Oscillator là gì? Đặc điểm, vai trò thế nào trong Forex?

0
4917

Là dân traders, chắc hẳn các bạn đã từng thắc mắc Oscillator là gì? Đặc điểm của nó thế nào, vai trò của Oscillator trong giao dịch trên thị trường Forex ra sao? Đây chính là công cụ thiết yếu mà một khi đã hiểu rõ, bạn có thể trở thành một “cá mập” trên thương trường.

1. Oscillator là gì?

Oscillator là gì? Oscillator hay còn được gọi với cái tên chỉ báo dao động. Chỉ báo này được sử dụng trong forex nhằm đưa ra các tín hiệu thay đổi trên thị trường trong một khoảng thời gian dài. Mức giao động này được đo lường bởi một mức cụ thể và trị giá của nó. 

Oscillator là gì
Oscillator là gì?

2. Đặc điểm của Oscillator

Sau khi đã trả lời xong câu hỏi Oscillator là gì thì ngay sau đó, chúng ta cần tìm hiểu thêm đặc điểm của chỉ báo dao động như sau:

Oscillator là gì? Oscillator được sử dụng khi các biểu đồ thị trường không thể hiện rõ được xu hướng sắp tới. Một khi thị trường đã trở thành một “màn sương” không rõ hướng đi phía trước thì chỉ báo dao động sẽ đóng vai trò như một ngọn đèn soi sáng bước đi đó. Thông thường, các nhà giao dịch sử dụng chủ yếu nhằm mục đích hạn chế rủi ro thua lỗ, nhanh chóng thu hồi lại vốn đã bỏ ra khi đã xác định được có sự vượt mức của giá trị đồng tiền.

Oscillator được sử dụng kèm theo với những phương pháp phân tích kỹ thuật khác nhằm bổ trợ lẫn nhau để xác định cụ thể xu hướng đồng thời đưa ra các chỉ dẫn tiếp theo cho nhà giao dịch.

Oscillator là gì và xem xét trên khía cạnh nào? Các nhà giao dịch sử dụng công cụ Oscillator chủ yếu xem xét dựa trên 2 khía cạnh đó là giá trị của bên mua và giá trị của bên bán, sau đó tìm kiếm những tỷ lệ tương quan giữa 2 khía cạnh này. Có nghĩa là, nếu tỷ lệ bên mua cao hơn có nghĩa là Oscillator đang đưa ra chỉ báo cho chúng ta rằng bên mua đang chiếm nhiều ưu thế, thậm chí là lực mua đang quá mạnh và vượt mức. Ngược lại nếu tỷ lệ bên bán cao hơn thì đồng nghĩa với việc bên bán đang vượt mức rất mạnh.

Như vậy thì bạn đã hiểu được Oscillator là gì và đặc điểm của chỉ báo này chưa. Cùng theo dõi nội dung tiếp theo để hiểu thêm được về cách phân loại các chỉ báo này nhé. 

Oscillator là gì
Oscillator là gì và đặc điểm

3. Một số chỉ báo Oscillator phổ biến 

3.1. Momentum (chỉ báo động lượng)

Oscillator là gì và chỉ báo động lượng được hiểu là một chỉ báo xác định được sức mạnh và tốc độ của giá. Qua chỉ báo này, chúng ta biết được rằng giá đi nhanh hay đi chậm và ảnh hưởng như thế nào đến quá trình đặt lệnh, đóng lệnh, đặt take profit và stop loss. 

Chỉ báo này có đặc điểm so sánh sự khác biệt của giá gần nhất với giá cả đã được xác định trước. Ví dụ như giá đóng cửa của ngày hôm nay-giá đóng cửa của n ngày trước. Tác dụng của nó hiển nhiên là đo tốc độ biến động của giá. Điều quan trọng mà chúng ta cần lưu ý là giá biến động càng nhanh thì chỉ báo động lượng biến động càng lớn. Tức giữa chúng có sự tồn tại tỷ lệ thuận lẫn nhau.

Bên cạnh đó, chỉ báo động lượng còn cho chúng ta biết được khi nào xuất hiện một xu hướng tăng yếu, khi nào xuất hiện xu hướng tăng mạnh và ngược lại. Cách cài đặt chỉ báo động lượng: Thông số cài đặt phổ biến nhất là 7.14 và 21. Đây là chỉ báo không có sẵn trên MT4, nếu muốn sử dụng thì chúng ta phải cài thêm một chỉ báo ngoài về. 

Cách đọc hiểu chỉ báo động lượng như sau: Nếu như chỉ báo động lượng lớn hơn 0, tức là thể hiện một trend tăng, nếu giá đang ở trong xu hướng tăng thì đây chính là một trend có tốc độ tăng mạnh. Ngược lại, nếu như chỉ báo động lượng lớn hơn 0 nhưng giá lại giảm thì chứng tỏ trend đang tăng rất yếu. Nếu chỉ báo động lượng nhỏ hơn 0, giá đang bắt đầu có độ giảm tức là trend đang chuẩn bị giảm mạnh. 

Sử dụng chỉ báo động lượng bằng cách: Tại vùng hợp lưu, giá phá vỡ mức hỗ trợ trong khi đó chỉ báo động lượng nhỏ hơn 0 thì chúng ta có thể kết hợp vào một lệnh sell. Tại vùng hợp lưu giá phá vỡ mức kháng cự mà chỉ báo động lượng lại lớn hơn 0 thì chúng ta có thể kết hợp vào một lệnh buy.

3.2. Awesome Oscillator

Oscillator là gì và chỉ số dao động awesome oscillator có hình dạng đồ thị được thiết kế để đo lường những xu hướng biến động của thị trường. Tức là nó sẽ báo hiệu cho chúng ta biết rằng thị trường đang ở trong trạng thái biến động lớn hay nhỏ đồng thời dự báo được những chiều hướng đang tăng hoặc giảm của hàng hóa hoặc tiền tệ hoặc bất kỳ thông tin nào trong tương lai. 

Ưu điểm: Hữu ích trong thời điểm mà thị trường đang có trend tăng hoặc giảm và có thể sử dụng cho tất cả các tài sản khác nhau như tiền, vàng, hàng hóa phái sinh,…. Đồng thời giúp chúng ta đo được đà lên xuống của thị trường sẽ kéo dài trong vòng bao lâu. 

Phân tích các giao điểm với đường trung tính ở giữa: Khi AO đi từ âm sang dương qua đường 0 thì nó sẽ xuất hiện xu hướng tăng, tạo cơ hội mua cho chúng ta, ngược lại khi AO đi từ âm sang dương ở dưới đường zero thì đây sẽ là cơ hội để chúng ta bán ra. 

Đối với chỉ báo này thì tỷ lệ win có thể chiếm đến hơn 70%. Tuy nhiên thì chúng ta cũng cần chú ý một số tín hiệu nhiễu khiến cho chúng ta bị fail trên thị trường như sau: Chỉ nên giao dịch khi nó đi thuận xu hướng thôi. Tức là trong một trend tăng, vào lệnh khi AO cắt từ đường 0 trở lên và trong một xu hướng giảm, chỉ nên vào lệnh khi AO cắt đường từ 0 trở xuống.

3.3. Chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI rất được ưa chuộng và nó đem lại cho traders rất nhiều cơ hội trên thị trường. Nó hỗ trợ chúng ta có được entry tốt và có thể đưa ra chúng ta những điểm gợi ý về take profit cực kỳ tốt.

Khi RSI bước vào khu vực quá bán hoặc quá mua không có nghĩa là chúng ta sẽ lập tức vào lệnh đúng thời điểm đó. Trong trường hợp xu hướng mạnh thì giá có thể ở trong vùng này thêm một khoảng thời gian nữa, vì vậy khi đường RSI đang nằm ở khu vực dưới 70 hoặc trên 30 thì chúng ta cũng không cần quá vội vàng vào lệnh mà có thể kết hợp thêm vào những vùng kháng cự hoặc là hỗ trợ để chúng ta đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.

Các tín hiệu quá mua và quá bán của RSI chúng ta cũng cần phải xét trong thời điểm hiện tại để giảm thiểu được tối đa rủi ro của các tín hiệu nhiễu. Ví vị trong một xu hướng uptrend xuất hiện chỉ báo RSI thì chúng ta không nên vội vàng đặt ngay lệnh Sell dễ dẫn đến thua lỗ. Thay vào đó hãy luôn nhớ rằng các chỉ báo của RSI chỉ nên được xem là chỉ báo riêng lẻ và không đáng tin cậy. Khi sử dụng thì chúng ta kết hợp thêm những công cụ phân tích khác. 

Oscillator là gì
Oscillator là gì và các loại Oscillator phổ biến

4. Lời kết

Thông qua bài viết này, hy vọng các bạn có thể nắm được chính xác về Oscillator là gì và đặc điểm, vai trò của nó trong thị trường. Nhất là với những người mới chưa có nhiều kinh nghiệm thì bài viết sẽ giúp bạn không hiểu nhầm, không hiểu sai về Oscillator là gì, từ đó tận dụng được tối đa sức mạnh của chỉ báo để phân tích thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây