Blockchain là gì? Tất tần tật những thông tin về blockchain

0
3624

Công nghệ 4.0 phát triển kéo theo sự phát triển của blockchain. Sự xuất hiện của blockchain đã tạo nên một xu hướng mới đối với các ngành nghề hiện nay. Vậy blockchain là gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc tất tần tật những thông tin quan trọng cần biết về nền tảng này.

Blockchain là gì?

Blockchain là nền tảng dữ liệu liên kết theo các khối (block). Các khối này tạo lập không gian để lưu trữ các tập tin một cách an toàn cũng như đảm bảo đường truyền dữ liệu được thực hiện nhanh chóng. Các thuật toán tạo lập blockchain vô cùng phức tạp.

blockchain
khái niệm

Quá trình hình thành blockchain

Ý tưởng hình thành blockchain được lấy cảm hứng từ quá trình giải quyết bài toán truyền tin của những vị tướng. Theo đó, một nửa vị tướng trung thành có mục tiêu chiếm thành. Trong khi đó, một nửa tướng phản bội còn lại có ý định rút binh. 

Trong trường hợp này, để những tướng có chung một mục tiêu có thể cùng nhau chiếm được thành cũng như đảm bảo tính nhất quán về thông tin thì họ cần phải có một bên thứ ba đứng ra làm bên trung gian.

Ý tưởng này đã khiến cho W. Scott Stornetta hiện thực hóa bằng các chuỗi blockchain. Năm 1991, các hệ thống blockchain ra đời với mục đích là ghi chú về ngày tháng năm phát hành các tệp tài liệu phục vụ cho quá trình quản lý. Các tệp này một khi được lưu trữ vào blockchain thì sẽ hoàn toàn được bảo mật mà không một ai có thể can thiệp được.

Cho đến năm 2008, lần đầu tiên khái niệm blockchain mới được trình bày cụ thể bởi nhóm của Satoshi Nakamoto. Theo đó, blockchain được gọi là một hệ thống phi tập trung với mã nguồn mở đầu tiên là Bitcoin. Những tính năng nổi bật như quản lý và theo dõi toàn bộ các chuỗi giao dịch đã được ứng dụng thành công trên bitcoin.

Đến năm 2009, Bitcoin chính thức được tung ra thị trường với 50 khối đầu tiên. Giao dịch bitcoin được thực hiện vào ngày 12/1 cùng năm. Đây là sự khởi đầu của các giao dịch bitcoin trên thế giới hiện nay.

blockchain
Các chuỗi khối được hình thành thế nào?

Blockchain hoạt động như thế nào?

Các yếu tố có ảnh hưởng đến các Block để hình thành nên blockchain cụ thể như sau:

Thứ nhất, hoạt động trao đổi và mua bán phải được tiến hành, tức phải có các giao dịch thì blockchain mới được thực hiện.

Thứ hai, các giao dịch này phải được xác minh kỹ càng về thời gian, địa điểm, về số tiền cũng như về số lượng người tham gia. Chẳng hạn như khi bạn mua hàng trên tiki thì tất cả những đơn hàng của bạn sẽ hiển thị tình trạng đang giao, tổng số tiền, thời gian nhận hàng, lịch sử giao hàng như thế nào.

Thứ ba, các giao dịch này phải được lưu trữ trong các khối. Tức là bạn hoàn toàn có thể xem lại được những thông tin liên quan đến chúng bất cứ ký khi nào. Chỉ cần đơn giản click vào danh mục “quản lý đơn hàng” của bạn mà thôi.

Thứ tư, các khối này phải được chuyển đổi giá trị (hash). Hash phải được diễn ra thì khi đó các block mới có thể hợp thức hóa trong chuỗi blockchain.

Blockchain có đặc điểm gì?

Các chuỗi blockchain có đặc điểm là không thể làm giả cũng như không thể phá hủy được. Để giải mã chuỗi blockchain phải cần phải sử dụng công nghệ quantum thì mới có thể can thiệp được.

Những thông tin một khi đã được lưu trữ trong blockchain thì sẽ được bảo mật hoàn toàn, không một ai có thể chỉnh sửa được chúng trừ những người điều hành hệ thống hoặc chủ sở hữu của tập tin này.

