Capital adequacy ratio là gì? Bản chất, vai trò thế nào?

0
2218

Capital adequacy ratio là gì? Thuật ngữ này thiên về lĩnh vực tài chính và ban đầu sẽ khiến cho chúng ta bối rối vì tính hàn lâm của nó. Tuy nhiên, khi hiểu được Capital adequacy ratio thì chắc chắn các bạn cũng sẽ hiểu được nguồn gốc của mọi sự thay đổi về tiền trên thị trường. Cùng tìm hiểu bài viết sau để làm sáng tỏ hơn cho vấn đề này nhé. 

1. Capital adequacy ratio là gì?

Capital adequacy ratio là gì? Đây chính là thuật ngữ dùng để diễn tả một tỷ lệ hoặc một hệ số an toàn vốn. Nó được sử dụng bởi những nhà quản lý để đánh giá các ngưỡng bình ổn trong vốn của ngân hàng và hạn chế các rủi ro trên thị trường. 

Capital adequacy ratio là gì
Capital adequacy ratio là gì?

2. Bản chất của capital adequacy ratio

Trước khi chúng ta thảo luận về capital adequacy ratio đồng thời để hiểu rõ hơn về capital adequacy ratio là gì thì cần phải hiểu về vốn cốt lõi. Vốn cốt lõi được xác định cho mục đích tính toán chỉ số. Nó là một danh mục rất quan trọng và bắt đầu từ quan điểm của ban giám sát, trong đó kiểm tra giá trị của nó liên quan đến việc đảm bảo cho nguồn tiền của chủ nợ, của khách hàng khác nhằm chống lại thiệt hại. 

Vốn cốt lõi dưới sự giám sát được gọi là vốn điều tiết. Vốn điều tiết trong cách tiếp cận này khác với khái niệm liên quan kế toán hoặc những loại vốn hiện có trên thị trường như vốn sở hữu, vốn cổ đông. 

Theo một khía cạnh, vốn điều tiết là một khái niệm, nói cách khác – hẹp hơn so với trong kế toán. Vốn điều tiết chứa bên ngoài vốn (ví dụ: nợ thứ cấp), đồng thời giá trị của nó bị giảm đi bằng cách trừ đi một số mặt hàng khác.

Hệ số an toàn vốn chủ yếu liên quan phần lớn đến 2 nhân tố đó chính là tài sản và nợ. Bên cạnh đó thì nó còn giúp giảm thiểu những khả năng gây ra thiệt hại từ các hoạt động hằng ngày của ngân hàng. 

Capital adequacy ratio là gì
Capital adequacy ratio là gì và bản chất của nó

3. Vai trò của capital adequacy ratio

Capital adequacy ratio được đo lường thường xuyên sẽ tạo cơ hội để ngân hàng tiếp tục lộ trình theo đúng khuôn khổ đã được thiết kế sẵn. Đây là phương hướng tối ưu nhất để hỗ trợ nguồn vốn được bình ổn hơn. Đồng thời, hệ số an toàn này cũng được các chuyên gia sử dụng để làm công cụ để xem xét kỹ càng đối với việc ngân hàng của mình có đang nằm trong khoảng rủi ro đến từ những khoản nợ hay không.

Như chúng ta đã biết, quy định về tỷ lệ an toàn sẽ khác nhau tùy vào các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên vẫn hướng đến mục đích chung là cân bằng thị trường. Khi đó, sử dụng capital adequacy ratio sẽ là một hành động ủng hộ cho các quy định của pháp luật mà Nhà nước đã quy định. 

Capital adequacy ratio sẽ giúp cho các ngân hàng họ biết chính xác được tình hình phát triển của mình cũng như rủi ro về vốn hiện có đang báo động hay không. Thông thường, nhà nước khuyến khích capital adequacy ratio đi theo tiêu chuẩn của các nước trên thế giới để có thể dễ dàng tiến hành các giao dịch ngoài nước. Có như vậy thì ngân hàng mới có thể bảo vệ được quyền lợi của khách hàng, bên thứ ba và chính nó.

Có thể nói, ngân hàng chính là trung tâm và là điều cốt lõi trong nền kinh tế. Từ đó có thể khẳng định được tình hình phát triển của các ngân hàng trong quốc gia cũng chính là sự phản ánh về nền kinh tế của quốc gia đó có đang đi đúng hướng hay không. Chính vì lẽ này mà việc đo lường capital adequacy ratio một cách thường xuyên sẽ giúp định hình được con đường đúng đắn cho quá trình phát triển kinh tế của đất nước. 

Nhờ vào Capital adequacy ratio, các ngân hàng sẽ có thể tự bảo vệ mình trước những làn sóng bất ổn của thị trường. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cho ngân hàng đi theo đúng như những gì đã được ấn định cũng như nguồn ngân sách đảm bảo ổn định. Từ đó, tạo thêm nhiều sự tin tưởng từ khách hàng cũng như nhà đầu tư về tính bền vững của ngân hàng đó.  

Capital adequacy ratio là gì
Capital adequacy ratio là gì và vai trò

4. Đánh giá về hệ số Capital adequacy ratio tại Việt Nam

Thứ nhất, nhìn chung thì hệ số Capital adequacy ratio ở Việt Nam đang phản ánh nhiều tín hiệu tích cực. Chính phủ đang có nhiều chính xác để nâng cao tỷ lệ Capital adequacy ratio, nhằm hỗ trợ ngân hàng nhận thêm được nhiều bảo vệ vững chắc khỏi những rủi ro trên thị trường đồng thời giúp cho tài chính của đất nước ta được ổn định hơn. 

Thứ hai, sự ổn định tại hầu hết ngân hàng của nước ta hầu như không cùng chiều với khả năng tạo ra lợi nhuận của Capital adequacy ratio. Hầu hết thì các ngân hàng của đất nước ta đều có mong muốn được phát triển theo khía cạnh tăng thêm vốn cho các chủ sở hữu. 

Việc này nhằm mục đích đảm bảo quy định về các chính sách mà Nhà nước ban hành liên quan đến Capital adequacy ratio. Tuy nhiên thì lại có một sự tương phản khá nhẹ ở vấn đề này đó là lợi nhuận mà ngân hàng thu được đã giảm đáng kể trong thời gian vừa qua bởi sự bất cân xứng này. 

Thứ ba, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô và số lượng càng lớn thì càng có sự ổn định nhiều hơn. Bởi xuất phát từ việc ý thức của nhà quản lý trong ngân hàng lớn, họ hiểu được rằng vốn có an toàn thì tài chính mới mạnh và đây chính là sự phát triển đường dài mà họ luôn hướng đến. 

Cuối cùng thì Capital adequacy ratio cũng liên quan đến LLR (hay còn được gọi là những tỷ lệ tổn thất mà việc cho vay đã để lại). LLR thường liên quan chính đến tài sản chính yếu của ngân hàng. 

5. Phương án đề xuất để tăng tính ổn định từ capital adequacy ratio

Thứ nhất, các nhà quản lý, giám sát từ những ngân hàng nên hoạch định kế hoạch một cách cụ thể và chi tiết nhất đối với tính ổn định trong quá trình hoạt động của ngân hàng theo các phân đoạn nhỏ. Trong lộ trình này, nhất định phải theo đúng quy tắc đảm bảo tuân thủ các quy định của chính phủ, nhà nước cũng như các nguyên tắc mà các quốc gia trên thế giới đang tiến hành. 

Thứ hai, các chuyên gia trong lĩnh vực này đã khuyến nghị rằng các ngân hàng của nước ta không nên có những hành động quá trớn mà hãy duy trì các tỷ lệ sinh lời, lãi một cách hợp lý và cân bằng nhất. Có như vậy thì vốn của ngân hàng có thể sẽ đi vào việc ổn định.

Thứ ba, các chuyên gia đưa ra khuyến nghị rằng các ngân hàng trong cả nước phải tiến hành duy trì một quy mô với số lượng hợp lý để giúp tăng cường sự bình ổn trong nền tài chính của họ. 

Cuối cùng, các ngân hàng trong nước ta cần phải tăng cường những cái hoạt động mà làm sao đó để rủi ro nhanh chóng được phát hiện. Từ đó, giúp giảm LLR và mới có thể gia tăng sự bình ổn trong tài chính của đất nước mình. 

6. Lời kết

Qua những kiến thức về Capital adequacy ratio là gì và vai trò của nó trong tài chính thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu thêm phần nào về một khái niệm khá hàn lâm này. Hiểu biết thị trường biến động từ đâu, nguyên do nào và dự đoán xu hướng trong tương lai chính là điều tiên quyết mà dân traders phải tìm tòi. Từ đó mới có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây