Chi tiêu vốn là gì? Thuật ngữ này xuất hiện thường xuyên trong các doanh nghiệp với mục đích giúp họ nắm được những biến chuyển trong hoạt động đầu tư, sản xuất của mình. Cụ thể về chi tiêu vốn như đặc điểm, ứng dụng và công thức tính, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
1. Chi tiêu vốn là gì?
Chi tiêu vốn là gì? Đây là khoản phí dùng cho việc đầu tư. Đối với doanh nghiệp, khoản phí này dùng cho mục đích sửa chữa, mua sắm, nâng cấp hoặc phục hồi tài sản. Với nhà đầu tư, đây là khoản phí mà họ kỳ vọng đạt được khi đầu tư vốn vào cổ phiếu.
2. Đặc điểm của chi tiêu vốn
Thứ nhất, về bản chất, mức chi tiêu vốn sẽ được hình thành trong thị trường. Tức là nó chỉ được bàn luận dựa trên các cơ sở về nguồn cung và cầu. Chi tiêu vốn không xuất phát từ quan điểm hay ý chí của các chủ công ty bởi nó quá mang tính cá nhân hóa. Một khi công ty không đáp ứng đủ niềm tin từ các nhà đầu tư như báo lỗ liên tục nhiều quý, không tìm cách khắc phục tình trạng hoặc đổi mới sản phẩm.
Thứ hai, có một điều tưởng chừng như khá tương phản với nhau nhưng lại tỷ lệ thuận với nhau đó là chi tiêu vốn và rủi ro. Các trader thường có một câu nói trong nghề đó là mức độ rủi ro cao thì đồng nghĩa với việc lợi nhuận sẽ rất lớn. Đây là một câu nói mà có độ trùng hợp với đặc điểm của chi tiêu vốn, tức là khi các dự án mới trong công ty có sự đột phá theo hướng mới (tỷ lệ thành công chưa được xác định chính xác), lại càng nhận được nhiều kỳ vọng của trader hoặc những nhà đầu tư, do vậy mà khoản chi tiêu vốn cũng từ đó được nâng cao hơn.
Thứ ba, đơn vị đo lường của chi tiêu vốn sử dụng đơn vị phần trăm. Điều này thể hiện được sự tương sánh giữa khoản vốn đã bỏ ra cho việc đầu tư so với những khoản lợi nhuận mà chi phí vốn đã thực sự mang lại.
Thứ tư, trước khi tiến hành thực hiện vào các khoản chi tiêu vốn thì tất yếu công ty đã hình dung được những khoản lợi mà mình có được là gì, có những khoản tiền nào bị trừ ra sau khi đã thu được lợi nhuận hay không.
Thứ năm, chi tiêu vốn là công việc dành cho thời điểm mà doanh nghiệp đang vận hành các sản phẩm hiện tại (mới nhất) chứ không cần phải tính toán về những khoản chi tiêu vốn dành cho các dự án cũ hoặc sản phẩm đã cũ.
3. Ý nghĩa của chi tiêu vốn
Sau khi tìm hiểu được chi tiêu vốn là gì thì chúng ta tiếp tục đi sâu vào ý nghĩa của nó. Đúng theo tên gọi của nó, chi tiêu vốn sẽ thể hiện một cách tường minh cho nhà quản lý biết được rằng họ đã bỏ ra khối lượng vốn như thế nào cho các loại tài sản hiện có.
Ngoài ra, chi tiêu vốn còn đưa ra những chỉ báo cho biết được việc đầu tư vào nguồn vốn với số tiền như vậy có thực sự đủ để phát triển hoặc kỳ vọng những tiềm năng lợi nhuận sẽ kéo đến trong tương lai hay không.
Đối với lĩnh vực kế toán, thuật ngữ chi tiêu vốn chỉ có thể xuất hiện nếu như khối lượng tài sản mà sử dụng nguồn chi phí này phải là tài sản lâu dài (tức là có thể sử dụng hoặc phát triển được trên 1 năm) hoặc tài sản mới (có thể sử dụng được lâu dài).
Thông thường, các khoản chi tiêu vốn này sẽ được báo báo thường xuyên vào sổ sách của công ty và chỉ được chi trả dựa trên sổ sách đó. Mỗi loại hình công ty khác nhau sẽ cho ra một khoản chi tiêu vốn khác nhau tùy theo quy mô, khối lượng cũng như nhu cầu sản xuất. Và khoản tiền này sẽ được phân bổ theo từng giai đoạn khác nhau như chia nhỏ theo từng thời kỳ để làm sao khiến cho tài sản trở nên hữu ích nhất.
Bên cạnh đó, khoản chi phí này còn được hiểu theo một nghĩa vĩ mô hơn, đó là xác định sức mua của một công ty nào đó, điều này một phần có nghĩa rằng biểu thị được công ty đó có thực sự có sự ảnh hưởng nhất định đến tình hình của một thị trường rộng lớn hiện nay hay không.
Có một điều đặc biệt là thuật ngữ chi tiêu vốn cũng được sử dụng cho các nhà đầu tư chứng khoán. Và nó cũng thể hiện những khoản lời mà các nhà giao dịch mong muốn có được sau khi đã bỏ một số vốn nhất định của mình.
4. Cách tính khoản chi tiêu vốn
4.1. Chi phí sử dụng nợ dài hạn
Khoản nợ dài hạn này chính là khoản tiền chi tiêu vốn được huy động qua hai hình thức đó là vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu
Cách tính các khoản chi tiêu vốn nhờ vào vay trước thuế từ đó sẽ diễn ra như sau: Lấy tỷ trọng vốn vay ngân hàng nhân cho khoản chi tiêu từ vốn vay ngân hàng cộng với tỷ trọng vốn vay trái phiếu nhân cho khoản chi tiêu từ vốn trái phiếu.
Cách tính chi phí sử dụng vốn vay sau thuế như sau: Lấy kết quả của chi tiêu vốn nhờ vào khoản vay trước thuế nhân cho 100% trừ đi thuế suất phải đóng.
4.2. Chi tiêu vốn từ vay ngân hàng và trái phiếu
Chi tiêu vốn từ vay ngân hàng sẽ bằng với mức lãi suất hiệu dụng theo năm. Trong khi đó, chi tiêu vốn từ nguồn vay trái phiếu sẽ được tính bằng công thức:
Chi phí sử dụng vốn vay trái phiếu sẽ được cân bằng bởi 2 vế: Vế bên trái là những gì doanh nghiệp thực nhận khi bán trái phiếu, vế bên phải sẽ là những gì mà doanh nghiệp phải trả lại cho người nắm giữ trái phiếu của doanh nghiệp.
Số tiền doanh nghiệp thực nhận khi bán trái phiếu sẽ bằng giá trái phiếu bán được trừ đi các loại tiền, phí khi phát hành trái phiếu như in ấn, phát hành, trao đổi, hoặc môi giới.
Vì đây là thời gian doanh nghiệp phát hành mới chứng khoán nên cứ mỗi giai đoạn thời gian bao nhiêu năm thì doanh nghiệp sẽ phải trả lãi bấy nhiêu năm (phát hành 5 năm thì trả lãi 5 lần).
Khi đó, lãi suất để quy đổi tất cả dòng tiền ở thời điểm hiện tại đang cân bằng giữa số tiền doanh nghiệp nhận và số tiền doanh nghiệp trả. Do đó, đây chính là mức chi phí sử dụng vốn của nguồn đó.
5. Phân biệt chi tiêu vốn và chi phí duy trì
Có rất nhiều người nhầm lẫn về hai loại chi phí này bởi nó có sự tương đồng về khái niệm, tuy nhiên thì đây lại là 2 khoản chi phí có nội dung và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Chi tiêu vốn là một khoản tiền dùng để đầu tư cho hàng hóa, tài sản có tiềm năng mới hoặc phát triển mới trong tương lai, tức nó phải kéo dài được mức sinh lời trong vòng nhiều năm kế tiếp.
Ngược lại, chi phí duy trì lại là một khoản tiền ngắn hạn theo từng thời điểm để giúp cho doanh nghiệp nhanh chóng giải quyết những khó khăn hiện có. Dĩ nhiên khoản chi phí này không được gọi là phí đầu tư cho những tiềm năng hàng hóa trong tương lai.
6. Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ về chi tiêu vốn là gì cũng như đặc điểm, vai trò, công thức tính trên bài viết sẽ hỗ trợ cho tất cả mọi người có thêm nhiều góc nhìn mới về vấn đề này. Chỉ khi hiểu được, các bạn mới có thể vận hành doanh nghiệp hoặc đầu tư một cách hợp lý.