Mô hình giá là gì? Có bao nhiêu loại mô hình phổ biến? Có những điểm quan trọng gì cần lưu ý không? Đây chắc hẳn là thắc mắc chung của nhiều người khi mới bắt đầu tham gia giao dịch trong Forex. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật câu trả lời chi tiết cho bạn đọc cùng hiểu rõ.
1. Mô hình giá là gì?
Mô hình giá được thiết lập từ các điểm mà khi nối chúng lại với nhau thì sẽ tạo thành những hình dạng đặc trưng. Từ đó, nó cho chúng ta biết được xu hướng thay đổi của giá cả và thị trường để biết cách đặt lệnh đúng thời điểm và tối ưu được nhiều lợi nhuận.
2. Vai trò của mô hình giá trong giao dịch Forex
Nói một cách nôm na thì mô hình này đóng vai trò như một chiếc chìa khóa mở ra những cơ hội đầu tư, thu về được nhiều lợi nhuận cho nhà giao dịch. Nó như một “lời tiên đoán” đã được xác nhận dựa trên nhiều cơ sở chắc chắn cũng như kỹ thuật phân tích chính xác, dự báo cho các nhà giao dịch biết được hướng đi của giá cả để kịp thời cắt lỗ hoặc chốt lời hợp lý.
Thông thường, mô hình sẽ có chiều hướng lặp lại theo từng giai đoạn. Nếu biết quan sát kỹ và tính toán được chu kỳ này thì nhà đầu tư sẽ có thêm nhiều cơ hội để có thể hành động sớm hơn và đạt được tối đa lợi nhuận.
Như chúng ta đã biết, thị trường luôn biến động không ngừng. Việc đầu tư mà không tính được đường đi nước bước sẽ khiến chúng ta trở nên hoang mang, không biết tiền của mình có đang đặt đúng chỗ hay không. Khi đó, mô hình này trở thành công cụ phân tích được nhiều người tin tưởng lựa chọn để có thể tự tin bước vào thị trường Forex.
3. Đặc điểm của mô hình giá
3.1. Mô hình được hình thành từ cấu trúc của thị trường
Đây chính là đặc điểm mà có thể rất nhiều người chưa thực sự hiểu rõ. Nếu như nắm được đặc điểm này rồi thì chúng ta sẽ không phải học thuộc lòng quá nhiều về các loại mô hình mà chỉ cần hiểu được thị trường là có thể suy ra được từng loại mô hình.
3.2. Cơ sở tâm lý của mô hình
Nhiều nhà giao dịch có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường có thể phán đoán được các kiểu giá lên xuống lặp lại theo một quy luật có sẵn. Từ đó, họ bắt đầu đúc kết ra được những dạng mô hình.
Đây chính là lúc cơ sở tâm lý của mô hình được áp đặt lên suy nghĩ của những nhà đầu tư mới. Tức là sự quen thuộc và tâm lý fomo. Tuy nhiên, không phải lúc nào mô hình được gợi ý cũng đúng và chuyện gặp bất kỳ rủi ro nào là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Chính vì vậy, hãy chỉ xem đây là những điểm nhỏ trong thị trường rộng lớn và có một cái nhìn thực sự tỉnh táo và khách quan.
2.3. Phân biệt mô hình giá và mô hình nến
Mô hình giá được sáng tạo từ những người phương Tây, trong khi đó thì mô hình nến lại có nguồn gốc từ Nhật Bản (hay còn được gọi là mô hình nến nhật).
Về xu hướng phản ánh thì mô hình giá có độ phản ánh rộng hơn mô hình nến. Thay vì chỉ giới hạn ở vùng cản như mô hình nến thì mô hình này lại biểu hiện được cả cấu trúc của thị trường. Chính vì vậy mà nó được sử dụng để dự báo những xu hướng dài hạn, lâu dài.
Đặc điểm của 2 mô hình này cũng có sự khác nhau ở điểm: Mô hình nến thì chú trọng nến độ dài của bóng nến, thân nến còn mô hình giá lại quan tâm đến các biến động giá cả trong một khoảng thời gian nhất định.
4. Các loại mô hình giá đặc trưng trong Forex
4.1. Mô hình vai đầu vai
Đây là dạng mô hình biểu hiện sự đảo chiều sau khi kết thúc một đợt giá chuyển biến từ tăng sang giảm. Mô hình này có hình dáng giống như 2 vai và 1 đầu trong cơ thể con người và chuyển động lên xuống theo đúng như hình dạng đó. Đây là mô hình được sử dụng phổ biến trong giao dịch trên thị trường.
4.2. Mô hình cốc và tay cầm
Mô hình này làm chúng ta liên tưởng đến chiếc cốc, trong đó phần cốc được vẽ theo hình chữ u và 2 đỉnh trên của hình chữ u được đặt ngang bằng nhau. Phần tay cầm được vẽ bằng một nét cong để thể hiện rằng có sự thu nhỏ của một giao dịch. Mục đích của mô hình cốc và tay cầm thể hiện dấu hiệu ngừng lại của một xu hướng đang tăng, nhưng sau đó lại xuất hiện một kiểu mô hình mới để biểu thị sự dao động của giá.
4.3. Mô hình 2 đỉnh và 2 đáy
Đây là mô hình chiếm được nhiều niềm tin và lượt sử dụng từ những nhà giao dịch trên thị trường. Mô hình này sẽ xuất hiện sau một khoảng thời gian khi mà giá không hề có bất kỳ sự thay đổi nào và duy trì ở kháng cự và hỗ trợ để báo hiệu sự thay đổi mới theo một hướng đi khác lâu dài hơn.
4.4. Mô hình tam giác
Ở mô hình này, chúng ta sẽ có một lực bán dốc xuống thể hiện lực bán mạnh dần. Càng về sau thì người ta càng muốn bán tài sản này ra với mức giá thấp hơn thể hiện sự sợ hãi trên thị trường tăng lên. Ở mặt ngược lại, ta có thể thấy lực mua hướng lên thể hiện người mua sẵn sàng chấp nhận những mức giá cao hơn trên thị trường thì sẽ tạo nên sự đối lập rõ rệt trên thị trường. Đó là lý do hình thành nên sideway trong khi thị trường đang có tranh chấp, giằng co.
Từ việc kẻ ra những đường thẳng này, chúng ta đã tạo ra được mô hình tam giác. Sử dụng mô hình tam giác theo công thức giá break cạnh nào thì đánh cạnh đó và xem xét dưới khía cạnh diễn biến giá trước, trong và sau mô hình để đánh giá được độ tương quan mạnh yếu, giá break out thế nào.
4.5. Mô hình lá cờ
Mô hình cờ tăng xảy ra trong một xu hướng tăng và theo sau một bước tăng mạnh và thường tiếp tục theo sau đó là sự tiếp tục tăng giá. Trước đó nó đang ở xu hướng tăng mạnh, sau đó có 1 nhịp điều chỉnh giảm và tiếp sau đó có sự phá vỡ nhịp điều chỉnh và hướng theo xu hướng tăng mạnh.
Mô hình cờ giảm là ngược lại của mô hình cờ tăng. Nó xảy ra trong 1 xu hướng giảm mạnh và thường được tiếp theo sau là sự giảm giá rất mạnh. Giá đang trong đà giảm mạnh, có 1 lực hồi, sau khi lực hồi kết thúc thì giá giảm xuống.
Mô hình cờ đuôi nheo: Mô hình này cơ bản là một biến thể của cờ nơi khu vực tập hợp có các đường xu hướng hội tụ giống như một hình tam giác. Cờ đuôi nheo là mô hình dạng trung tính và việc diễn giải nó phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh của mô hình. Tức là khi mô hình xuất hiện, chúng ta không nên cố gắng diễn giải về giá đang tăng hay đang giảm mà chúng ta sẽ đợi 1 sự phá tăng, hoặc 1 sự phá vỡ giảm để chúng ta mua lên hoặc bán xuống.
5. Lưu ý quan trọng khi áp dụng mô hình
Thứ nhất, tuyệt đối không được tưởng tượng ra mô hình này khi mô hình chưa được hình thành bởi thị trường chuyển động không ngừng và giá cả có thể lên xuống vào tạo thành nhiều dạng mô hình khác nhau.
Thứ hai, phương pháp phân tích kỹ thuật này không đảm bảo cho bạn 100% khả năng chiến thắng mà một số trường hợp nhỏ cũng tồn tại rủi ro.
Thứ ba, chú ý về một số tín hiệu giả có thể khiến chúng ta gặp rủi ro.
6. Lời kết
Có thể nói, mô hình giá thực sự có vai trò quan trọng đối với nhà giao dịch khi tham gia vào forex. Hiểu và nắm chắc được từng loại mô hình sẽ giúp bạn có thêm nhiều cơ hội để chiến thắng trên thị trường biến động không ngừng này.