Mã Swift là một trong những mã ngân hàng được các hệ thống tài chính trên thế giới sử dụng trong quá trình thực hiện giao dịch quốc tế. Kể từ khi mã Swift được ứng dụng thì các giao dịch trở nên chính xác hơn, tốc độ giao dịch được cải thiện đi đáng kể. Đồng thời khắc phục được những sai sót trong các giao dịch chuyển tiền trước thời điểm mã Swift xuất hiện. Trong nội dung này hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết về loại mã thực hiện giao dịch quốc tế này nhé.
1. Mã Swift là loại mã gì?
Mã Swift hay Swift Code là tên gọi của một đoạn ký tự dùng để định danh được cấp bởi cơ quan tài chính liên ngân hàng thế giới. Swift còn được gọi với các tên khác đó là BIC với mục đích nhằm để các ngân hàng trên thế giới có thể nhận diện dễ dàng khi giao dịch.
Tại hệ thống ngân hàng trong nước, chúng ta thường không sử dụng mã Swift cho các giao dịch nội địa bởi quy mô giao dịch trong nước không quá lớn và hoàn toàn có thể kiểm soát bằng những hình thức giao dịch thông thường. Thế nhưng đối với các giao dịch quốc tế, giao dịch với các nước khác trên thế giới thì cần phải sử dụng mã Swift, loại mã này giúp cho quá trình thực hiện các lệnh chuyển tiền được quản lý một cách dễ dàng hơn rất nhiều. Với quy mô luồng tiền lớn của toàn thế giới, chính vì thế mà khả năng bảo mật của Swift là rất cao, hệ thống này chưa từng ghi nhận tình trạng bị tấn công trong suốt quá trình vận hành từ khi ra đời cho tới nay.
Thông thường các ngân hàng sẽ có một loại mã Swift riêng với từ 8 đến 11 ký tự. Ở thị trường trong nước, dường như đa phần các ngân hàng sẽ dùng Swift với 8 ký tự. Một số trường hợp các ngân hàng với nhiều chi nhánh trên thế giới thì Swift của đơn vị đó sẽ có 11 ký tự.
2. Những quy ước của ký tự mã Swift
Về cơ bản, một dạng Swift sẽ có những ký tự đó là AAAABBCCDDD, cụ thể trong đó những ký tự sẽ mang ý nghĩa:
AAAA là 4 ký tự đầu của đoạn mã Swift với ý nghĩa thể hiện tên viết tắt của ngân hàng theo tiếng Anh. Đây là thông tin giúp nhận diện tên ngân hàng và để phân biệt với các tổ chức tài chính trên thế giới. Tại 4 ký tự AAAA này sẽ được sử dụng các chữ cái từ A đến Z và không dùng ký tự số.
BB là 2 ký tự tiếp theo thể hiện ý nghĩa của tên quốc gia của ngân hàng theo tiếng Anh. Đối với các ngân hàng có nguồn gốc từ Việt Nam thì 2 ký tự BB sẽ được mặc định là VN.
CC là 2 ký tự kế tiếp được sử dụng để xác định địa phương của ngân hàng đó, 2 ký tự này cho phép sử dụng cả số và chữ.
Cuối cùng là 3 ký tự DDD, đây là đoạn mã để nhận biết chi nhánh của ngân hàng đó, 3 ký tự này được sử dụng cả số và chữ. Tuy nhiên đối với phạm vi trong khu vực Việt Nam thì khách hàng dường như không cần quan tâm tới 3 ký tự này.
3. Mã SWIFT có ý nghĩa và chức năng gì?
3.1 Mã SWIFT có chức năng gì?
Về cơ bản chức năng của mã Swift sẽ gồm có những vấn đề sau:
Swift giúp khách hàng có thể dễ dàng thực hiện giao dịch từ trong nước đến tài khoản nước ngoài hoặc ngược lại. Theo đó, khách hàng cung có thể tiến hành dùng Swift để thực hiện thanh toán hay các giao dịch trong phạm vi được cho phép.
Mã Swift còn được ứng dụng để giúp bạn nhận được sự hỗ trợ từ phía các ngân hàng trong quá trình giao dịch diễn ra các sự cố phát sinh.
Swift code còn là công cụ giúp cho quá trình giao dịch khi mua hàng ở nước ngoài diễn ra thành công đặc biệt là ở các trang thương mại điện tử.
3.2 Swift có ý nghĩa gì?
Swift không chỉ hoạt động như một mã định danh cung của toàn bộ ngân hàng trên thế giới mà nó còn đóng vai trò đảm bảo an toàn cho các giao dịch cũng như tính bảo mật cho những nghiệp vụ chuyển tiền. Mã Swift đồng thời còn hỗ trợ hệ thống xử lý một lượng giao dịch lớn trong cùng một thời điểm. Chính vì thế mà Swift giúp tiết kiệm một lượng chi phí lớn so với các phương thức trước đây. Việc sử dụng mã Swift đã tạo nên một sự nhất quan cho toàn bộ hệ thống ngân hàng trên thế giới. Từ đó tạo ra được sự liên kết giữa toàn bộ hệ thống tài chính giữa các quốc gia, đảm bảo tính an toàn và lợi ích cho khách hàng nói chung.
4. Sự khác nhau giữa mã Swift và Bank code
Nếu bạn để ý trong quá trình thực hiện giao dịch của các ngân hàng trong nước, chúng ta sẽ có thể bắt gặp một loại mã khác mang trên là Bank Code. Điều này khiến cho khá nhiều người sẽ nhầm lẫn mã Swift và Bank code với nhau. Thế nhưng các loại mã này lại có công dụng và đặc điểm hoàn toàn không giống nhau.
Bank Code là một loại mà được các ngân hàng tạo nên và không có sự liên quan hay những nguyên tắc chung nào. Đây là một loại mà được ngân hàng nhà nước hoặc các cơ quan giám sát cấp để sử dụng cho những giao dịch diễn ra trong phạm vi trong nước. Khác với Bank code, mã Swift lại được xây dựng dựa trên một nguyên tắc và tiêu chí nhất định và phạm vi sử dụng rộng hơn rất nhiều.
Thông thường trong các giao dịch quốc tế, để thực hiện các lệnh chuyển tiền thì khách hàng cần phải cung cấp số tài khoản, tên ngân hàng, tên chủ tài khoản và mã Swift của ngân hàng đó. Trong trường hợp xảy ra tình huống chuyển nhầm thì lúc này bạn có thể dùng Swift Code để nhờ phía ngân hàng chuyển lại.
5. Những ứng dụng mà Swift code mang lại cho khách hàng
Đa ứng dụng là tính năng cho phép khách hàng có thể thực hiện truy cập vào nhiều ứng dụng khác nhau. Trong đó mã Swift có khả năng khớp lệnh giao dịch theo thời gian thực cho các giao dịch kho bạc hoặc ngoại hối. Truy cập vào trong cơ sở dữ liệu để có thể thực hiện thanh toán giữa các tổ chức tài chính hay các ngân hàng với nhau. Hay cũng có thể tham gia vào thị trường chứng khoán để tiến hành xử lý và bù trừ cho những giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoại hối…
Trí tuệ doanh nghiệp là một trong những tính năng đưa ra báo cáo cho người sử dụng. Mã Swift mang tới cho khách hàng những cách nhìn rất thực tế dựa theo thời gian. Từ những điều này người dùng có thể tiến hành giám sát những luồng giao dịch và hoạt động.
Mã Swift còn mang tới những tính năng quan trọng như khả năng xác thực KYC hay những quy trình, thủ tục chống lại các hoạt động trái phép như rửa tiền. Chính tính năng này đã giúp cho Swift nhận được nhiều đánh giá cao từ khi được ra mắt và trong suốt quá trình hoạt động của mình.
Trao đổi các giải pháp phần mềm và hoạt động thư tín. Một điều quan trọng trong quá trình hoạt động của Swift đó là ở quá trình cung cấp hệ thống kết nối hay thực hiện trao đổi thông tin nhanh chóng và an toàn. Thông qua những phần mềm, tin nhắn… mã Swift sẽ cung cấp rất nhiều những dịch vụ và tính năng giúp cho quá trình nhận cũng như gửi thông tin được diễn ra một cách dễ dàng và chính xác hơn. Điều này giúp cải thiện hoàn toàn những sự cố nhầm lẫn trước đây.