Khi tìm hiểu về thị trường tài chính, chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua về blockchain dream. Đây được xem như một nơi để chia sẻ những kiến thức cho nhà đầu tư về những gì có liên quan đến thị trường tiền tệ. Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn đọc blockchain dream là gì cũng như thực hư về tin đồn blockchain dream lừa đảo.
Blockchain dream là gì?
Blockchain dream là kênh youtube chuyên chia sẻ những kiến thức có liên quan đến thị trường tiền tệ. Các khóa học mà blockchain dream cung cấp được quảng bá có thể giúp bạn chiến thắng trên thị trường đầu tư. Chủ kênh youtube thuộc về nhóm của Andy Quý Vũ.
Tin đồn blockchain dream lừa đảo
Blockchain dream thu hút được nhiều người theo dõi, chủ yếu là nhóm những nhà đầu tư có mong muốn được học hỏi thêm nhiều kiến thức liên quan đến những giao dịch tiền tệ. Blockchain dream được thành lập vào năm 2017, sau đó phát triển với những nội dung mang tính chia sẻ kiến thức và mở rộng hơn thông qua các khóa học được bán trực tuyến trên đây.
Mặc dù Andy Quỹ Vũ là chủ kênh youtube nhưng người ta lại không hề hay biết đến người này. Những gì có trên video được đăng tải chỉ là những kiến thức thuần túy. Tuy nhiên, theo đánh giá từ nhiều người, kiến thức được chia sẻ trên blockchain dream chỉ mang tính chất lý thuyết và rất khó để áp dụng vào thực hành.
Đây chính là lý do khiến kênh bị mất lòng tin từ nhiều người. Vào thời điểm kênh được thành lập, thị trường chứng khoán đang trên đà tăng trưởng. Do đó, kênh đã nhận được rất nhiều sự chú ý từ nhà đầu tư trên khắp cả nước. Đây là kênh chiếm được nhiều lượt quan tâm từ người dùng.
Vậy tin đồn blockchain dream lừa đảo đến từ đâu? Tin đồn này bắt đầu khi kênh bán các khóa học và nhiều người đã tin tưởng đăng ký nhưng kết quả lại không đâu vào đâu. Họ thậm chí không nhận được những kiến thức bổ ích sau khi đã bỏ ra một khoản tiền để đăng ký khóa học. Mặc dù đã liên hệ đến phía cung cấp khóa học nhưng những gì họ nhận lại được là sự im lặng kéo dài. Đây chính là căn nguyên cho việc xuất hiện tin đồn blockchain dream lừa đảo
Sau đó, kênh lại tiếp tục thực hiện một chuỗi những hành vi lừa đảo với cùng chung một hình thức giống nhau .Rất nhiều người đã bị lừa theo cùng một phương thức. Và họ đều có chung một kết quả chẳng mấy tốt đẹp là bao. Tiếng xấu của kênh bắt đầu được lan truyền rộng rãi hơn và nhiều người cũng cảnh giác với những chiêu trò của họ.
Cách thức blockchain dream lừa đảo
Đứng đằng sau kênh không chỉ có riêng Andy Quý Vũ mà còn là cả một đường dây lừa đảo nhằm thu hút sự tham gia của những nhà đầu tư nhẹ dạ, cả tin. Đã có rất nhiều người trở thành nạn nhân của kênh này.
Vậy những đối tượng này đã thực hiện những cách thức gì để lừa đảo những nhà đầu tư? Thứ nhất, họ sẽ khoác lên mình một diện mạo mới, ngoại hình chỉnh chu. Khi nhìn vào, ai cũng nhận định rằng họ là những doanh nhân thành công trên thị trường. Việc thay đổi diện mạo sẽ thu hút được nhiều người tham gia hơn.
Bên cạnh đó, họ cũng sẽ xây dựng cho bản thân trở thành một người dày dặn kinh nghiệm, sẵn sàng giúp đỡ những nhà đầu tư mới. Điều này khiến cho khách hàng nghĩ rằng hệ thống này thực sự chuyên nghiệp và đáng để đầu tư vào.
Sau khi thay đổi diện mạo thành công, kênh sẽ tiến hành mở những khóa học có liên quan đến tài chính. Toàn bộ nội dung khóa học sẽ chỉ có lý thuyết đơn giản. Những dữ liệu mà họ đưa ra chủ yếu thuộc về các giao dịch từ quá khứ và không còn nhiều tính ứng dụng trong thời điểm hiện tại. Nếu như người tham gia muốn học nâng cao hơn thì họ phải bỏ ra thêm một khoản tiền nữa để nâng cấp khóa học.
Điều đáng nói ở đây là những khóa học mà blockchain dream bán có giá lên đến 60 triệu đồng với lời cam kết nhà đầu tư sẽ nhận được rất nhiều kiến thức có giá trị để chiến thắng trên thị trường. Nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng bỏ vốn ra mua kiến thức, sau đó áp dụng kiến thức đã được học thì họ sẽ thu về khoản lời gấp hai gấp 3 số vốn mà họ bỏ ra. Vì lòng tham này mà nhiều người đã dính bẫy, đồng thời lan truyền tin đồn tới nhiều người hơn.
Blockchain dream khẳng định rằng nếu như những gì mà video đã hướng dẫn không thể giúp những người học áp dụng được vào trong thực tiễn hoặc trong quá trình học họ không thể hiểu được những kiến thức đang được dạy thì họ sẽ phải hoàn lại cho khách hàng toàn bộ số tiền gốc mà họ đã nộp ban đầu.
Tuy nhiên, những gì mà họ cam kết chỉ là những lời hứa suông không có hợp đồng cam kết cụ thể, rõ ràng. Điều này đã khiến cho rất nhiều người bị mất sạch số vốn và không thể nào tìm được cách thu hồi lại số tiền đã mất. Thị trường tài chính vốn tồn tại rất nhiều rủi ro, và đây chính là rủi ro đầu tiên mà họ gặp phải khi chưa tìm hiểu kỹ ngọn ngành.
Ngoài các khóa học lừa đảo, kênh còn thường xuyên tổ chức những buổi offline mang tính chất phím hàng hoặc chia sẻ kinh nghiệm đầu tư. Không chỉ dừng lại ở đó, blockchain dream còn thuê thêm một chuyên gia trên thị trường tiền tệ để đại diện cho những nhà đầu tư mới thực hiện các lệnh giao dịch trên thị trường.
Nếu chuyên gia này chiến thắng, những nhà đầu tư mới sẽ nhận được 30% khoản lời trên tổng số vốn mà họ đã bỏ ra. Nếu chuyên gia này thua thì đồng nghĩa với việc họ sẽ mất trắng khoản tiền của mình.
Bên cạnh đó, chính chủ kênh là Andy Quý Vũ cũng đã đứng ra để thực hiện các lệnh thị trường thay cho những người chơi mới. Tuy nhiên, chính những người tạo kênh cũng đã thua trên thị trường và đương nhiên, những người tham gia sẽ không nhận được một đồng lời nào mà còn mất luôn cả vốn đầu tư.
Vậy ai là người được lời sau chuỗi những hoạt động này? Chắc chắn là những con người đứng sau kênh blockchain dream. Họ được hưởng khoản lời từ sàn và khoản lừa đảo từ những người tham gia. Cho đến khi tiếng xấu của họ nguôi ngoai trên thị trường thì kênh lại nổi lên để tiếp cận những con mồi mới.
Những nhà đầu tư này đã yêu cầu Andy Quý Vũ đưa ra lời giải thích thỏa đáng cũng như trả lại cho họ số tiền mà họ đã bỏ ra cho những khóa học vô ích và những giao dịch thua lỗ. Tuy nhiên, họ không thể bằng cách nào có thể đòi lại tiền từ những người đứng sau một cách công bằng và chính đáng
Khi đó, nhiều người tìm đến các quy định của pháp luật để xử lý quá trình lừa đảo tinh vi này. Nhưng hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa công nhận hình thức đầu tư tiền ảo. Mọi hành vi phát sinh trong quá trình đầu tư đều sẽ không được pháp luật bảo vệ. Khi đó, sẽ thực sự rất khó để có thể kiện được nhóm lừa đảo này.
Nguyên tắc là hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên tham gia. Do đó, các bên đều tự nguyện tham gia vào giao dịch, thuận mua vừa bán nên khó có thể đưa ra những lệnh bắt giữ liên quan đến tội lừa đảo. Chính vì lẽ đó mà blockchain dream vẫn không hề bị ảnh hưởng sau một chuỗi những hành vi lừa đảo tinh vi đến như vậy.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây đã giải thích cho bạn đọc về blockchain dream là gì cũng như cách thức lừa đảo của blockchain dream. Hy vọng những kiến thức này sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh để những nhà đầu tư mới không rơi vào bẫy đầu tư ảo này nữa.