Staking là gì? Ưu điểm và rủi ro khi tiến hành Staking

0
3054

Staking là gì là một khái niệm xuất hiện vào thời điểm 2011 tại những cuộc thảo luận của cộng đồng tiền ảo diễn ra trên Bitcointalk. Cho tới thời điểm 1 năm sau, một trong những dự án đầu tiên vận dụng Staking vào hoạt toán đó là Peercoin. Tại thời điểm đó, Staking là gì là một khái niệm được bàn luận rất nhiều về chức năng của nó. Tuy nhiên thời điểm hiện tại thì chúng ta đã có thể hiểu đơn giản đó là chức năng đồng thuận trong tương lai nhằm để thế chỗ cho khả năng PoW vốn đã tốn rất nhiều năng lượng và yêu cầu một mức cấu hình khá cao. Chính vì vậy trong nội dung này, hãy cùng tìm tìm hiểu Staking là gì cũng như yếu tố đồng thuận trong tương lai diễn ra như thế nào nhé.

1. Staking là gì?

Một cách đơn giản, Staking chính là hành động khóa hoặc giữ một lượng tiền ảo nhất định để thu lại một số những phần thưởng từ quá trình này. Lượng tiền ảo trên sẽ được khóa lại tại những nút hay ví của các nền tảng blockchain trong một giai đoạn nhất định.

Giải thích về quá trình Staking.
Giải thích về quá trình Staking.

Bạn đã có thể hiệu Staking là gì? Thế nhưng còn phần thưởng cho hành động này thì sao? Để thưởng cho quá trình diễn ra Staking, người thực hiện sẽ nhận được một khoản thời gian Staking thêm và một lượng tiền ảo nhất định. Trong tương lai, thì Proof Of Stake sẽ là một thuật toán được thay thế PoW đảm nhận vai trò đồng thuận cho nền tảng. Những cá nhân tiến hành Stake sẽ phải đặt cược một lượng tiền ảo mà họ đang có để tiến hành tạo ra những khối mới và xác thực giao dịch. Quá trình xác thực này kết thúc người thực hiện sẽ nhận được các phần thường để tạo động lực để quá trình Staking diễn ra liên tục.

2. Có bao nhiêu loại Staking

Sau khi đã tìm hiểu Staking là gì thì chúng ta cần phải phân loại chúng:

2.1 Staking theo cơ chế PoS

Staking là gì theo cơ chế PoS mới? Đó là một quá trình mà người thực hiện sẽ phải đặt cược cho một nhiệm vụ nào đó nhất định. Dưới hình thức hoạt động của PoS những cá nhân tham gia Stake coin sẽ cần phải chứng minh được khả năng tạo khối và xử lý giao dịch của mình. Từ đó nhận lại được phần thường như là những đóng góp mà mình đã bỏ ra. Quá trình Staking sẽ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống Blockchain.

Điểm cần lưu ý: PoS nói chung là một dạng thuật toán vận hành sự đồng thuận và có khá nhiều những biến thể khác như DpoS hay PoSV. Tuy nhiên, toàn bộ những thuật toán trên đều sẽ vận hành theo cách thức đặt cược.

2.2 Staking nhận Reward

Staking là gì theo mục tiêu để nhận Reward? Cụ thể thì người dùng trong trường hợp này sẽ phải dùng chính token của họ để tiến hành Stake lại vào bên trong nền tảng. Tuy nhiên, quá trình này sẽ không phải tham gia hay có liên hệ một cách trực tiếp vào quá trình xác thực hay những nhiệm vụ quan trọng nào bên trong hệ sinh thái. Thế nhưng nó vẫn được đánh giá là stake. Nếu đánh giá một cách chính xác hơn thì nó sẽ nghiên về lock hơn. Những ai lock càng lâu thì giá trị nhận lại sẽ càng nhiều.

3. Ai là người hưởng lợi khi tham gia Staking

3.1 Những cá nhân tham gia

Những điểm lợi của quá trình.
Những điểm lợi của quá trình.

Lợi ích của quá trình Staking là gì?

Đó là một quá trình tạo ra sự gia tăng lượng coin một cách thụ đồng từ đó tạo ra những thu nhập thụ động. Có thể nói đây là lợi ích mà ai cũng thấy được khi tham gia Staking.

Thay vì để coin trên những sàn tiền ảo mà không tạo ra thêm giá trị cho mình thì NĐT hoàn toàn có thể đưa vào hệ thống để Stake để khiến cho tài sản của mình tăng thêm. Tuy nhiên điều này có vẻ chỉ phù hợp với những ai đang muốn đầu tư lâu dài. Những anh em muốn trade nhanh thì dường như không phù hợp.

Một điểm nữa được đánh giá cao trong quá trình diễn ra Staking là gì? Đó chính là chi phí cho quá trình này rất thấp so với việc tổ chức một hệ thống đào để kiếm thêm coin.

Mặc dù anh em đã hiểu về Staking là gì rồi thế nhưng không phải ai cũng có thể tham gia vào quá trình này. Bởi cần phải đáp ứng một số những điều kiện cơ bản về số lượng coin cần có mà còn phải đạt yêu cầu về cấu hình máy. Và nếu các bạn muốn thực hiện chạy như một Nodes thì quá trình này cần phải có nhiều điều kiện hơn.

Nhưng nếu người dùng không quan tâm Nodes trong Staking là gì thì chỉ cần có một thiết bị máy tính và cài đặt 1 lần. Sau đó chỉ cần đợi để quá trình này diễn ra, điểm khác biệt đó chính là tiết kiệm chi phí so với việc tổ chức một hệ thống đào coin.

Hiện tại Staking diễn ra rất an toàn thì mọi nền tảng đều có giải pháp backup. Ngoài ra, trước khi diễn ra quá trình này các bạn đã có thể tính toán được số lợi nhuận của mình là bao nhiêu sau khi quá trình này kết thúc. Và nếu muốn dừng giữa chừng thì cũng xác định được khi nào bạn nhận được tiền.

3.2 Đối với những dự án

Đối với các dự án thì sự hữu ích của việc Staking là gì?

Staking chính là quá trình để giúp những nền tảng mới triển khai quá trình phi tập trung cho hệ sinh thái của mình. Sức mạnh cũng như quyền hạn lúc này sẽ được cung cấp cho những đối tượng tham gia như Masternodes hay Node…

Tận dụng được những đối tượng bên ngoài cùng tham gia vào quá trình vận hành. Tạo ra được động lực nhờ vào phần thưởng cho người tham gia.

Giữ cho mạng lưới được an toàn: Bởi vì muốn tấn công vào hệ thống, hacker cần phải có được 51% sức mạnh của toàn bộ hệ sinh thái. Việc phân tán giúp cho quá trình gom sức mạnh để tấn công trở thành điều không thể thực hiện.

4. Những nguy cơ khi Staking là gì?

Những nguy cơ phải đối mặt khi Staking.
Những nguy cơ phải đối mặt khi Staking.

Staking là một trong những cách đầu tư giúp mang về một nguồn lợi nhuận nhất định, tuy nhiên nó cũng sẽ tồn tại những rủi ro, vậy rủi ro của Staking là gì?

Cụ thể lượng coin trong quá trình diễn ra Staking sẽ bị khóa lại và không thể sử dụng.

Việc diễn ra mua bán trên thị trường sẽ không diễn ra đối với lượng coin đang Staking. Tuy nhiên nếu kết thúc quá trình này sớm hơn thì sẽ không nhận được phần thưởng như mong muốn. Nhưng nhớ rằng khi kết thúc sớm quá trình này cũng cần phải đợi 1 thời gian nữa mới có thể tiến hành Stake lại. Quá trình diễn ra Staking không phải luôn luôn tạo ra lợi nhuận. Nếu thị trường sụt giảm giá trị thì vẫn có khả năng lỗ như thường.

5. Những tác động đến giá coin của Staking?

Việc tham gia vào quá trình Staking có tác động rất nhiều tới quá trình diễn ra sự đồng thuận và không thể thiếu đối với mạng lưới Blockchain. Tuy nhiên đối với những dự án tiến hành PoS thì những tác động của quá trình này đến dự án là gì?

Cụ thể đó là sự lưu thông và nguồn cung tiền ảo trên thị trường. Bởi vì một lượng tiền ảo sẽ bị lock trong một khoản thời gian, không thể lưu thông cũng như giao dịch trên thị trường. Từ đó khiến cho lượng coin mua bán, thanh khoản của thị trường giảm đi khá nhiều. Điều này ảnh hưởng tới những trader có nhu cầu giao dịch từ đó tác động trực tiếp tới giá cả khi nhu cầu nhiều nhưng nguồn cung ít. Hay một cách dễ hiểu hơn về tác động của Staking là gì? Đó là hàng hóa khan hiếm thì giá cả sẽ tăng lên. Đây là ảnh hưởng chính của quá trình diễn ra Staking.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây