Mô hình harmonic và các tỷ lệ quan trọng trong Forex

0
6353

Mô hình harmonic được xem là mô hình giá tương đối phức tạp bởi nó đòi hỏi độ chính xác cao của các tỷ lệ cũng như yêu cầu nhà giao dịch phải có vốn kiến thức nhất định để giải mã. Kết quả cuối cùng mà mô hình harmonic mang lại thực sự rất đáng mong đợi và đem lại chất lượng giao dịch có hiệu năng cao. Chi tiết ra sao, mời quý bạn đọc cùng theo dõi nội dung ở bài viết dưới đây.

1. Mô hình harmonic là gì?

Mô hình harmonic là tổng hợp của kiểu hình giá (Price Action Pattern) và tỷ lệ Fibonacci. Việc kết hợp này giúp giảm tính chủ quan bởi tỷ lệ Fibonacci giúp đo đạc đường đi của giá một cách chính xác hơn. Từ đó hỗ trợ xác định vùng đảo chiều tiềm năng của giá. 

mô hình harmonic
mô hình harmonic là gì?

2. Cấu tạo chung của mô hình harmonic

Mô hình harmonic nhìn chung có thể chia ra thành 2 sóng chính là sóng XA và AD. Trong đó, sóng AD lại được chia thành 3 loại sóng nhỏ là AB (sóng đẩy thuận chiều), BC (sóng hồi ngược chiều) và CD (sóng đẩy thuận chiều). Các điểm X, A, B, C, D được gọi là các điểm đảo chiều hay còn được gọi là Pivot Point. 

Mỗi một mô hình harmonic sẽ có một thông số cụ thể và chi tiết cho vị trí của những Pivot Point này. Nhìn vào hình trên, bạn sẽ thấy được rằng Ab là con sóng hồi của XA nhưng Ab chỉ được hồi trong khu vực từ 0,382 đến tới 0,5 mà thôi. Trường hợp hồi quá 0,5 hoặc hồi ít hơn 0,382 thì đó không phải mô hình harmonic con dơi nữa mà chúng ta phải tìm mô hình khác tương ứng. 

3. Ưu nhược điểm của harmonic trading 

3.1. Ưu điểm

Chúng ta có thể thấy rằng các mô hình giá được định rất rất rõ ràng và chi tiết cũng như có độ chính xác cao bởi xuất hiện các hằng số Fibonacci. 

Mang lại tính chính xác và kỷ luật cao trong trading, đặc biệt khi chúng ta trading theo Price action. Một thực tế cho thấy các nhà giao dịch thường bị chi phối bởi những yếu tố chủ quan và trading theo dòng cảm xúc đó. Khi mà chúng ta sử dụng harmonic để trading thì sẽ giảm thiểu đi độ chủ quan rất nhiều. 

3.2. Nhược điểm

Yêu cầu các nhà giao dịch có kinh nghiệm quan sát đủ nhiều để có thể nhìn ra được các kiểu hình giá đúng.

Đòi hỏi tính kiên nhẫn, sự chờ đợi bởi không phải bất kỳ khi nào thị trường cũng cho chúng ta đúng mô hình để chúng ta vào lệnh. 

4. Các tỷ lệ quan trọng trong mô hình harmonic

Tỷ lệ này được suy ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ dãy số Fibonacci. Đây là dãy số được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của đời sống và được tìm ra rất nhiều ở trong tự nhiên nên nó không chỉ đơn thuần là sự ngẫu nhiên nữa mà nó thể hiện được tính quy luật của các hiện tượng tự nhiên. Trong trading, nó được dùng để thể hiện tâm lý con người.

Tỷ lệ bậc 1 sẽ gồm các số 0.618, 1.618, 0.5, 2. 

Tỷ lệ bậc 2 sẽ được suy ra từ tỷ lệ bậc 1 gồm: 

0.382: Bình phương của 0.618

0.768: Căn bậc 2 của 0.618

0.886: Căn bậc 4 của 0.618

2.618: Bình phương của 1.618

1.27: Căn bậc 2 của 1.618

1.13: Căn bậc 4 của 1.618

0.707: Căn bậc 2 của 0.5

1.41: Căn bậc 2 của 2

Ngoài ra, chúng ta còn 3 con số cũng khá quan trong gồm: 

2.24: Căn bậc 2 của 5 (5 là con số thứ 5 trong dãy số Fibonacci bắt đầu từ 1, sau đó là 1,2,3 sau đó đến 5)

3.14: Số pi

3.168: 1+ 2.168 

Tổng cộng chúng ta sẽ có 15 con số tất cả để sử dụng. Thị trường cũng có những quy luật tự nhiên của nó và chúng ta hoàn toàn có thể nắm được quy luật đó để trading đạt hiệu quả cao. 

mô hình harmonic
Tỷ lệ của mô hình harmonic

5. Một số mô hình harmonic thông dụng 

5.1. Mô hình giá AB=CD

Mục đích của việc áp dụng mô hình harmonic là xác định các vùng đảo chiều tiềm năng hay chính là vị trí của điểm D. Từ điểm XA, chúng ta xác định được một vị trí tiềm năng của D. Từ A, B, C chúng ta xác định được vị trí còn lại của D theo mô hình AB=CD. 2 vị trí này sẽ cho chúng ta khu vực đảo chiều tiềm năng.

Mô hình giá AB=CD thực ra chính là một con sóng nhưng bị chia ra thành 3 phần. Con sóng lớn AD bị chia thành 2 con sóng đẩy AB (sóng đẩy 1) và CD (sóng đẩy 2), BC (con sóng hồi). Tuy nhiên, mối quan hệ quan trọng cần phải đảm bảo đó là khoảng cách giá giữa AB và khoảng cách về giá giữa CD phải bằng nhau. Ví dụ: A ở mức giá 100, B ở mức giá 50 thì chênh lệch 50 Đô, C ở mức giá 80, D ở mức giá 30 thì chênh lệch 50 đô. 

Các cặp tỷ lệ tương ứng: Khi chúng ta giao dịch trên thị trường thì sẽ thấy rằng giá thường hồi về các ngưỡng Fibonacci. Khi kết hợp giữa AB=CD thì chúng ta sẽ suy ra được điểm hồi của BC so với AB, khoảng mở rộng của CD so với BC cần tuân thủ một số cặp tỷ lệ nhất định.

5.2. Mô hình con dơi (Bat)

Mô hình con dơi kết hợp tỷ lệ đảo chiều chính xác 0.886 của XA. Trong đó, mô hình con dơi bắt buộc điểm B phải được đặt ở trung tâm và Điểm B là sự kết hợp giữa các mẩu Gartley và Bat. Mô hình Gartley phải có mức thoái lui 61,8% của giao XA, trong khi đó, mô hình bat lại có điểm B giao động dưới 61,8% của giao XA. 

Vùng đảo chiều tiềm ẩn của mô hình con dơi được xác định bởi 1,27 AB=CD. Một khi mô hình con dơi hoàn tất, hãy đợi cây nến cao hơn hoặc cây thân nến dài, đó là tín hiệu tốt để tham gia thị trường. Nhập lệnh mua cao hơn khi cây nến cao hơn được xác nhận. Đối với lệnh bán thì hãy đợi đến khi nào mà cây nến thấp nhất hoặc nhập ở mức dưới của cây nến ngắn hoặc cây nến dài. 

5.3. Mô hình con bướm (Butterfly)

Mô hình con bướm được đánh giá là mô hình đạt tiêu chuẩn của harmonic nhất bởi loại mô hình này yêu cầu cao đối với điểm B, cụ thể là điểm B sẽ nằm ở vị trí 0.786 của đoạn XA. Điểm B khi đó buộc phải được di chuyển ở vị trí cực kỳ chính xác trong khoảng từ 0.786-0.886 XA thì khi đó, người ta mới công nhận có sự xuất hiện của mô hình con bướm này.

Khi mô hình bướm xuất hiện thì được nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi độ chính xác cực kỳ chuẩn. Nó mô phỏng được cực kỳ chi tiết về tình hình của thị trường hiện tại (cụ thể là đỉnh hoặc là đáy).

5.4. Mô hình con cua (Crab)

Mô hình này thì gồm có 5 điểm, có phần đuôi mở rộng khác biệt 1.62 của đoạn XA. Mô hình con cua B cũng có ở mức điều chỉnh 0.168 của XA. Mẫu mô hình con cua cũng đánh giá được chính xác về các vùng đảo chiều tiềm năng và được nhiều nhà giao dịch tin tưởng lựa chọn. Các điểm được đặt ở một vị trí cực kỳ phù hợp nên chiếm được nhiều sự tin tưởng. 

mô hình harmonic
Các loại mô hình harmonic

6. Lời kết

Qua những thông tin được chia sẻ trên bài viết thì hẳn các nhà giao dịch đã hiểu thêm phần nào về mô hình harmonic và các tỷ lệ quan trong cần chú ý, từ đó đạt được tối ưu lợi nhuận khi giao dịch trong tương lai. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây