Trong việc đầu tư trên các sản phẩm tài chính như chứng khoán, vàng, tiền tệ, bitcoin,… thì việc có thể nhìn ra được những xu hướng tiếp theo của thị trường dựa trên biến động hiện tại là khá quan trọng, đòi hỏi kỹ năng phân tích kỹ thuật cao. Bài viết này sẽ đưa ra cho bạn một khái niệm mới trong phân tích kỹ thuật đó chính là sóng Elliott cũng như giao dịch với sóng này như thế nào trên thị trường ngoại hối.
1.Lý thuyết sóng Elliott là gì?
Sóng Elliott được tạo ra dựa trên suy luận rằng diễn biến tâm lý của đám đông là sự tạo thành các mô hình cũng như xu hướng biến động giá thị trường. Lý thuyết này được hoàn thiện bởi một kế toán kiêm tác giả nổi tiếng Ralph Nelsom tại Mỹ.
Thường thì hành vì cũng như tâm lý đám đông diễn ra khá tự nhiên tuy nhiên diễn biến theo một chu kỳ nhất định, có khi hào hứng, có khi chùn lại cho nên nó sẽ thể hiện những biến động giá đi theo các chu kỳ như vậy, có khi tăng, có khi giảm. Các chu kỳ này đều được hình thành từ những mô hình khác nhau mà người ta gọi là sóng, tức được lặp đi lặp lại.
Sóng Elliott chưa phải là một công cụ phân tích kỹ thuật hay phương pháp đầu tư nào nhưng biểu đồ sóng giúp nhà đầu tư tìm ra cũng như nhận định được xu thế thị trường kĩ càng và chi tiết nhất có thể, loại sóng này cũng xuất hiện rộng rãi ở nhiều sàn giao dịch khác nhau như chứng khoán, bitcoin, có thể là hàng hóa,…. miễn ở đầu có đám đông, sẽ có hành vi và tâm lý của đám đông, sẽ có thể sử dụng nó..
2. Chu kỳ sóng Elliott có cấu trúc thế nào?
Sóng Elliott hoàn chỉnh có chu kỳ cơ bản là 8 sóng, có cấu tạo 2 pha dưới dạng 5-3, pha thứ nhất có 5 bước sóng được ký hiệu theo số từ 1 đến 5 và cũng đồng thời là 5 bước sóng có hướng di chuyển cùng chiều xu hướng chính. Pha thứ hai bao gồm 3 bước sóng, có hướng di chuyển ngược chiều xu hướng chính, ký hiệu bởi các chữ cái A, B, C.
Cấu trúc của chu kỳ sóng trong xu hướng tăng:
Xu hướng tăng có 5 bước sóng từ số 1 đến 5, đây còn gọi là mô hình sóng động lực hay sóng đẩy, trong đó, các số lẻ là 1, 3, 5 đại diện cho sóng tăng và các số chẵn gồm 2, 4 đại diện cho sóng giảm.
Xu hướng giảm có 3 bước sóng là A, B, C còn có tên gọi khác là mô hình sóng điều chỉnh, trong đó, xen kẽ nhau giữa các sóng giảm và tăng, cụ thể thì A, C là sóng giảm và B là sóng tăng.
Khi ở trong xu hướng tăng, mô hình sóng đẩy lúc này hình thành pha tăng giá, sóng điều chỉnh là pha giảm giá, trái ngược lại khi ở xu hướng giảm, mô hình sóng đẩy hình thành pha giảm giá và sóng điều chỉnh hình thành pha tăng giá.
Mô hình sóng động lực (Impulse Waves)
Dựa trên thuyết sóng Elliott, sóng động lực của xu thế chính sẽ có 5 sóng nhỏ, trong đó sẽ bao gồm 3 sóng đẩy (theo chiều xu hướng chính) và 2 sóng điều chỉnh( ngược chiều với xu hướng chính). Tuy vậy, để đáp ứng được điều kiện thành sóng động lực thì phải có các quy tắc sau:
Sóng 2 không được chỉnh về mức quá sâu nghĩa là không thể đi qua điểm mà sóng 1 đã bắt đầu. Bắt buộc phải đáp ứng điều kiện đáy trước thấp hơn đáy sau ở xu hướng tăng và đỉnh trước cao hơn đỉnh sau khi trong xu thế giảm.
Trong 3 sóng 1, 3, 5 thì sóng 3 không được là sóng ngắn nhất.
Sóng 4 không xuất hiện trong vùng giá của sóng 1, tức là không được đi qua điểm cuối của sóng 1.
Mô hình sóng điều chỉnh (Corrective waves)
Xu hướng chính có sóng điều chỉnh thông thường có 3 bước sóng nhỏ, đôi khi có thể có nhiều hơn 3 nhưng phải dưới 5 bước sóng. Trong số 3 sóng nhỏ, sẽ bao gồm 2 sóng điều chỉnh (đi ngược chiều xu thế) và 1 sóng đẩy (đi cùng chiều xu thế chính)
Sóng điều chỉnh đa phần có xu hướng mang cấu trúc bé hơn xét về độ lớn lẫn về thời gian so với sóng động lực tuy nhiên lại phức tạp hơn và khó định hình hơn.
3. Sóng Elliott có tính chất “Sóng trong sóng”
Sóng Elliott để có thể hoàn chỉnh cần phải bao gồm một sóng điều chỉnh và một sóng động lực. Từng cấu trúc của sóng (cấp 1) hình thành nên một mắt xích ở bên trong một cấu trúc sống to hơn (cấp 2), tương tự như vậy cấu trúc sóng cấp 2 hình thành nên một mắt xích nhỏ trong một cấu trúc to hơn nữa (cấp 3). và liên tục tiếp diễn cho đến sóng thứ n, cấu trúc thứ n này được diễn biến lặp lại trong một xu thế khá lớn của thị trường. Các yếu tố như khung thời gian, thời điểm xét đến để xác định n là bao nhiêu. Đó chính là tính chất sóng trong sóng dựa theo thuyết sóng Elliott.
Theo hình phía trên có thể thấy rằng ô vuông bé nhất chính là cấp độ sóng bé nhất và cho đến các ô vuông lớn hơn là các cấp độ lớn hơn. Tương tự với sóng giảm, ô vuông màu xanh bé nhất đại diện cho sóng Elliott giảm bé nhất.
Như hình trên, Sóng Elliott to nhất là cấu trúc của xu hướng tăng, sẽ có một sóng động lực X và 5 bước sóng từ 1 đến 5, và một sóng điều chỉnh xu hướng giảm Y có 3 bước sóng từ A đến C.
Phân tích kỹ hơn, sóng X được hình thành bởi 3 sóng Elliott bé hơn và cả 3 đều là cấu trúc của xu thế tăng. Trong các sóng nhỏ hơn này sẽ có 1 sóng động lực đánh dấu từ 1’ đến 5’ cùng chiều với X và sóng điều chỉnh cùng chiều với Y từ A’ đến B’.
Sóng y cũng được hình thành từ 2 sóng Elliott bé hơn và 2 sóng này đều có cấu trúc của xu thế giảm. Tương ứng với các sóng Elliott nhỏ này là một sóng động lực đánh dấu từ 1’ đến 5’ cùng chiều với Y và một sóng điều chỉnh cùng chiều với X đánh dấu từ A’ đến C’.
4. Hướng dẫn giao dịch theo sóng elliott
Khi sóng Elliott hình thành to nhất thì sẽ có những chiến dịch mua bán cũng được hình thành theo sóng Elliott. Sau đây là 3 bước để giao dịch theo sóng Elliott.
Bước 1: Phân tích thị trường
Lấy ví dụ như bạn đang nhận thấy rằng sóng Elliott có xu thế di chuyển theo chiều giảm, trong đó các bước sóng điều chỉnh A, B, C lại dịch chuyển theo thời kỳ sideway, dần hình thành mô hình phẳng. Vậy thì có thể thị trường chỉ duy nhất tạo ra một sóng đẩy khi sóng C kết thúc.
Bước 2: Vào lệnh
Từ thời điểm mà sóng C bắt đầu như hình dưới, bạn có thể đặt lệnh bán, đây được coi là thời điểm đặt lệnh tiềm năng giúp các nhà đầu tư đuổi kịp xu thế đầu tiên của một sóng đẩy mới.
Bước 3: Cắt lỗ
Bạn có thể cân nhắc đặt điểm cắt lỗ ở trên đỉnh sóng 4 cách đó một vài tips để thu về kết quả tốt nhất.
Để có thể đầu tư hiệu quả theo lý thuyết sóng Elliott thì các nhà đầu tư phải nhớ được những đặc tính nổi bật. Sóng điều chỉnh là phương pháp để trader tìm được cho mình cơ hội mở lệnh để đón trước một đợt sóng đẩy mạnh hơn có thể diễn ra sau đó. Ngoài ra, khi sóng điều chỉnh dịch chuyển ở xu thế tăng, nghĩa là giá có thể tăng cao hơn, đó là lúc khá hợp lý để cân nhắc đặt lệnh mua. Tương tự, bạn có thể kiếm lời thông qua các đợt sóng điều chỉnh dịch chuyển trong giai đoạn giảm khi đặt lệnh bán.
Lời kết
Và đó là những thông tin cơ bản về lý thuyết sóng Elliott. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ để kết hợp nhiều phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhau nhằm tìm ra cách phân tích riêng cho mình để đặt lệnh cho hiệu quả, từ đó mang về lợi nhuận cao hơn.