Độ bảo mật thông tin trong các khối cực kỳ cao. Điều này được thiết lập nhằm hạn chế những tác động từ bên ngoài có thể gây ảnh hưởng đến việc đánh cắp thông tin cũng như sửa đổi thành các thông tin sai lệch. Dữ liệu trên blockchain được cập nhật minh bạch theo từng địa chỉ cụ thể rõ ràng. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo dõi lịch sử của những thông tin hoặc các giao dịch trên đó. 

Một đặc điểm cực kỳ quan trọng giúp cho các dữ liệu này không thể hoặc không một cách nào có thể sửa đổi là nhờ vào cơ chế hash. Cơ chế này cho phép chuỗi blockchain có thể phát hiện ra được những sự thay đổi đáng nghi ngờ trong hoạt động của các block, từ đó phát ra cảnh báo. 

Thuật toán đồng thuận trong blockchain giúp cho các khối tìm được giao điểm với nhau. Quá trình giải thuật toán đòi hỏi người lập trình phải am hiểu kiến thức chuyên sâu cũng như có nhiều kinh nghiệm thì mới có thể xử lý được. Chính vì vậy mà hệ thống này dường như khó có thể bị xâm nhập bởi bất kỳ một vật cản nào từ bên ngoài. 

Do đó, blockchain được nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn để ứng dụng trong hệ thống quản lý của mình. Điều này giúp cho những dữ liệu của doanh nghiệp nhanh chóng được lưu trữ và bảo mật. Tất cả các hoạt động diễn ra về mặt nội bộ trong công ty đều được giám sát thông qua hệ thống an toàn, chặt chẽ. 

Các ngành nghề hiện đang ứng dụng công nghệ blockchain phải kể đến như Automotive, Manufacturing, Tech, media & Telecommunications, Financial Services,Art & Recreation, Healthcare, Insurance, Retail, Public Sector, Property, Agricultural, Mining, Transport & Logistics. 

Mặc dù có nhiều ưu điểm nổi trội nhưng blockchain cũng tồn tại nhiều điểm bất lợi đối với người dùng. Cụ thể, blockchain tiêu tốn khá nhiều năng lượng, lượng điện năng sử dụng để chạy các chuỗi blockchain là cực kỳ lớn. Thứ hai, tốn nhiều không gian để có thể lưu trữ được các khối blockchain. 

Cuối cùng là một nhược điểm khá lớn của blockchain đó là bạn phải cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi tiến hành thực hiện một hoạt động nào đó trên đây bởi bạn có thể phải hối hận nếu như lỡ thực hiện một hành động nào đó. 

blockchain
Đặc điểm của blockchain

Phân loại blockchain

Public Blockchain

Public Blockchain cho phép tất cả mọi người đều có thể đọc và ghi chép lại những dữ liệu có trên đó. Nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu công khai và mở rộng nhiều thao tác khi truy cập vào tài liệu. Tất cả những giao dịch này đều đòi hỏi nhiều công đoạn xử lý và phân tích phức tạp. Do đó, việc đánh cắp thông tin trên hệ thống là điều dường như không thể nào xảy ra được.

Private Blockchain

Đúng như tên gọi của nó, private blockchain chỉ cho phép người dùng đọc dữ liệu. Mọi thao tác ghi lại dữ liệu đều không được phép bởi nó thuộc về bên thứ ba. Quyền riêng tư của chuỗi blockchain này bảo mật hơn nhiều so với public blockchain. Thời gian một giao dịch được xác nhận diễn ra cực kỳ nhanh chóng với những thiết bị được sử dụng để đảm bảo các giao dịch được xác thực.

Permissioned Blockchain (consortium)

Blockchain này sẽ bổ sung thêm một vài những tính năng mang tính chất đặc thù. Nó được gọi là sự kết hợp hoàn hảo giữa public và private blockchain. Chẳng hạn như nhiều ngân hàng hiện nay ưu tiên sử dụng blockchain để thực hiện việc xây dựng hệ thống của chính mình.

Phiên bản blockchain được thực hiện bằng công nghệ 1.0, công nghệ 2.0 có liên quan đến các khoản tiền tệ và thanh toán, tài chính và thị trường. Những công việc có liên quan đến trao đổi tiền tệ cũng như những loại thanh toán điện tử, thiết kế dành riêng cho việc giám sát và hoạt động cũng được sử dụng công nghệ blockchain để tiến hành thực hiện.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đây đã giải mã cho bạn đọc về blockchain là gì cũng như những thông tin có liên quan đến chuỗi khối. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm này cũng như những vấn đề xung quanh nó. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây