Financial analyst là gì và các thông tin trong ngành

0
4142

Ngày nay có khá nhiều công việc xoay quanh lĩnh vực tài chính, nhóm ngành này chưa bao giờ là hết hot trong thời gian qua vì tài chính luôn diễn ra ở khắp mọi nơi và ở bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần đến tài chính, đây là cơ quan quyết định dòng tiền của doanh nghiệp. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về vị trí financial analyst là gì cũng như những thông tin xoay quanh công việc này.

1. Financial analyst là gì?

Financial analyst được dịch ra tiếng Việt là nhà hoạch định tài chính, là người có nhiệm vụ đi lấy thông tin từ thị trường và có sự phân tích, đưa ra lời khuyên cho công ty để hoạch định các chiến lược hoạt động cả trong thời gian ngắn lẫn dài. 

Financial analyst cần phải nắm rõ các kiến thức về nền kinh tế vĩ mô và đặc tính kinh tế ở mỗi lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Chuyên gia về phân tích tài chính cần phải hiểu được sự biến động nhanh chóng ở mảng công việc mình tiếp nhận, cần có sự chuẩn bị cho các dự đoán về tình hình kinh tế trong thời gian tới ở mọi chỉ số.

Financial analyst
Financial analyst là gì?

2. Financial inclusion là gì?

Financial inclusion được dịch sang tiếng Việt Là tài chính toàn diện  hay còn có tên là inclusive finance.

Financial inclusion là sự cố gắng để tất cả mọi người và các công ty đều có thể dùng sản phẩm hay dịch vụ tài chính với một mức giá hợp lý, không tính đến giá trị ròng của từng cá nhân hay quy mô doanh nghiệp như thế nào.

Financial inclusion luôn cố gắng để loại bỏ sự ngăn cản mọi cá nhân nhảy vào lĩnh vực tài chính và dùng các finance service để làm tốt hơn điều kiện sống của họ.

3. Financial leverage là gì?

Financial leverage được dịch sang tiếng Việt là đòn bẩy tài chính hay còn viết tắt là FL.

Financial leverage là định nghĩa biểu thị mức độ tác động của cơ cấu vốn ( tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu) đến mức độ lời của vốn chủ sở hữu khi lãi trước thuế và lãi vay ( EBIT) có sự biến động.

Khi mà cơ cấu vốn giữ vững không thay đổi, đòn bẩy tài chính có mức độ lớn thể hiện tỷ lệ phần trăm biến đổi mức lời đến từ vốn chủ sở hữu khi mà mức lãi trước thuế và lãi vay biến đổi khoảng 1%. Độ lớn đòn bẩy tài chính được viết tắt là DFL ( Degree of Financial Leverage )..

4.Một financial analyst cần phải có phẩm chất nào? 

Khi bạn đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đại học, bạn có thể cân nhắc về lĩnh vực financial analyst, mảng này sẽ có ích cho những người theo lĩnh vực kinh tế, đầu tư kinh doanh, kế toán tài chính hay toán học. Trên thực tế thì không thể hoàn toàn tin tưởng vào những thông tin mà tài chính mang lại, do có nhiều công ty mà bộ phận kế toán đã xử lý lại thông tin về tài chính. Bạn phải đánh giá và nhìn nhận tình hình để có cái nhìn chính xác đặc biệt nếu bạn không học về kinh tế hay tốt nghiệp MBA.

Ngoài những kiến thức chuyên môn ở lĩnh vực tài chính, cần trau dồi kỹ năng về office đặc biệt là Excel. Ngoài ra việc bạn có kỹ năng viết content cũng là lợi thế trong công việc của một nhà financial analyst giỏi. Hãy tiếp thu thêm những mảng thông tin về những mảng có liên hệ với công ty như nhân sự, marketing hay produce..

Financial analyst
Các phẩm chất của financial analyst

5.Cơ hội nghề nghiệp của financial analyst:

Financial analyst đang là một lĩnh vực đang dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn ở Việt Nam. Có khá nhiều những thông tin từ các nhà tuyển dụng cho vị trí ở mảng này trên các mạng xã hội hay website. Khi nền kinh tế ngày càng trở nên phát triển thì kéo theo lĩnh vực tài chính cũng đi lên và có nhu cầu cao hơn, từ đó có thể thấy cơ hội nghề nghiệp của financial analyst là khá cao. 

Tài chính là lĩnh vực rộng, chứa nhiều các chức danh nghề nghiệp cũng như con đường trong công việc. Ở mảng tài chính, chuyên gia financial analyst sẽ có thể làm việc cho các mảng:

Phía seller: gồm những vị trí thuộc phòng ban về đầu tư, bộ phận nghiên cứu về thị phần, với team về bán hàng và giao dịch của những ngân hàng. 

Phía buyer: gồm những vị trí ở các tổ chức đầu tư, những doanh nghiệp có các dịch vụ về quản lý các doanh mục đầu tư, cần những phòng ban nghiên cứu phía buyer của những công ty nắm tài sản.

Phía doanh nghiệp: gồm các mảng công việc ở những bộ phận về financial analyst cho chính doanh nghiệp, tập đoán. Ở Việt Nam, xu hướng đi theo lĩnh vực financial analyst cho các công ty đang dần trở nên phổ biến và được nhiều người đi theo. 

Bộ phận về phân tích tài chính cho công ty là những người có thể tìm ra các biện pháp về tài chính hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể hiểu theo một cách khác đó là từ việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, họ sẽ tìm ra các giải pháp cho hoạt động tài chính để tối ưu cơ cấu.

6. Financial analyst cần có những kỹ năng gì?

Một financial analyst sẽ cần thiết phải chuẩn bị những kỹ năng bao gồm cả kỹ năng chuyên ngành cũng như những kỹ năng mềm khác. Một vài các yêu cầu về kỹ năng cho vị trí này ở nhiều doanh nghiệp bao gồm:

Nắm bắt thông tin về mảng kinh tế vĩ mô lẫn vi mô

Skill phân tích và viết được finance report.

Skill xây dựng, thi hành và nhận xét các cơ cấu tài chính.

Skill định lượng và xử lý dữ liệu về số

Skill về microsoft nói chung và quan trọng là excel, các công cụ tài chính.

Skill quản lý thời gian cũng như tổ chức

Skill về teamwork

Skill trình bày 

Bạn có thể thấy rằng những kỹ năng về financial analyst, lập finance report sẽ giúp cho những ứng viên tăng thêm thu nhập ở trên ngưỡng trung bình. Ngoài ra, kỹ năng về microsoft là cực kỳ cần thiết quan trọng là các hàm trong excel. Bạn sẽ tăng thêm mức độ uy tín ở công việc này nếu có thêm chứng chỉ quốc tế CFA.

7. khả năng thăng tiến trong công việc:

Khi bạn mới đi làm những ngày đầu tiên trong vị trí financial analyst thì bạn sẽ gặp nhiều anh chị giàu kinh nghiệm, cũng có thể dễ thấy từ họ rằng có khá nhiều cơ hội đi lên ở công việc này. Hành trình để đi từ một junior analyst đến senior analyst sẽ khoảng 3 năm. Vị trí senior analyst sẽ có nhiều cơ hội để trở thành một đối tác của các công ty về bảo hiểm hay những ngân hàng hay trở thành nhà quản lý các hạng mục. Một số khác sẽ đi lên các vị trí chuyên gia tư vấn độc lập.

8. Mức lương của financial analyst:

Thông qua vài cuộc khảo sát từ các thị trường quốc tế cũng như tại Việt nam thì mức lương của một financial analyst sẽ khoảng từ 10 triệu cho đến hơn 11 triệu 1 tháng. Mức thu nhập này khá cao so với mức trung bình ở những lĩnh vực khác. Lâu năm thì mức này có thể tăng lên 30 đến 40 triệu 1 tháng.

Bên cạnh đó thì mức thu nhập của các nhà phân tích tài chính tự do sẽ có thể ăn theo dự án hoặc theo tháng.

Financial analyst
Mức lương của financial analyst

9. Financial analyst và bí quyết thành công:

Bạn cần nắm chắc những kiến thức chuyên ngành về lĩnh vực tài chính, càng am hiểu nó bạn càng trụ vững lâu dài. Tất nhiên các kỹ năng về văn phòng như đã nói, hình thành các cơ sở dữ liệu. Một yêu cầu khó khăn nữa trong ngành đó là việc phải làm quen với các số liệu có sự biến đổi liên tục và nhanh chóng, bạn cần có sự linh hoạt.

Hãy tìm kiếm các nguồn để học hỏi thêm kinh nghiệm từ các anh chị trong ngành. Ngoài ra cần đọc thêm sách, tài liệu, báo chí về kinh tế, tài chính, các sự kiện trên thế giới, tạo mối quan hệ hình thành thói quen tư duy với số liệu cũng là các yếu tố để thành công ở financial analyst.

Lời kết

Và đó là những thông tin về bộ phận financial analyst mà bạn cần quan tâm. Như đã nói thì ngành tài chính chưa bao giờ là ngừng hot, luôn là tâm điểm của nhiều bạn sinh viên khi bắt đầu chọn trường đại học. Hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về bộ phận này cũng như các thông tin về tài chính để có cái nhìn bao quát hơn trước khi lựa chọn.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây