Mô hình SWOT là gì? Hiệu quả của mô hình SWOT mang lại

0
5009

Để đưa ra được một kế hoạch marketing hay kinh doanh phù hợp với định hướng và mục tiêu của doanh nghiệp. Mô hình SWOT chính là một phương tiện phù hợp để thực hiện việc này. Công cụ này giúp chúng ta phân tích rõ những thế mạnh, điểm yếu, những thách thức và cơ hội của tổ chức khi đưa ra một chiến lược kinh doanh. Khi áp dụng mô hình SWOT, doanh nghiệp sẽ nhận diện được những khả năng và điểm thiếu sót tồn tại trong tổ chức.

1. Mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT là sự tập hợp của nhiều thuật ngữ phân tích mô hình, chiến lược kinh doanh của một tổ chức với 4 yếu tố đó là Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats. Trong lĩnh vực kinh tế nói chung thì đây được xem là một mô hình phân tích doanh nghiệp kinh điển.

mô hình swot
Phân tích SWOT của công ty.

Với những yếu tố đánh giá sức mạnh và lợi thế của doanh nghiệp đó là Strengths. Weaknesses sẽ là yếu tố đánh giá những vấn đề còn thiếu sót, điểm yếu mà tổ chức đang mắc phải. Hai vấn đề này sẽ có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến quá trình công ty hoạt động. Những công ty có thể dựa vào hai nội dung này để cải thiện hiệu quả hoạt động theo thời gian.

Opportunities, Threats chính là cơ hội mà doanh nghiệp đang có và những thách thức của tổ chức trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trong đó những yếu tố thuộc nhóm cơ hội và thách thức có thể kể đến đó là những đối thủ, nguồn hàng hóa, thị trường cạnh tranh… những yếu tố này thuộc các tác nhân bên ngoài và mất rất nhiều thời gian để xử lý.

2. Những yếu tố cấu thành mô hình SWOT

Mô hình SWOT được sử dụng rất phổ biến khi lập chiến lược và kế hoạch kinh doanh. Vì thế chúng ta sẽ đi vào chi tiết những yếu tố cấu thành nên mô hình và chỉ tiêu và cách đánh giá của từng thành phần cụ thể.

Mô hình SWOT về cơ bản sẽ gồm có 4 phần, đây là mô hình sẽ được phổ cập và khá quen thuộc đối với những ai theo lĩnh vực kinh tế: Trong đó sẽ gồm những yếu tố đó là: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) từ đó giúp những người phân tích và hoạch định kế hoạch xác định được hướng đi của tổ chức.

mô hình swot
Những yếu tố trong phân tích SWOT của công ty.

S – Strengths (Điểm mạnh): Khi doanh nghiệp phân tích kế hoạch, chiến lược hoạt động phải trả lời được điểm mạnh hiện tại tổ chức đang có là gì? Việc xác định được vấn đề này giúp các tổ chức biết được hướng đi đúng đắn, tận dụng được thế mạnh, tạo nên lợi thế cạnh tranh cho tổ chức. Việc xác định được điểm mạnh giúp chúng ta nhanh thực hiện được mục tiêu hơn.

W – Weaknesses (Điểm yếu): Doanh nghiệp tại chỉ tiêu này phải biết được những điểm còn thiếu sót, những điểm yếu mà tổ chức đang còn tồn đọng so với đối thủ cùng ngành. Nhằm để đưa ra phương án giải quyết điểm yếu.

O – Opportunities (Cơ hội): Yếu tố này sẽ đánh giá những tác động bên ngoài đến kế hoạch của tổ chức, xem xét những tác động tích cực của kế hoạch có được.

T – Threats (Thách thức): Tiêu chí đánh giá cuối cùng này sẽ giúp xác định những khó khăn, những rào cản làm giảm tỉ lệ thành công, hiệu quả của chiến lược.

3. Ứng dụng thực tế khi sử dụng mô hình SWOT

Trong quản lý doanh nghiệp, mô hình SWOT giúp đánh giá hiệu quả chính lược rất tốt. Thế nhưng, việc áp dụng SWOT vào doanh nghiệp phải được thực hiện đồng bộ. Việc triển khai sau khi phân tích SWOT cần phải được thực hiện đồng bộ theo đội nhóm và cả tổ chức. Chỉ có thực hiện một cách đồng bộ mới phát huy được hiệu quả của quá trình sử dụng mô hình.

SWOT sẽ là định hướng chung cho toàn thể mọi hoạt động của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai. Chính vì thế mà mọi chủ thể của doanh nghiệp đều là yếu tố của mô hình. Vì vậy dù trách nhiệm của bạn là nhà quản lý, bán hàng, chăm sóc khách hàng cũng là một trong những yếu tố đóng góp vào sự hiệu quả của quá trình vận dụng mô hình.

Một mô hình SWOT hoàn thiện sẽ cho tổ chức một hướng đi chính xác sau khi đã nêu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, tổ chức có thể dễ dàng ứng biến với những thay đổi và tác động của các yếu tố bên ngoài khi đã biết được cơ hội và các khó khăn và thách thức từ môi trường bên ngoài.

4. Những lĩnh vực sử dụng tốt mô hình SWOT

Những mô hình doanh nghiệp và lĩnh vực có thể áp dụng hiệu quả khi phân tích SWOT đó là:

Lên kế hoạch phát triển định hướng doanh nghiệp.

Lên kế hoạch phát triển nội dung truyền thông.

Đánh giá hiệu quả, chất lượng của những sản phẩm.

Thiết kế, phát triển các ý tưởng mới.

Nâng cao điểm mạnh so với đối thủ.

Hạn chế, loại bỏ, khắc phục điểm yếu.

Áp dụng và quá trình đánh giá doanh nghiệp, cơ cấu, nhân sự, tài chính.

5. Những chiến lược cơ bản từ mô hình SWOT

mô hình swot
Các chiến lược cơ bản trong phân tích SWOT.

5.1 Strengths – Opportunities

Chiến lược phát triển điểm mạnh để tận dụng những cơ hội mà doanh nghiệp đang có một cách tối ưu nhất. Việc sử dụng đúng điểm mạnh của mình vào thời cơ trước mắt sẽ mang lại kết quả hoạt động tốt hơn.

5.2 Strengths – Threats

Chiến lược chuyển hóa rủi ro là phương pháp dùng để khắc phục những thiếu sót đang còn tồn tại và giải quyết những khó khăn của doanh nghiệp. Chiến lược này sẽ giúp tổ chức vừa dùng được thế mạnh đồng thời còn giảm đi được những tác động xấu của điểm yếu. Bởi vì những điểm yếu thông thường sẽ tạo ra những rủi ro, thách thức mà chúng ta khó có thể lường trước được.

Chúng ta có thể thấy trong năm 2020, đại dịch đến bất ngờ là điều chúng ta khó có thể lường trước được. Điều này đã tạo ra rất nhiều khó khăn khi doanh nghiệp có những điểm yếu chưa khắc phục được. Tuy nhiên, một tổ chức đã có sự cải thiện và kinh nghiệm đối phó với các biến động bằng cách tận dụng thế mạnh sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh tốt hơn trong thời điểm 2021.

5.3 Weaknesses – Opportunities

Phát huy thế mạnh luôn là điều mà nhiều doanh nghiệp hiện tại sẽ hướng đến. Nếu so sánh với việc phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu. Thì việc xóa bỏ đi điểm yếu sẽ được xem là khó khăn hơn vì nguồn lực tổ chức lúc nào cũng có hạn. Vì vậy chúng ta cần nhìn nhận rõ những điểm yếu còn tồn tại.

5.4 Weaknesses – Threats

Chiến lược loại bỏ những điểm yếu đe dọa đến khả năng phát triển của tổ chức. Để có thể thực hiện chiến lược này điều đầu tiên phải làm đó là xác định điểm yếu của mình. Thách thức sẽ luôn tồn tại hai hình thức. Dưới dạng rủi ro khi thách thức được kết hợp với việc đẩy mạnh lợi thế của mình. Thế nhưng khi kết hợp cùng thiếu sót hay điểm yếu thì nó mang một ý nghĩa đe dọa. Mỗi điểm yếu sẽ tạo ra sự đe dọa đến những khía cạnh khác nhau của tổ chức.

6. Tổng kết

Mô hình SWOT hướng đến việc xác định những thế mạnh, điểm yếu, các khó khăn và cơ hội khi triển khai một chiến lược hay kế hoạch kinh doanh nào đó. Việc sử dụng mô hình SWOT sẽ hỗ trợ tốt hơn trong quá trình xác định mục tiêu và hướng đi của tổ chức. Trong quá trình hoạt động sẽ có những biến động mà bản thân nhà quản lý không thể lường trước được. Chính vì vậy sử dụng SWOT là một cách kiểm soát phần nào các yếu tố ảnh hưởng này. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về mô hình này.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây