Mô hình Dupont là một hình thức phân tích tài chính dựa trên những tác động của nhiều yếu tố với nhau. Dựa vào những tác động và các nhân tố mà nhà đầu tư, người quản lý tổ chức doanh nghiệp có thể biết được hiệu quả kinh doanh cũng nhưng những yếu tố đang tác động trực tiếp đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Vậy Mô hình Dupont là gì? Làm thế nào để phân tích tài chính bằng Mô hình Dupont?
1. Mô hình Dupont là gì?
Mô hình Dupont là một phương pháp dùng để phân tích sự liên quan, tác động của các yếu tố tài chính với nhau. Nhờ kết quả của quá trình phân tích ta sẽ biết được những yếu tố tác động đến chỉ tiêu doanh nghiệp. Đây là mô hình phân tích khả năng sinh lời của tổ chức.
Những chuyên gia phân tích tài chính hay kể cả những nhà quản lý doanh nghiệp cũng hay áp dụng Mô hình Dupont để kiểm tra hoạt động của công ty. Nghe đến một công cụ phân tích tài chính có vẻ khá phức tạp nhưng trong thực tế chúng được dùng một cách khá đơn giản. Các nhà đầu tư cũng có thể sử dụng để đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Đây là một mô hình nếu xét về nghiệp vụ tài chính thì đó là một chỉ số sẽ cho ta biết mức độ sinh lời của doanh nghiệp dựa trên chỉ số ROA tức là tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản, chỉ số ROE là tỉ lệ của phần thu nhập đã trừ đi thuế trên tổng vốn. Từ đó so sánh hai loại chỉ số này có tác động với nhau như thế nào tạo ra một sự phân tích chính xác về khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.
2. Mô hình Dupont ứng dụng như thế nào?
Thông thường Mô hình Dupont được sử dụng tại những bộ phận bán hàng, thu mua. Với mục đích có thể thu thập dữ liệu và đưa ra được kết quả của ROA và ROE một cách nhanh chóng nhất.
Chỉ số này có thể mang đi để so sánh với những đối thủ khác của doanh nghiệp trong cùng ngành.
Phân tích được tình trạng thực tế của doanh nghiệp theo thời gian cụ thể.
Đưa ra được những yếu tố có thể tác động đến tình hình kinh doanh hiện tại của công ty.
Đánh giá được hiểu quả của những cái tiến, tác động của quá trình chuyển đổi chức năng mua bán.
3. Phân tích mô hình Dupont gồm những bước nào?
Tiến hành thu nhập dữ liệu từ quá trình kinh doanh, bộ phận bán hàng, thống kê…
Đưa thông tin lên cơ sở dữ liệu, thông thường sẽ thực hiện trên bảng tính.
Đưa ra kết luận về những yếu tố tác động đến doanh nghiệp.
Thực hiện phân tích dữ liệu lại lần nữa nếu số liệu phản ánh chưa chính xác.
4. Các nhân tố trong công thức Dupont
Chỉ số lợi nhuận trên tổng số vốn của doanh nghiệp vẫn là một trong các tiêu chỉ top đầu nếu xét về góc độ là một người đầu tư trên thị trường chứng khoán. Vốn chủ sở hữu là yếu tố cấu thành nên tài sản của một doanh nghiệp. Chính vì vậy mà chỉ số ROE cũng sẽ chịu nhiều sự tác động khi tính tỷ lệ lợi nhuận dựa trên số vốn này. Mô hình Dupont cũng vì thế mà được tính thông qua 3 nhân số sau đây:
Dựa vào mối quan hệ giữa các yếu tố trên mà doanh nghiệp có thể tác động đến các yếu tố để làm tăng ROE như sau:
Điều chỉnh cơ cấu tài chính của tổ chức qua các hình thức như tác động đến số vốn chủ sở hữu, nợ vay để có thể tạo sự phù hợp cho quá trình hoạt động.
Sử dụng tài sản một cách tối ưu hơn. Tăng tốc độ xoay vòng vốn của tài sản bằng cách tăng quy mô kinh doanh, đồng thời sử dụng hợp lý chi phí và cơ cấu tài sản.
Tìm cách tiết giảm chi phí và đồng thời tăng cao doanh thu, cải thiện nhiều hơn chất lượng của các loại sản phẩm, cải thiện lợi nhuận và doanh nghiệp nhận được.
5. Mô hình Dupont phân tích tài chính trong thực tế
ROE là một mô hình thể hiện được khả năng tạo ra lợi nhuận dựa trên số vốn của doanh nghiệp. Bằng cách thể hiện qua tỷ lệ giữa lợi nhuận trên tổng số vốn mà doanh nghiệp có được. Như đã đề cập ở phía trên, vốn sẽ là một phần cấu thành nên tổng tài sản của doanh nghiệp chính vì thế mà chỉ số ROE sẽ chịu ảnh hưởng và phụ thuộc khá nhiều vào lợi nhuận ròng. Mối quan hệ này sẽ được biểu diễn theo công thức sau:
Thông qua công thức ta cũng có thể thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa các yếu tố cấu thành nên ROE.
Yếu tố thứ nhất chính là phần lợi nhuận đã trừ đi thuế của công ty. Đây chính là phần sẽ nói lên được khả năng quản lý nguồn thu hiệu quả và khả năng sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Yếu tố thứ hai đó là khả năng xoay vòng tài sản. Yếu tố này sẽ đánh giá được mức độ sử dụng hiệu quả tài sản của doanh nghiệp.
Yếu tố cuối cùng đó là chỉ số tài sản doanh nghiệp có được trên tổng vốn chủ. Đây sẽ là tiêu chí đánh giá mức độ quản trị hiệu quả nguồn vốn cho quá trình hoạt động của tổ chức.
6. Cải thiện hiệu quả qua mô hình Dupont
Một doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả hoạt động của mình bằng ba hình thức cơ bản dựa trên ba yếu tố đã đề cập ở phía trên. Cụ thể:
Tăng lợi nhuận ròng trong quá trình kinh doanh. Để đạt được tiêu chí này, doanh nghiệp phải tạo ra được một lợi thế lớn so với những đối thủ cùng ngành. Tối ưu chi phí một cách tối đa cũng có thể là một lợi thế.
Doanh nghiệp sử dụng những loại tài sản hiện có của mình một cách hợp lý hơn để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động.
Doanh nghiệp vay thêm vốn trên thị trường để thực hiện mở rộng kinh doanh, nâng cao đòn bẩy. Trong trường hợp này nếu mức vay nợ để đầu cụ thể là lãi suất thấp hơn mức lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể kiếm được thì kế hoạch này hiệu quả
Thông thường nếu chỉ chú ý vào công thức của ROE cũng ta sẽ khó có thể biết được những yếu tố nào tác động đến sự thay đổi của chỉ số này. Tuy nhiên nếu xem xét vào sự sụt giảm và tăng trưởng của ROE, ta sẽ biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến nó từ đó đưa ra biện pháp phù hợp để kiểm soát trong tương lai.
7. Ưu và nhược điểm của mô hình Dupont
Ưu điểm
Có thể nói mô hình Dupont là một cách rất tốt để có thể đánh giá doanh nghiệp dựa trên những thông tin được cung cấp từ báo cáo tài chính. Từ đó có những đánh giá và điều chỉ phù hợp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Mô hình này có thể dễ dàng liên kết đến những chính sách thưởng cho nhân viên, và đưa ra được những biện pháp nhằm cải tiến và nâng cấp quá trình mua bán hàng hóa.
Giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt được hiệu quả kinh doanh trước khi thực hiện những kế hoạch mở rộng đầu tư đến những thị trường khác để tạo ra khả năng sinh lợi khác.
Hạn chế
Các số liệu có thể không đáng tin cậy khi chúng được thu thập không đầy đủ và chi tiết.
Cách tính trong mô hình Dupont không hề nhắc đến chi phí sử dụng vốn.
Độ tin cậy của công thức bị phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đầu vào của số liệu.
8. Lời kết
Mô hình Dupont là một trong rất nhiều công cụ được các nhà đầu tư, người quản lý doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát được hiểu quả hoạt động của tổ chức. Đây cũng là phương tiện để biết được doanh nghiệp đó có hoạt động tốt và mang lại lợi nhuận hay không.