Chứng quyền có bảo đảm là gì và những thông tin cơ bản

0
2823

Trên những thị trường giao dịch mua bán các sản phẩm tài chính, đều xuất hiện nhiều từ khóa, thuật ngữ lạ lẫm khác nhau mà nhà đầu tư mới ít khi tìm hiểu. Trên sàn giao dịch chứng khoán, ngoài mua bán trái phiếu, cổ phiếu người ta còn thực hiện một giao dịch có liên quan đến chứng quyền. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về chứng quyền có bảo đảm là gì cũng như những thông tin về đặc điểm và tính chất của thuật ngữ này.

1. Chứng quyền là gì?

Chứng quyền hay còn được biết đến với tên gọi stock warrant. Đây là một hình thức của chứng khoán được phát hành bởi các doanh nghiệp. Mục đích của loại chứng khoán này đó là cho phép người mua hay có nó được mua lại cổ phiếu doanh nghiệp theo một mức giá quy định.

Mức giá này sẽ không bị thay đổi cho dù thị trường hay biến động của công ty có thay đổi như thế nào đi chăng nữa.

Ví dụ: một chứng quyền với mức giá 100 nghìn đồng trên 1 chứng quyền được phát hành bởi doanh nghiệp trong hạn mức 6 tháng. Khi bạn mua chứng quyền này, bạn sẽ có thể mua lại cổ phiếu của công ty đó với trị giá 100 nghìn đồng trên 1 cổ phiếu. Cho dù có chuyện gì xảy ra thì mức giá này cũng sẽ không thay đổi và giữ nguyên giá trị của nó.

chứng quyền có bảo đảm
Chứng quyền là gì?

2. Chứng quyền có bảo đảm là gì?

Một thuật ngữ được mở rộng ra từ cổ phiếu chứng quyền, một từ mà chúng ta sẽ nghe thấy thường xuyên hơn đó là chứng quyền có bảo đảm, được viết tắt là CW, trong tiếng anh được gọi là Covered Warrant.

Loại chứng này được hình thành một cách đơn lẻ thông qua những tổ chức tài chính, loại giấy này cho phép người có được nó mua lại cổ phiếu của một công ty cụ thể theo một mức giá được ghi sẵn trong một thời gian bất kỳ ở thời điểm tương lai.

chứng quyền có bảo đảm
Chứng quyền có bảo đảm là gì?

3. Chứng quyền có bảo đảm gồm những đặc tính gì?

CW  bao gồm một vài đặc tính nổi bật để phân loại với những chứng quyền khác như:

CW được niêm yết theo mã giao dịch riêng biệt ở những sàn chứng khoán.

CW sử dụng như các mã chứng khoán cơ sở bình thường khác.

Ủy ban chứng khoán nhà nước là nơi cho cấp phép đối với các doanh nghiệp chứng khoán được phép cho ra đời CW.

CW sẽ được kết nối với một mã chứng khoán cơ sở để dựa vào đó quyết định mức lãi hay lỗ.

Có 2 thời điểm để giá của chứng quyền có thể được xác định bao gồm:

Thời điểm trong lần đầu tiên IPO được phát hành: doanh nghiệp chứng khoán chịu trách nhiệm sẽ quy định một mức giá cụ thể.

Sau khi phát hành: giá của CW sẽ có sự chuyển động dựa theo chứng khoán cơ sở mà nó được kết nối.

CW có nguyên tắc về thời gian hết hạn vì vậy mà trader có khả năng giữ lại cho đến lúc đó để mang về một sự chênh lệch bằng tiền mặt. Mức chênh nhau này sẽ được tính dựa vào mức giá CW thanh toán vào ngày hết hạn (chính là trung bình cộng 5 mức giá ở 5 phiên mua bán ngay trước lúc đáo hạn) và giá thực hiện ( là mức giá mà khi mua CW được quy định rõ ràng và không thay đổi.

Doanh nghiệp chủ quản không thể phát hành thêm chứng quyền có bảo đảm, do đó mà những công ty chứng khoán đểu chuẩn bị một lượng CW cụ thể để làm mức tài sản bảo đảm cho việc CW được phát hành.

4. Chứng quyền có bảo đảm gồm mấy loại?

CW được người ta phân ra làm 2 loại chính, bao gồm chứng quyền mua và chứng quyền bán. Hai loại này được mua bán rộng rãi trên những sàn giao dịch ở cả Việt Nam lẫn Quốc Tế.

chứng quyền có bảo đảm
Chứng quyền có bảo đảm gồm mấy loại?

4.1 Chứng quyền bán (Put Warrant)

Người sở hữu loại chứng quyền này sẽ được bán ra một khoản chứng khoán cơ sở dựa trên mức giá đã được ghi nhận rõ ràng.

Mức chênh lệch thông qua chứng quyền từ lệnh bán là lúc giá thực hiện lớn hơn giá chứng khoán cơ sở ở thời điểm đó.

4.2 Chứng quyền mua (Call Warrant)

Người sở hữu loại chứng quyền này được phép mua vào một khoản chứng khoán cơ sở dựa trên mức giá được ghi nhận rõ ràng.

Mức chênh lệch thông qua chứng quyền từ lệnh mua là lúc giá thực hiện nhỏ hơn giá chứng khoán cơ sở ở thời điểm đó.

Chứng quyền mua có các trạng thái sau:

Chứng quyền mua có một điểm đặc biệt đó là những trạng thái không giống nhau nhằm tìm ra mức chênh lệch mà trader có thể thu về được. Chứng quyền mua có trạng thái được tìm ra tại lúc hết hạn và được tìm thấy như sau:

Trạng thái có lời:

+ Trường hợp CW bán: Giá thực hiện lớn hơn giá chứng khoán cơ sở

+ Trường hợp CW mua: Giá thực hiện nhỏ hơn giá chứng khoán cơ sở

Nhà đầu tư thu được khoản chênh lệch giữa mức giá thực hiện và giá của chứng khoán cơ sở ở thời điểm thực hiện.

Trạng thái thua lỗ:

+ Trường hợp CW bán: Giá thực hiện nhỏ hơn giá chứng khoán cơ sở

+ Trường hợp CW mua: Giá thực hiện lớn hơn giá chứng khoán cơ sở

Mức chênh lệch sẽ không được nhà đầu tư thu về

Trạng thái không lời không lỗ

+ Giá thực hiện ngang bằng với giá chứng khoán cơ sở

Mức chênh lệch sẽ không được nhà đầu tư thu về

5. CW và chứng quyền doanh nghiệp khác gì nhau?

Có những điểm khác biệt giữa CW và chứng quyền doanh nghiệp mà sẽ dễ dàng nhầm lẫn khi bạn không hiểu rõ được hết những khát niệm về hai hình thức chứng khoán này. Sự khác nhau đến từ các yếu tố như sau:

Tổ chức phát hành:

CW: được phát hành bởi doanh nghiệp chứng khoán có giấy phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Chứng quyền doanh nghiệp: công ty chủ quản hay công ty phát hành ra cổ phiếu sẽ phát hành loại chứng khoán này.

Mục đích:

CW: người ta phát hành ra CW nhằm mục đích tạo ra thêm các hình thức đầu tư và giảm thiểu rủi ro, bên cạnh đó còn hỗ trợ được doanh nghiệp chứng khoán tăng thêm lợi nhuận khi có người mua CW.

Chứng quyền doanh nghiệp: Mục đích lớn nhất khi phát hành là huy động vốn cho doanh nghiệp

 Chứng khoán cơ sở:

CW đa dạng như: cổ phiếu, ETF, chỉ số,…

Chứng quyền doanh nghiệp: Bao gồm một loại cổ phiếu phát hành bởi doanh nghiệp

Phạm vi quyền hạn

CW: nhà đầu tư nắm quyền giao dịch mua bán chứng khoán cơ sở

Chứng quyền doanh nghiệp: Trader có khả năng mua vào các cổ phiếu cơ sở được lưu hành.

Sau khi thực hiện quyền, số lượng cổ phiếu sẽ lưu hành:

CW: không đổi

Chứng quyền doanh nghiệp: tăng

6. Chứng quyền và những thông tin cơ bản:

Những thông tin với các ý nghĩa khác nhau trên chứng quyền bao gồm:

TSCS: Những mã được sở quy định sử dụng

Tỷ lệ chuyển đổi chứng quyền: đây là tỷ lệ biểu hiện một chứng quyền có khả năng đổi được bao nhiêu chứng khoán cơ sở.

Thời hạn chứng quyền: chứng quyền luôn được quy định mốc đáo hạn, ít nhất là 3 tháng và lâu nhất là 2 năm.

Ngày cuối cùng giao dịch: Sẽ được tính ở 2 ngày ngay trước thời điểm chứng quyền đáo hạn. Sau ngày này, tất cả các chứng quyền đều sẽ không được tiếp tục niêm yết ở các sàn giao dịch chứng khoán.

Ngày đáo hạn: CW sẽ không được sử dụng sau ngày này.

Giá chứng quyền: Chứng quyền được quy định bán với giá bao nhiêu.

Giá thực hiện: Ở thời điểm đáo hạn chứng quyền ngang bằng với giá chứng khoán cơ sở sẽ được xác định. 

Giá thanh toán: Xét trung bình cộng trong 5 phiên giao dịch liên tục ngay trước ngày chứng quyền hết hạn của giá chứng khoán cơ sở.

Cách thức thanh toán: tiền mặt

Lời kết

Và đó là những thông tin về chứng quyền có bảo đảm mà bạn cần quan tâm. Trên sàn giao dịch chứng khoán, ngoài mua bán cổ phiếu và trái phiếu, ngoài lề sẽ có khá nhiều những giao dịch với nhiều mục tiêu khác nhau. Bạn nên tìm hiểu thật nhiều những thuật ngữ liên quan đến các giao dịch này để mang về phiên mua bán có lợi thế nhất cho bản thân.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây