Tìm hiểu công nghệ blockchain và ứng dụng của blockchain 

0
1974

Nếu như quan tâm đến thị trường tiền điện tử thì chắc chắn bạn đã nghe đến công nghệ Blockchain. Công nghệ blockchain mang đến nhiều giải pháp tuyệt vời cho nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhiều người chắc chắn đã nghe đến thuật ngữ này nhưng ít ai hiểu rõ chúng thực sự là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông tin về blockchain cũng như ứng dụng của nó hiện nay.

Quá trình hình thành blockchain

Blockchain được hình thành từ những năm 90, khi con người bắt đầu nảy ra những ý tưởng có liên quan đến việc sản xuất một kho dữ liệu kỹ thuật số. Làm thế nào để có thể tạo ra những tệp tin được lưu trữ trên hệ thống bảo mật cực kỳ xuất sắc để chúng hoàn toàn không bị bất kỳ một bên nào xâm phạm hoặc giả mạo.

Satoshi Nakamoto chính là cha đẻ của công nghệ này. Công nghệ này cho phép chúng ta có thể truyền dữ liệu theo con đường an toàn và được mã khóa bằng các block phức tạp. Bạn thử tưởng tượng blockchain chính là một cuốn sổ cái, nơi các công ty lưu trữ dữ liệu của mình mà không sợ bị can thiệp từ bên ngoài.

Theo đó, mỗi một block sẽ lưu trữ những thông tin có liên quan đến dữ liệu cũng như khoảng thời gian khởi tạo dữ liệu. Nguồn dữ liệu này sẽ liên kết với các block liền kề trước đó và tạo thành một chuỗi khối. Như vậy, các block sẻ liên kết chặt chẽ với nhau và bất kỳ một sự thay đổi nào có liên quan đến các mắt xích trong công nghệ đều sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ nguồn dữ liệu.

blockchain
Quy trình hình thành các chuỗi khối

Cách thức hoạt động của blockchain

Blockchain cho phép chúng ta có thể sử dụng chung một nguồn dữ liệu mà không cần phải lo lắng về vấn đề bảo mật hoặc can thiệp chỉnh sửa thông tin. Ban đầu, công nghệ này được đánh giá là không quá đặc biệt so với những nền tảng thông thường. Tuy nhiên, sau khi được thử nghiệm và đánh giá, blockchain lại trở thành một mạng lưới cực kỳ tốt chống lại bất kỳ sự tấn công nào từ bên ngoài.

Blockchain hoạt động theo mạng lưới phân tán và xác minh của các block hoạt động một cách riêng biệt. Để sử dụng các chuỗi khối, bạn phải tiến hành tải một phần mềm tương thích với máy nhằm mục đích download/upload thông tin có trên các block. Một người dùng sẽ tiến hành upload thông tin lên blockchain và tiến hành share chúng cho những người dùng khác.

Các bộ mã hóa blockchain được khởi chạy từ hàng ngàn cơ sở dữ liệu khác nhau. Chính vì đặc điểm này mà blockchain đòi hỏi nguồn công suất mạng cực kỳ lớn và nguồn lưu trữ khổng lồ để có thể đáp ứng được khối lượng giao dịch này. Hệ sinh thái blockchain ngày một phát triển và đem đến cho chúng ta nhiều giải pháp tối ưu như hiện nay.

Công nghệ thực hiện blockchain bao gồm các public key và hash function. Hai loại mật mã này được sử dụng nhằm mục đích đảm bảo cho nguồn dữ liệu trên block được bảo mật tuyệt đối. Ngoài ra, các lý thuyết và giao thức thực hiện các chuỗi block như PoW, PoS đều sẽ được áp dụng nhằm đưa tất cả mọi người dùng tuân theo một nguyên tắc duy nhất. Ngoài ra, các serve cũng được client sử dụng để lưu trữ bản sao.

Phân loại blockchain 

Blockchain được phân thành 3 loại bao gồm Consortiu, Public, Private. Trong đó, Consortium là sự kết hợp từ public và private. Consortium thường được ưa chuộng nhiều hơn trong các ngân hàng bởi họ muốn xây dựng một chuỗi khối riêng phục vụ toàn bộ hệ thống của họ.

Trong khi đó, public cho phép tất cả mọi người có quyền truy cập mọi dữ liệu hiện có trên blockchain. Không chỉ có quyền đọc, chúng ta còn có thể ghi lại những dữ liệu này. Tuy nhiên thì quá trình bước chân vào hệ thống khá tốn kém chi phí. Do đó, bạn cần phải thực hiện rất nhiều lệnh giao dịch thì mới có thể sử dụng được.

Private lại chỉ cho phép chúng ta đọc dữ liệu. Mọi thao tác ghi hoặc sao chép dữ liệu đều sẽ rơi vào tình trạng bất khả thi. Do đó, khoảng thời gian để blockchain này xác thực một giao dịch nhanh chóng bởi số lượng người truy cập bị hạn chế. Một số blockchain phổ biến được thiết lập dưới dạng private như Ripple.

Các phiên bản hoạt động của blockchain bao gồm: Công nghệ 1.0, công nghệ 2.0, công nghệ 3.0. Trong đó, công nghệ blockchain 1.0 cho phép chúng ta có thể sử dụng tiền mã hóa để thanh toán mọi giao dịch. Hệ thống thanh toán này được gọi là hệ thống thanh toán kỹ thuật số với mọi phương thức chuyển đổi ngoại hối. 

Công nghệ 2.0 chủ yếu phục vụ bên mảng ngân hàng. Đây chính là công nghệ cho phép tạo lập nhiều loại tài sản như cổ phiếu, nợ, quyền sở hữu, chi phiếu có liên quan đến quá trình thiết lập hợp đồng. Công nghệ 3.0 là chuỗi công nghệ chỉ dành riêng cho các mạng xã hội như giáo dục, y tế, nghệ thuật. Công nghệ này nhằm mục đích theo dõi và giám sát quá trình hoạt động. 

Đặc điểm của blockchain

Blockchain có những đặc điểm riêng biệt mà không một công nghệ nào hiện nay có thể thực hiện được. Cụ thể như sau:

Các chuỗi khối có tính chất không thể bị phá hủy hoặc không thể bằng cách nào đó có thể làm giả được. Số lượng tử mới của blockchain khó bị phá hủy trừ khi nào blockchain biến mất hoàn toàn. Và chỉ có những loại máy tính sử dụng công nghệ lượng tử mới có thể đủ sức giải mã các chuỗi mã hóa này.

Các blockchain yêu cầu tính bảo mật cũng như đáp ứng được độ an toàn tuyệt đối. Mọi thông tin có trong blockchain đều sẽ được bảo đảm khỏi mọi sự tác động về phía bên ngoài. Đặc biệt, dữ liệu cũng khó bị phân tán hoặc khó bị ảnh hưởng từ các loại virus độc.

Tính rõ ràng: Tức là, tất cả mọi người có thể truy cập công khai vào địa chỉ dữ liệu blockchain. Các địa chỉ này đều công khai và an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, bạn còn có thể theo dõi lại toàn bộ lịch sử hoạt động của mình. 

Cuối cùng, blockchain chính là một hợp đồng kỹ thuật số đáp ứng được tính linh động, kịp thời, thông minh mà không cần có sự can thiệp từ một bên nào khác. Chính những đặc điểm này đã khiến cho blockchain trở thành một công nghệ hoàn hảo và được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực trong cuộc sống đến như vậy.

blockchain
Blockchain và đặc điểm

Ứng dụng của blockchain

Blockchain được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng người ta biết đến blockchain nhiều nhất ở lĩnh vực tiền ảo, bitcoin. Bitcoin sử dụng công nghệ blockchain để tiến hành hoạt động. Nhà đầu tư sẽ theo dõi cuốn sổ cái blockchain để biết được các khoản bitcoin hiện có của mình là bao nhiêu cũng như lịch sử giao dịch. Cuốn sổ này được lưu trữ cực kỳ bảo mật trong máy chủ hoặc trong ngân hàng.

Mạng lưới blockchain ngăn chặn sự xâm chiếm từ bên ngoài. Mỗi một block sẽ được phân phối qua một mạng lưới khác nhau. Nguyên lý mã hóa của chuỗi khố được xây dựng trên cơ sở phân tán. Nhà đầu tư sẽ thực hiện lưu trữ bitcoin và theo dõi chúng trên các blockchain. 

Mỗi một block có trong blockchain sẽ được tính toán cẩn thận dựa vào số lượng giao dịch được thực hiện. Bạn có thể trực tiếp chuyển bitcoin cho bên mua mà không cần thông qua sự giúp sức từ bên thứ ba. Nguyên lý tạo ra các khối này được thực hiện theo hệ thống và các hàm mã hóa có thể được thực hiện nhằm đưa ra một con số chính xác. 

blockchain
Ứng dụng của blockchain trong nhiều mặt

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin có liên quan đến quá trình hình thành, cách thức hoạt động, phân loại cũng như ứng dụng công nghệ blockchain. Với những kiến thức này thì chắc chắn đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn về chuỗi khối. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây