Quản trị rủi ro là gì? Tầm quan trọng của quản trị rủi ro

0
2536

Trong quá trình hoạt động kinh doanh hay đầu tư tài chính, việc xác định, phân tích rủi ro luôn tồn tại. Quá trình quản trị rủi ro giúp những nhà quản lý xác định những ảnh hưởng xấu tiềm ẩn bên trong tổ chức. Từ đó có những chiến lược giảm thiểu, chấp nhận rủi ro dựa vào mức độ của vấn đề. Trong kinh doanh, rủi ro tồn tại được tính toán và xác định cả về mặt giá trị và phi giá trị. Vậy quản trị rủi ro trong doanh nghiệp sẽ xoay quanh vấn đề gì?

1. Quản trị rủi ro là gì?

Quản trị rủi ro chính là quá trình thống kê, kiểm soát và đánh giá những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức. Những rủi ro này có thể bắt nguồn từ nhiều vấn đề khác nhau như tính pháp lý, vấn đề tài chính, chiến lược hoạt động không hiệu quả….

quản trị rủi ro
Những hình thức rủi ro tồn tại trong kinh doanh.

Trong lĩnh vực tài chính hay quản trị kinh doanh luôn tồn tại rất nhiều dạng rủi ro khác nhau. Như việc mua trái phiếu dưới nhiều hình thức cũng có thể tạo nên rủi ro. Việc quản lý không tốt và bao quát những rủi ro có thể xảy ra sẽ dẫn đến những kết quả hoạt động không tốt, gây ra những kết quả lỗ trong kinh doanh. Rủi ro không chỉ tác động vào một góc độ nhỏ của tổ chức. Nó còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác.

Chẳng hạn như việc quản lý quá trình hoạt động không tốt của người cho vay hay các tổ chức cung cấp tín dụng cho những chủ thể không có khả năng thanh toán. Những tổ chức tài chính mua và bán lại những khoản vay này. Những tổ  chức thực hiện việc đầu tư quá nhiều vào các loại cổ phiếu được đóng gói đều sẽ tồn tại những rủi ro.

Những mức độ rủi ro có thể được đo lường như sau

Rủi ro = Tỷ lệ khả năng xảy ra vấn đề x Tính nghiêm trọng của rủi ro

Rủi ro trong quá trình kinh doanh có thể tồn tại dưới hai dạng như sau:

Rủi ro thuần túy: Đây là những ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của tổ chức với kết quả kinh doanh không tốt. Việc này có thể tạo ra kết quả lỗ hoặc không lỗ trong kinh doanh. Như những trường hợp xảy ra cháy nổ, tai nạn cơ giới, bị trộm thiết bị….

Rủi ro đầu cơ: Đây là những ảnh hưởng xấu gây ra những thiệt hại về tài chính như những quyết định đầu tư vốn vào cổ phiếu, nghiên cứu và cho ra sản phẩm mới không hiệu quả, mở thêm chi nhánh mới….

2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tài chính

Bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức nào khi hoạt động đều phải quản lý được những rủi ro mà các tổ chức phải đối mặc trong đó có thể kể đến:

Tiết kiệm nguồn lực có hạn của tổ chức: Thời gian, tài sản, con người,…

Bảo vệ hình ảnh của doanh nghiệp trong xã hội.

Tránh những tổn hại đến tổ chức khi hoạt động.

Tránh vi phạm những quy định về pháp lý khi kinh doanh.

Bảo vệ tài nguyên và môi trường.

3. Quá trình quản trị rủi ro diễn ra như thế nào?

Hành động quản trị tài chính trước những rủi ro đã tồn tại trong mỗi doanh nghiệp từ lâu. Tuy nhiên, vì cách gọi mà chúng ta không hề nhận ra được những điều này. Trong quá trình hoạt động kinh doanh thực tế, những doanh nghiệp luôn tìm cách để tránh xảy ra những vấn đề như tai nạn, bảo vệ tài sản, bảo vệ nhân viên và khách hàng,… đấy chính là những cách quản lý rủi ro trong thực tế..

Thế nhưng việc quản lý rủi ro cần phải được thực hiện theo một hệ thống nhằm kiểm soát tốt những công việc minh đã thực hiện. Về bản chất quản lý rủi ro luôn mang ý nghĩa tốt. Chính vì thế để thực hiện việc quản lý rủi ro trong một hệ thống cần thực hiện theo các bước:

quản trị rủi ro
Kế hoạch quản lý rủi ro trong quá trình hoạt động.

Xác định rủi ro: Xác định toàn bộ những rủi ro quan trọng, những nguy hiểm dễ dàng xảy ra và có mức độ quan trọng để ngăn ngừa.

Đo lường mức độ ưu tiên: Đưa ra một kế hoạch cụ thể về quản trị rủi ro từ đó nắm rõ được những vấn đề có thể xảy ra. Bản thống kê sẽ giúp tổng hợp lại những vấn đề cần tập trung. Từ đó có thể gói gọn lại những biện pháp nhằm khắc phục thông qua việc tham gia bảo hiểm. Đây cũng là một hình thức xử lý những rủi ro. Hoặc trực tiếp tìm cách để loại bỏ những rủi ro này. Mỗi doanh nghiệp hoạt động sẽ có những loại rủi ro riêng, phản ánh được những đặc điểm của tổ chức.

Chủ động và nhạy cảm trước rủi ro: Nên giám sát thật kỹ lưỡng những vấn đề có thể xảy ra rủi ro như trong quá trình vận chuyển, sản xuất, đầu tư,… những khả năng tiềm ẩn có khả năng cao sẽ xảy ra trong thực tế. Đồng thời cần có phương pháp để chuẩn bị khi vấn đề xảy ra.

Rủi ro trong các kế hoạch hoạt động: Việc quản trị rủi ro trong kinh doanh cũng tương tự như quá trình xác định rủi ro nào khác. Điều quan trọng đó là tận dụng được những khả năng có sẵn của tổ chức. Những rủi ro trong kinh tế cũng sẽ được lập bản đồ và lên kế hoạch khắc phục như những nguy cơ khác.

4. Cách thức hoạt động của quản trị rủi ro

Thông thường khi nhắc đến rủi ro chúng ta sẽ nghĩ ngay đến những trường hợp xấu, tiêu cực, mang lại kết quả không tốt. Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đầu tư thì rủi ro là sự tồn tại tất yếu. Lợi nhuận luôn đi cùng với rủi ro, điều này có lẽ chúng ta được nghe qua. Chúng ta có thể hiểu một cách nhẹ nhàng hơn thì rủi ro chính là kết quả bị sai lệch đi so với kỳ vọng. Việc sai lệch này có thể được xác định theo sự tương đối và tuyệt đối so với chủ thể khác.

quản trị rủi ro
Cách thức mà rủi ro tồn tại trong đầu tư.

4.1 Lợi nhuận lúc nào cũng đi đôi với rủi ro

Độ lệch của kết quả có thể cho ra sự tiêu cực hay tích cực. Những chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư sẽ nhận định rủi ro chính là một giá trị bị lệch đi nếu so với những kỳ vọng mà bạn nghĩ đến. Vì vậy, muốn mức lệch này theo hướng tích cực thì bản thân chúng ta phải chấp nhận rủi ro. Điều này có nghĩa rủi ro trong đầu tư càng gia tăng có nghĩa lợi nhuận chung sẽ tăng nếu kết quả là tích cực. Tuy nhiên, trong quá trình đầu tư chúng ta vẫn luôn tìm cách để khắc phục được những rủi ro tiềm ẩn này.

4.2 Độ lệch chuẩn là công cụ đo lường rủi ro

Độ lệch chuẩn chính là sự biến động nằm trong khả năng chấp nhận của nhà đầu tư. Mức độ chênh lệch này có thể chấp nhận được dựa vào khả năng đối mặt với rủi ro của mỗi các nhân hay tổ chức. Hay nói cách khác. Khoản đầu tư hiện tại cho phép nó chấp nhận mức rủi ro ở quy mô như thế nào. Vì thế độ lệch chuẩn là công cụ để đo lường mức độ rủi ro. Dựa vào mức độ lợi nhuận trung bình của danh mục đầu tư từ đó tính toán và tìm ra điểm chênh lệch tiêu cực và tích cực của nó.

5. Tổng kết

Bí quyết quản lý những rủi ro của mỗi doanh nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Bởi những tổ chức hoạt động trên thị trường đều có quy mô và cấu trúc hoạt động không hề giống. Chính vì thế mỗi doanh nghiệp khi hoạt động đều phải có kế hoạch quản trị rủi ro phù hợp với tình hình chung của tổ chức. Doanh nghiệp, công ty nào có mức độ quản lý rủi ro hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của tổ chức đối với cộng đồng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây