc gia mà nói, tỷ giá hối đoái là một cách thức để so sánh tiền tệ theo một tiêu chuẩn của họ. Như có những nước họ sẽ sử dụng tỷ giá hối đoái để so sánh giữa tiền vàng. Ví dụ: một số quốc gia có bảng vị vàng sẽ dùng tiền đúc vàng làm tiền tệ để lưu thông. Nếu là giấy thì nó sẽ được đổi ra vàng và được sử dụng trong kinh doanh.

Có tất cả bao nhiêu loại tỷ giá hối đoái trên thị trường hiện nay?

Sau khi hiểu được khái niệm tỷ giá hối đoái, bạn cũng cần biết cách phân loại chính xác tỷ giá mà bạn cần bởi có rất nhiều loại tỷ giá hối đoái trên thị trường forex. Bây giờ cùng tìm hiểu về từng loại tỷ giá nhé!

khái niệm tỷ giá hối đoái
Các loại tỷ giá phổ biến

Phân loại tỷ giá dựa vào giá trị tỷ giá

Theo căn cứ này, tỷ giá hối đoái trên sàn Forex được chia thành hai loại khác nhau bao gồm:

  • Tỷ giá hối đoái thực: nó chịu sự tác động của lạm phát từ nền kinh tế, sức mua mà một yếu tố phản ánh giá của hàng hóa tương ứng mà nó có thể bán ra cho các quốc gia khác cũng như những loại hàng được tiêu thụ vào trong nước là gì. Tỷ giá hối đoái thực tượng trưng cho sức cạnh tranh về kinh tế trên thị trường quốc tế của quốc gia đó.
  • Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: trước ngược với tỷ giá thực, tỷ giá này không chịu sự ảnh hưởng từ bất kỳ sự lạm phát nào, nó là tỷ giá cố định theo giá trị hiện tại của các quốc gia với nhau và không biến động theo môi trường bên ngoài.

Phân loại tỷ giá dựa vào cách chuyển ngoại hối

Dựa vào đây, tỷ giá được chia thành hai loại sau:

  • Tỷ giá thư hối: như tên gọi của nó là thư hối, tỷ giá có cách chuyển bằng thư. 
  • Tỷ giá điện hối: ngân hàng của mỗi quốc gia sẽ niêm yết loại tỷ giá này. Và nó là cơ sở để bạn xác định các loại tỷ giác khác của của những quốc gia mà bạn muốn chuyển đổi ngoại tệ.

Phân loại tỷ giá dựa vào thời điểm xảy ra giao dịch ngoại hối

Căn cứ theo cách này, tỷ giá được chia làm hai loại bao gồm:

  • Tỷ giá mua: tức là tỷ giá mà ngân hàng của một quốc gia mua ngoại hối vào.
  • Tỷ giá bán: tức là tỷ giá mà ngân hàng của một quốc gia bán ngoại hối ra.

Phân loại tỷ giá dựa vào kỳ hạn thanh toán

Căn cứ vào điều này, tỷ giá được chia thành 2 loại như sau:

  • Tỷ giá Forwards: đây là tỷ giá mà tổ chức tín dụng ký kết thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên nó cần được đảm bảo vẫn trong biên độ quy định từ trước theo quy định  Ngân Hàng Nhà Nước của các quốc gia vào thời điểm xảy ra hoạt động ký hết hợp đồng.
  • Tỷ giá SPOT: là một loại tỷ giá cố định, trái với tỷ giá Forwards, tỷ giá này không do thỏa thuận mà nó được yết giá ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch. Và nó phải trong biên độ do Ngân hàng Nhà nước của quốc gia đó quy định.

Phân loại tỷ giá dựa vào đối tượng xác định tỷ giá

Dựa vào đây, tỷ giá được phân làm hai loại cụ thể như sau:

  • Tỷ giá chính thức: Ngân hàng nhà nước cao nhất của một quốc gia sẽ quyết định cụ thể loại tỷ giá này. Dựa vào tình hình đó mà các ngân hàng tư nhân hay thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác sẽ xem xét và quyết định về ngoại tệ được mua bán với tỷ lệ như thế nào.
  • Tỷ giá thị trường: tỷ giá này không cố định như tỷ giá chính thức mà nó được hình thành dựa vào sự tác động của nền kinh tế thị trường như sự tăng giảm của cung cầu,…từ đó nó được điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Kiến thức và công thức tính cụ thể tỷ giá hối đoái 

Công thức tính

Hiện nay có 3 cách tính tỷ giá hối đoái phổ biến như sau:

  • Công thức tính tỷ giá hai đồng tiền được định giá:

(Yết giá) chia cho (Định giá) = (Yết giá : USD) chia cho (Định giá : USD)

  • Công thức tính tỷ giá hai đồng tiền được yết giá:

(Yết giá) chia cho (Định giá) = (USD : Định giá) chia cho (USD : Yết giá)

  • Công thức tính hai đồng tiền được yết giá và định giá:

(Yết giá- trực tiếp) chia cho (Định giá) = (Yết giá : USD) chia cho (USD : Định giá) 

Tỷ giá hối đoái chịu ảnh hưởng từ những nhân tố bên ngoài nào?

khái niệm tỷ giá hối đoái
Nhân tố tác động đến tỷ giá

Nhân tố thương mại: sự tăng trưởng của nền kinh tế cũng như thanh toán quốc tế cao sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự tăng, giảm của tỷ giá hối đoái

Nhân tố lạm phát: đây là yếu tố nắm vai trò rất lớn trong việc tác động đến các hoạt động kinh tế-thương mại giữa các quốc gia. Cũng như làm cho nhu cầu cung và cấp của ngoại tệ thay đổi rõ rệt. Do đó khi các nhà đầu tư tham gia vào Forex cần nên quan tâm đến vấn đề này.

Nhân tố thu nhập: nhân tố này của từng quốc giá cũng tác động khá lớn đến tỷ giá. Bởi khi thu nhập của quốc gia đó thấp hay có xu hướng sụt giảm nền kinh tế thì nhu cầu ngoại tệ cũng thấp dẫn theo tỷ giá hối đoái cũng sẽ giảm.

Nhân tố lãi suất: lãi suất ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề thu hút các đầu tư trong và ngoài nước từ đó cũng kéo theo những tác động liên quan đến tỷ giá hối đoái tăng hay giảm.

Lời kết

Với bài viết phân tích khái niệm tỷ giá hối đoái cũng như những thông tin quan trọng liên quan đến hối đoái như hối đoái là gì, công thức tính tỷ giá hối đoái. Sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn, tạo một nền tảng vững chắc, để hỗ trợ bạn bắt đầu cuộc hành trình chinh phục thị trường kinh tế của mình nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây