Trong quá trình vận hành và quản lý một doanh nghiệp, phân tích tài chính doanh nghiệp được áp dụng trong hầu hết những mô hình kinh doanh. Trải qua một quá trình phát triển lâu dài với sự bổ sung và sửa đổi để phù hợp với cách vận hành của thị trường. Có rất nhiều những giáo trình để cập đến vấn đề quản lý doanh nghiệp. Để giúp bạn nắm được những điều quan trọng nhất, hôm nay chúng ta sẽ đi vào mục đích và nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp.
1. Phân tích tài chính doanh nghiệp là gì?
Phân tích tài chính doanh nghiệp chính là áp dụng những phép tính, thống kê vào những số liệu của những bản báo cáo kinh doanh, báo cáo tài chính… Từ đó cho ra được những chỉ số phản ánh được hiệu quả hoạt động và sức mạnh tài chính của tổ chức trong kỳ kinh doanh.
Điều quan trọng đầu tiên của việc phân tích tài chính đó là sử dụng những số liệu đã được tổng hợp và thống kê trên báo cáo tài chính thành những con số nói lên những những thông tin có ích. Cách làm này ở một số doanh nghiệp sẽ có phần khác nhau, nhưng chung quy lại mục tiêu của quá trình phân tích đó là nhìn thấy được kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với nhà đầu tư, đây là công cụ để phân tích khả năng hoạt động của một tổ chức từ đó đưa ra những quyết định đầu tư phù hợp. Phân tích tài chính còn là một phương tiện dự báo những hiệu quả tài chính trong thời gian tới, giúp những nhà quản lý đưa ra đánh giá khách quan về doanh nghiệp.
2. Những mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính không hề bao quát trong khuôn khổ kinh doanh. Ở những chủ thể như ngân hàng, nhà đầu tư, chính phủ, nhà cung cấp cũng được áp dụng phân tích tài chính… tùy vào từng đối tượng mà mục tiêu phân tích sẽ khác nhau:
2.1 Đối với những tổ chức tín dụng
Những hình thức tín dụng đều sẽ xoay quanh vấn đề ngắn và dài hạn. Những khoản vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp sẽ tồn dài dưới dạng tín dụng thương mại. Những tổ chức tín dụng trong trường hợp này phân tích tài chính theo hướng kiểm tra khả năng chuyển đổi tiền của những loại tài sản lưu động, hay tốc độ xoay vòng vốn và tái đầu tư.
Đối với những khoản vay dài hạn, các tổ chức tín dụng sẽ phân tích tài chính hướng đến mục tiêu đó là kiểm tra khả năng thanh toán trong dài hạn. Khả năng sinh lời và dòng tiền của doanh nghiệp trong thời gian tới. Bên cạnh đó còn căn cứ vào những yếu tố như tài sản và khả năng thanh toán khoản vay trong dài hạn.
Cá nhân, tổ chức cho vay vốn thường sẽ quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận của người vay. Việc phân tích tỷ lệ thu về lợi nhuận của chủ thể vay đóng vai trò chính trong các quyết định có cung cấp vốn hay không. Ngoài ra việc phân tích cấu trúc của nguồn tín dụng sẽ giúp những cá nhân, tổ chức cho vay hiểu rõ được những nguy cơ tiềm ẩn của khoản vay.
2.2 Đối với quá trình quản lý doanh nghiệp
Những nhà quản lý khi thực hiện phân tích tài chính đều sẽ quan tâm một cách tổng thể những nội dung. Từ những yếu tố phản ánh được hiệu quả và rủi ro như cấu trúc tài chính, hay quá trình sử dụng vốn và chi phí vận hành của doanh nghiệp. Những vấn đề trên được giải quyết và tối ưu sẽ giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và đưa ra được kế hoạch hoạt động trong trương lai.
Về phía góc độ của một người chủ một công ty, điều này tùy thuộc vào loại công ty mà sẽ có sự phân biệt rõ giữa người quản lý và người sở hữu. Một số loại hình doanh nghiệp có sự phân biệt rõ giữa hai vai trò này mà một số chủ sở hữu sẽ không quan tâm vào cách nhìn nhận của nhà quản lý đối với doanh nghiệp. Họ rất chú trọng đến khả năng sinh lời đến những phần vốn mình đã bỏ ra. Vốn của họ tạo ra được lợi nhuận bao nhiêu hay vốn có được sử dụng tốt hay không. Chính vì thế dưới góc độ người sở hữu doanh nghiệp thì việc phân tích tài chính sẽ có phần tổng quát.
Chung quy lại, việc phân tích tài chính diễn ra cho rất nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của quá trình phân tích đó chính là đánh giá kết quả hoạt động của một doanh nghiệp hay một cá nhân tham gia đầu tư. Bởi những vấn đề phân tích dù là nhỏ cũng đều sẽ có ảnh hưởng đến những yếu tố khác trong tài chính. Vì thế mà việc phân tích tài chính là vấn đề rất rộng và có nhiều khía cạnh đối với người phân tích. Việc phân tích đòi hỏi phải có một sự linh động trong từng giai đoạn khác nhau.
3. Những vấn đề chính khi phân tích tài chính doanh nghiệp
Bắt nguồn từ những mục tiêu mà người phân tích tài chính hướng đến. Vì thế nên dù là dưới hình thức hoạt động doanh nghiệp nào, hay là nhà đầu tư thì quá trình và nội dung của phương pháp phân tích cũng sẽ xoay quanh các vấn đề:
3.1 Phân tích sự cân bằng và cấu trúc tài chính
Vấn đề đầu tiên đó là đánh giá và phân tích được cấu trúc của nguồn vốn và tài sản của cá nhân, tổ chức. Từ kết quả phân tích sẽ hiểu được quá trình huy động và sử dụng vốn. Đối với những tổ chức có khả năng huy động và sử dụng vốn hiệu quả ngoài việc phân tích tài chính họ còn rất chú trọng đến sự cân bằng của doanh nghiệp trong tài chính.
3.2 Hiệu quả vận hành doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp tùy vào lĩnh vực và hình thức kinh doanh sẽ có cách vận hành và hoạt động riêng biệt theo từng mốc thời gian. Tựu chung lại thì mục tiêu cuối cùng chính là mang lại lợi nhuận trong quá trình hoạt động. Vì thế mà doanh thu và lợi nhuận là hai vấn đề chính được quan tâm vì nó đánh giá được hiệu quả hoạt động của tổ chức. Hiệu quả từ quá trình hoạt động sẽ từ hai nguồn chính đó là hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động kinh doanh chính. Phân tích quá trình hoạt động sẽ là tổng hợp của 2 vấn đề này.
3.3 Đo lường rủi ro trong tổ chức
Trong quá trình kinh doanh sẽ luôn tồn tại rủi ro song song với lợi nhuận kỳ vọng của doanh nghiệp. Vì vậy cần phân tích những rủi ro và đo lường chúng. Dựa vào đó doanh nghiệp có thể phát hiện ra những nguy cơ bên trong để thực hiện những phương pháp nhằm khắc phục vấn đề. Những rủi ro này sẽ xoay quanh những vấn đề rủi ro phá sản, rủi ro tài chính, kinh doanh….
3.4 Xác định giá trị của doanh nghiệp
Hoạt động chính của quá trình kinh doanh của một tổ chức dù lớn hay nhỏ cũng sẽ chỉ xoay quanh hai vấn đề đó là khả năng huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào để mang lại lợi nhuận lớn nhất cho tổ chức. Việc doanh nghiệp có giá trị như thế nào không chỉ dựa vào những hiệu quả mà tổ chức có được, mà còn dựa vào sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác như trách nhiệm, thái độ của doanh nghiệp, và sự đóng góp của tổ chức cho cộng đồng.
4. Tổng kết
Phân tích tài chính doanh nghiệp là phương tiện để có thể giám sát tốt những hiệu quả hoạt động của một tổ chức. Đồng thời cũng là phương pháp để nhà đầu tư xem xét hiệu quả kinh doanh của một tổ chức. Ngày nay, việc phân tích tài chính đã được áp dụng phổ biến cho hầu hết những doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại.