Fed là gì và vì sao Fed lại có sức ảnh hưởng toàn cầu

0
2843

Nếu bạn là một nhà đầu tư trên các sàn giao dịch những sản phẩm tài chính thì bạn nên biết đến một đơn vị ngân hàng có sức ảnh hưởng đến toàn thế giới chỉ thông qua việc đơn vị này biến động về lãi suất. Đó chính là fed, bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu fed là gì và vì sao sự thay đổi của fed lại có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới lớn đến như vậy.

1. FED là gì?

Fed là viết tắt của Federal Reserve System hay còn gọi là cục dự trữ liên bang, đây là ngân hàng Trung Ương Hoa Kỳ, được bắt đầu hoạt động vào ngày 23/12/1913. Người cho ra đời Fed là tổng thống Woodrow Wilson với mục tiêu giữ ổn định cho nước Mỹ thông qua chính sách tiền tệ.

Fed
Fed là gì?

2. Lịch sử ra đời của FED

Ở năm 1910, xảy ra sự quan ngại những khủng hoảng tài chính kinh tế có thể diễn ra làm cho nước Mỹ nảy sinh ý định cần phải có sự tái cơ cấu hệ thống ngân hàng quốc gia này. Trong bối cảnh Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đang còn nhiều sự bất hòa ở nhiều mảng, tuy ở vấn đề này thì cả 2 đều đồng ý với việc khi hệ thống tiền tệ không có sự linh để phục vụ các nhu cầu về phát triển nền kinh tế nước Mỹ.

Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich là người dẫn đầu đảng Cộng hòa tuyên bố đồng thuận với việc cho hình thành ngân hàng trung ương với sự bảo hộ từ một ngân hàng tư nhân đặt trụ ở ở thủ đô Washington D.C để thuận tiện trong việc ký kết hợp đồng và mở rộng chính sách tiền tệ khi cần thiết.

Ngược lại với điều đó thì đảng Dân chủ không đặt niềm tin vào những ông trùm phố Wall nên yêu cầu hình thành một hệ thống ngân hàng phải nằm dưới sự kiểm soát của chính phủ. Dĩ nhiên, hệ thống này sẽ chịu sự chi phối đến từ nhiều bên như các giám đốc ngân hàng tư nhân, người có kinh nghiệm trong kiểm soát chính sách tiền tệ, những người có quyền hành, người bảo vệ nhân dân trước sự lãnh đạm của các chủ ngân hàng.

Diễn ra nhiều buổi tranh cãi bùng nổ giữa các đảng, vào khoảng tháng 11 năm 1913, Quốc hội ký duyệt cho “đạo luật dự trữ liên bang” dựa trên những ý tưởng cua Aldric Plan. Người được chỉ định điều hành hệ thống mới mẻ này lúc bấy giờ là Paul Warburg và vài chuyên gia khác. Vào năm 1915, Fed đi vào hoạt động một cách chính thức đóng vai trò quan trọng để tài trợ cho những cuộc chiến tranh của Mỹ cùng phe liên minh trong World War 1.

Fed
Quá trình thành lập và phát triển của fed

3. Fed đóng vai trò quan trọng thế nào?

Fed mang những vai trò về chính sách tiền tệ được thể hiện rõ ở các đạo luật dự trữ liên bang được chỉnh sửa năm 1977. Fed có các nhiệm vụ như sau:

Fed Thi hành những chiến lược tiền tệ quốc gia thông qua việc thúc đẩy việc làm cho người dân nước Mỹ, bình ổn giá thị trường và thay đổi lãi suất dài hạn.

Fed Giữ vững sự ổn định của nền kinh tế và kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra trong hệ thống phát sinh ở thị trường tài chính. Giữ giá cả ổn định và các sản phẩm dịch vụ để kích cầu tăng trưởng nền kinh tế.

Fed Quản lý những tổ chức ngân hàng nhằm bảo đảm sự an toàn trong hệ thống tài chính, vững chãi và bảo đảm về quyền tín dụng của người dân Mỹ.

Fed Cho ra đời những dịch vụ tài chính của những bên quản lý tài sản có giá trị, Những tổ chức nước ngoài chính thức hay chính phủ hoa kỳ, tất cả có vai trò quan trọng trong sự điều hành hệ thống chi trả quốc gia.

4. Vì sao nền kinh tế toàn cầu có thể bị Fed tác động?

Đồng Đô la Mỹ là đồng tiền mạnh nhất thế giới mà Fed lại mà nơi duy nhất được phép thi hành những quyết định về việc điều chỉnh lãi suất đồng Đô la. Từ đó đã gây ra một sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến sức mạnh đồng Đô la, tác động vào những đối tác thương mại của Mỹ. Khi Fed tăng lãi suất bên cạnh kiểm soát lạm phát thông qua đồng Đô la Mỹ, điều này sẽ làm đồng Đô la Mỹ mạnh lên trên thị trường ngoại hối các quốc gia, kích nhập khẩu suy giảm xuất khẩu và tăng sự đầu tư ở Hoa Kỳ khi fed tác động vào lãi suất.

Ngoài ra, chính vì lý do đồng Đô la Mỹ chiếm một vị thế quan trọng ở hệ thống tiền tệ thế giới, do đó một số những hàng hóa quan trọng như kim loại quý hay dầu đều phải tính giá theo đồng Đô la Mỹ. Fed lại là cơ quan duy nhất được phép tạo tác động vào giá trị đồng Đô la thông qua những hoạt động mua bán Đô la cùng vài ngoại tệ khác. 

Điều này đồng nghĩa với việc Fed kiểm soát đồng Đô la Mỹ cũng giàn tiếp kiểm soát thị trường toàn cầu. Do đó những yêu cầu mà Fed đưa ra đều có sức ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu. Dĩ nhiên là các nhà đầu tư sẽ không thể nào bỏ qua những biến động mà Fed tạo ra khi tham gia vào các thị trường giao dịch mua bán khi bạn không muốn thua lỗ nặng nề.

Fed
Sức ảnh hưởng của fed đến nền kinh tế toàn thế giới

5. Các công cụ tác động tới chính sách tiền tệ của FED

Biến đổi lãi suất: Chính vì đồng Đô la Mỹ là đồng tiền quan trọng trên thế giới, do đó việc Fed làm cho lãi suất bị thay đổi sẽ tác động mạnh mẽ đến chính sách tiền tệ cũng như những hoạt động của kinh tế và kinh doanh.

Mua bán trái phiếu chính phủ từ Fed: Lượng tiền lưu thông quốc gia sẽ tăng lên khi mua vào trái phiếu chính phủ từ Fed, điều này sẽ làm giảm lãi suất và kích cầu tiêu dùng cũng như vay ngân hàng cũng tăng theo. Do đó ngược lại khi Fed bán trái phiếu sẽ giảm đi lượng tiền lưu thông, làm giảm mức lãi suất và tác động xấu đến lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Quy định mức dự trữ tiền: Dưới Fed có khá nhiều ngân hàng thương mại, do đó mà Fed sẽ quy định về khối lượng tiền được phép dự trữ và bắt buộc các ngân hàng này phải tuân theo. Khi lượng dự trữ tiền lớn sẽ giảm mức vay vốn, khó vay hơn và làm tăng lãi suất ngân hàng.

6. Kinh tế thế giới bị ảnh hưởng ra sao khi Fed giảm lãi suất?

Gần đây, Fed đã cho ra thông tin sẽ giảm lãi suất vay tiền lần 2 kể từ năm 2008, khi mà khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra, mức giảm được fed quyết định ở khoảng tầm 0.25%.

Fed quyết định giảm lãi suất này sẽ tạo ra sự tác động đến tình hình kinh tế thế giới. Chi tiết thì Đồng Đô la Mỹ đã có sự tăng giá so với đồng Yên Nhật, Franc Thụy Sĩ, Đồng Euro cùng những đồng tiền có giá trị khác.

Việc fed giảm lãi suất này đã làm chi chỉ số đồng Đô la tăng thêm 0.3%. Trong khi diễn ra 0.3% mức giảm giá vàng còn 1.490,10 USD/ounce. 

Trong buổi họp báo ở cuộc họp chính sách diễn ra mới đây. Jerome Powell, chủ tịch của Fed hiện tại đã phát biểu những quan ngại về các yếu tố không ổn định của nền kinh tế toàn cầu. Chủ tịch Fed nhận định rằng ảnh hưởng của thương chiến với Trung Quốc, hoạt động xuất khẩu của Hoa Kỳ suy giảm ở thời gian qua và đầu tư doanh nghiệp tại quốc gia này suy giảm sau cuộc họp vào tháng 7 qua.

Nền kinh tế nước Mỹ sẽ được bảo vệ khi mà Fed quyết định lãi suất bị cắt giảm, có nhiều nguy cơ diễn ra sự yếu thế của nền kinh tế thế giới cùng những căng thẳng liên quan đến cuộc chiến tranh thương mại trên,

Lời kết

Và đó là những thông tin về Fed và sức ảnh hưởng của Fed đến nền kinh tế thế giới. Khi bạn làm trong các lĩnh vực về kinh tế đặc biệt là một nhà đầu tư thì bạn không thể nào lơ là với những biến động của Fed, vì nó sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến sự thắng thua của bạn cũng như nền kinh tế Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây