Margin Call là thuật ngữ được sử dụng nhằm để chỉ giao dịch của trader hiện tại đang gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm, tài khoản hiện đang bị cháy… đây là những tính huống mà mọi trader đều không muốn xảy ra. Tuy nhiên, nếu đánh giá mức độ nguy cấp, Margin Call vẫn là điểm mà nhà đầu tư vẫn có thể đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình của mình. Vậy Margin Call là gì? Làm thế nào để trader tránh khỏi tình huống bị cháy tài khoản hay gặp nguy hiểm trong quá trình giao dịch.
1. Margin call là gì?
Margin Call là một dạng lệnh thông báo ký quỹ với mục đích đưa ra các báo động đến nhà đầu tư đang hoạt động trên sàn về một mức giảm đến giới hạn quy định của sàn giao dịch. Trader khi nhận được thông báo sẽ cần phải có các giải pháp kịp thời để khắc phục tình hình.
Khi nhà đầu tư tiến hành mở những vị thế giao dịch có cấp độ Margin cao. Trong trường hợp vượt quá 100%, khoản Margin đó được đánh giá là một mức ký quỹ an toàn. Khi thị trường diễn biến theo đúng như kỳ vọng của người đầu tư, Margin Level lúc này sẽ tăng lên kèo theo tự gia tăng của Equity, lúc này tài khoản đạt được mức lợi nhuận tối ưu. Tuy nhiên, nếu thị trường đi ngược lại hoàn toàn so với kỳ vọng của trader, Margin Level và Equity đều có mức giảm xuống dưới 100%. Lúc này đồng nghĩa với việc trader không còn nhiều cơ hội để thêm các lệnh mới.
Trong trường hợp xấu nhất, thị trường liên tục giảm xuống khiến cho Margin Level giảm đi. Lúc này tài khoản sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu người đầu tư không đưa ra cách giải quyết, khi Margin Level và Equity đều giảm về không lúc này tài khoản của trader sẽ thua hết và có khả năng tạo ra Margin Level, Equity âm. Lúc này trader sẽ bị ghi một khoản nợ bằng đúng với giá trị của Equity âm đó. Chính vì để trader không rời vào những trường hợp thua lỗ như vậy, các sàn giao dịch đã đưa đến những cảnh báo trước khi tình huống này diễn ra, đó gọi là Margin Call.
Mỗi sàn giao dịch sẽ áp dụng một tỷ lệ Margin khác nhau. Mỗi loại tài khoản giao dịch cũng được áp dụng một mức Margin Call riêng, tuy nhiên các mức thông thường được áp dụng là 150%, 100%, 80%…
Nhà đầu tư không có quá nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong trường hợp Margin Call xuất hiện, cụ thể:
Người giao dịch phải thực hiện nạp thêm tiền để giúp Margin level tăng và Equity tăng.
Thực hiện đóng toàn bộ hoặc một phần các lệnh trên thị trường để giúp cho Margin Level tăng trở lại.
2. Tại sao phải áp dụng Margin Call tại các sàn giao dịch?
Về bản chất đã đề cập ở phía trên, Margin Call được áp dụng để thông báo cho trader về việc thị trường diễn biến sai hướng khiến cho các giao dịch hiện tại đang gây thua lỗ. Trader khi nhận được Margin Call cần phải đưa ra một trong hai phương pháp khắc phục ở phía trên nhằm để tránh trường hợp xấu nhất đó là thua lỗ nặng hoặc có thể gây ra nợ.
Nếu các lệnh giao dịch hiện tại đang mắc phải Margin Call và nhà đầu tư không đưa ra được 1 trong 2 giải pháp ở trên để cải thiện. Lúc này sàn giao dịch buộc phải có sự can thiệp để giúp cho lệnh giao dịch không bị giảm sâu và khiến nhà đầu tư bị mất tiền bằng cách đóng các lệnh giao dịch.
Trong trường hợp nhà đầu tư không đóng lệnh khi thị trường tiếp tục giảm sâu nhiều khả năng tài khoản sẽ bị âm, trader lúc này sẽ phải gánh một khoản nợ đối với sàn, đây chính là khoản tiền vay để trader thực hiện thanh toán cho thị trường. Trader thực hiện trả nợ cho sàn bằng cách tự động trừ tiền khi người đầu tư thực hiện nạp tiền. Ngoài ra, các sàn giao dịch còn có thể áp dụng Stop Out với mục đích tranh đi các trường hợp trốn nợ của nhà đầu tư khi thua lỗ và không thực hiện nạp thêm tiền.
3. Những biện pháp tránh khỏi tình huống Margin Call
Trong quá trình giao dịch, Margin Call xuất hiện trader vẫn có khả năng xử lý để khiến cho mức lỗ nằm ở mức thấp nhất. Nhưng khi rơi vào tính huống Stop out, lúc này đồng nghĩa với việc giao dịch đã thua lỗ rất nhiều và không nên để việc này xảy ra.
Lý thuyết là như thế, trong thực tế khoảng cách của hai mốc này ra khá ngắn nếu thị trường có nhiều sự biến động lớn diễn ra. Nếu xuất hiện xu hướng giảm thì tốc độ giảm sẽ diễn ra rất nhanh, việc Margin Call xuất hiện cùng lúc với Stop out là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Chình vì lý do này, nên có rất nhiều những giao dịch bị đóng một cách nhanh chóng dù tài khoản vẫn chưa được thông báo Margin Call. Để giao dịch được diễn ra an toàn, trader cần giảm sát để Margin Call không xảy ra và làm kéo theo Stop out.
3.1 Đặt stop loss cho những giao dịch
Stop Loss là một tính năng giúp các nhà đầu tư thiết lập mức thua lỗ cho các giao dịch một cách tự động. Khi thị trường giảm sút đến giới hạn giao dịch sẽ tự động động đóng, trader không cần phải theo dõi liên tục hàng giờ để cắt lỗ. Khi thua lỗ đã được thiết lập giới hạn, nó khiến cho margin level cũng sẽ giảm xuống một mức độ nhất định vì vậy sẽ không làm xuất hiện Margin Call hay tệ hơn là Stop Out.
Stop Loss về cơ bản là một công cụ không thể thiếu trong mọi giao dịch không chỉ được dùng để kiểm soát Margin Call. Những trader lâu năm luôn sử dụng Stop Loss trong các giao dịch trên thị trường, tuy nhiên các trader mới thường sẽ bỏ qua công cụ này.
3.2 Giao dịch với khối lượng nhỏ
Đối với các lệnh có khối lượng nhỏ, mức margin tương ứng cũng sẽ thấp hơn rất nhiều. Nếu trường hợp xấu xảy ra thì khoản các để Margin Call xuất hiện cũng có phần xa hơn nếu giao dịch với khối lượng lớn. Một chiến lược thường được áp dụng đó là đặt tổng các lệnh có khối lượng không vượt quá 5% số tiền đang có trong tài khoản. Những trader mới muốn đảm bảo an toàn cho các giao dịch thì cần tìm hiểu qua phương pháp này. Mặc dù mức lợi nhuận không cao nhưng đây là phương pháp giúp kiểm soát rủi ro tốt.
3.3 Dùng đòn bẩy phù hợp
Trên thị trường, các trader có mức vốn khiêm tốn sẽ thường xuyên sử dụng các mức đòn bẩy mà sàn cung cấp. Đòn bẩy tài chính sẽ giúp nâng cao lợi nhuận nhưng vì thế mà rủi ro cũng sẽ cao hơn. Một mức đòn bẩy quá cao sẽ giúp trader thu lại được nhiều tiền hơn tuy nhiên mức lỗ cũng sẽ lớn và diễn biến nhanh hơn rất nhiều. Nhưng nếu trader dùng mức đòn bẩy quá thấp thì buộc phải thực hiện mức ký quỹ cao, nếu thị trường xuất hiện một xu hướng đi ngược lại với kỳ vọng. Lúc này Margin Call cũng sẽ đến nhanh hơn khá nhiều.
Vì thế, một lời khuyên cho các trader đó là nên sử dụng một mức đòn bẩy phù hợp cùng với việc giao dịch ở một khối lượng thấp để đảm bảo an toàn khi đầu tư mà vẫn tránh được Margin Call.
Khi đã áp dụng hai yếu tố trên cho phương pháp đặt lệnh của mình thì một điều mà trader không nên bỏ qua đó chính là thực hiện đặt stop loss đối với các lệnh giao dịch. Stop Loss là công cụ được đánh giá hiệu quả nhất trong việc kiểm soát các lệnh của mình tránh khỏi tình trạng Margin Call một cách đơn giản.