Thuật ngữ Fomo trong thị trường tài chính nói chung và chứng khoán nói riêng chắc hẳn không còn quá xa lạ. Fomo đề đập đến tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường, tuy nhiên để hiểu đúng về Fomo thì còn có khá ít. Là một nhà đầu tư chứng khoán, chắc hẳn vài lần chúng ta sẽ gặp phải tâm lý Fomo mà bản thân mình cũng không ý thức được. Vậy Fomo là gì?
1. Fomo là gì?
Fear Of Missing Out là cách viết đầy đủ của Fomo, hiểu một cách chính xác thì nó là vấn đề tâm lý khi một người thường lo sợ bỏ qua mất một cơ hội . Trong chứng khoán, tâm lý Fomo thường làm cho nhà đầu tư cảm thấy bản thân mình đang thua kém nhà đầu tư khác.
Sở dĩ lại xuất hiện Fomo là bởi thị trường chứng khoán tồn tại một sự cạnh tranh ngầm khốc liệt, từ đó nhà đầu tư luôn ở trong trạng thái mình đang thua kém rất nhiều người xung quanh. Chính tâm lý đó của nhà đầu tư càng khiến sự so sánh diễn ra liên tục, khiến họ luôn lo sợ mình hiện tại đang nằm ở ngoài thị trường và là người thụt lùi trong đầu tư.
Hậu quả, những nhà đầu tư bị Fomo ảnh hưởng sẽ liên tục tham gia đầu tư dựa trên số đông thị trường. Nhưng kết quả mang lại thì không mấy khả quan hoặc thất bại, thua lỗ… Để cảm xúc, Fomo chi phối vào quá trình đầu tư là điều không nên trong thị trường tài chính. Fomo, cảm xúc khiến nhà đầu tư không có sự ứng biến kịp đối với thị trường.
Ví dụ về Fomo: Trên thị trường có một mã cổ phiếu ABC hiện đang nhận được sự chú ý lớn của thị trường. Nhà đầu tư lúc này sẽ lo lắng mình có thể bỏ qua cơ hội để đầu tư vào cổ phiếu ABC. Chính vì thế một vài người sẽ bỏ tiền để mua vào trong khi giá của cổ phiếu đang đạt đỉnh. Nhưng sau khi mua, giá của CP ABC lại sụt giảm liên tục, nhà đầu tư bắt đầu có tâm lý Fomo và bán tháo trên thị trường từ đó gây ra thua lỗ.
2. Những nguyên nhân khiến nhà đầu tư bị tâm lý Fomo
2.1 Fomo tạo ra tâm lý sợ cơ hội bị trôi qua
Một trong những lý do hàng đầu khiến cho Fomo tác động đến người đầu tư. Bởi sự sợ sệt luôn theo chân những người mong muốn thành công trên thị trường. Họ quên đi khả năng kiểm soát cảm xúc và quyết định của bản thân. Từ đó làm kế hoạch đầu tư ban đầu đi không đúng theo dự định.
Tâm lý Fomo khiến nhà đầu tư mua vào những loại cổ phiếu hiện đang liên tục tăng giá nhưng vì tâm lý không muốn bỏ qua cơ hội nên họ lại tiếp tục mua vào. Trong nhiều trường hợp đã đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng, Fomo lại ảnh hưởng đến nhà đầu tư khiến họ không bán ra để chốt lời, sau đó giá trị cổ phiếu lao dốc trong thời gian ngắn và khiến nhà đầu tư thất bại.
2.2 Tâm lý đám đông tạo nên Fomo
Đa số những nhà đầu tư mới làm quen với thị trường đầu tư đều có khá ít kinh nghiệm, kiến thức và sự hiểu biết thị trường chưa được nhiều. Những gì họ thường làm đó là học hỏi kinh nghiệm và chủ động giao dịch liên tục để quen với thị trường.
Tuy nhiên, đây là đối tượng dễ mắc phải Fomo nhất bởi tâm lý của nhà đầu tư mới chưa vững. Thêm vào đó, nhà đầu tư mới dễ bị tâm lý đám đông lôi kéo khiến cho các quyết định đầu tư không thật đúng đắn.
2.3 Fomo khiến ta đặt kỳ vọng quá cao
Kỳ vọng cao hơn so với thực tế là yếu tố khiến nhà đầu tư gặp thua lỗ đáng tiếc, đây là tâm lý của những người mặc phải Fomo. Họ sẽ có suy nghĩ cổ phiếu sẽ liên tục tăng giá trong thời gian tới, mặc dù đã đạt lợi nhuận kỳ vòng nhưng họ vẫn chưa thực hiện bán ra.
Thị trường chứng khoán không phải là một nơi dễ dàng bị chi phối giá. Chính vì thế, những suy nghĩ chủ quan thường sẽ mang lại những hệ quả xấu, từ đó những ai có tâm lý Fomo dễ dàng trở thành đối tượng để thị trường xâu xé.
2.4 Quá tự tin hoặc tự ti
Tự ti vào khả năng hoặc quá chủ quan trong đầu tư, đây là hai yếu tố tạo nên Fomo và khiến họ bỏ qua những tín hiệu quan trọng trên thị trường. Một bộ phần nhà đầu tư mong muốn chứng minh khả năng của mình, không chịu thua kém bất cứ ai sẽ dễ dàng nhận trái đắng khi đầu tư.
Ngược lại, nhà đầu tư không nên tiêu cực, quá tự ti vào khả năng của bản thân. Đây là nhóm đối tượng dễ dàng bị Fomo nhất. Lâm lý Fomo chỉ ảnh hưởng đến những người thiếu bản lĩnh, không duy trì được kế hoạch mình đã lập ra trước đó.
2.5 Mong muốn chiến thắng
Chiến thắng là điều mà bất cứ nhà đầu tư nào cũng mong muốn, tuy nhiên điều này lại sai khi nhà đầu tư muốn mình thắng lớn trong thời gian ngắn. Để sau đó khi gặp thua lỗ, nhà đầu tư sẽ luôn luôn tìm cách để lấy lại khoảng tiền bị mất và tiếp tục thất bại. Đây là hậu quả nặng nề do Fomo tác động.
3. Hậu quả mà tâm lý Fomo gây ra là gì?
Không phải những ai có kiến thức đều cũng có thể kiểm soát được Fomo, Isaac Newton là một nhân vật nổi tiếng, ông rất tự tin khi có thể xác định được vận tốc của những hành tinh. Tuy nhiên ông lại cho rằng sự điên rồ của con người là điều rất khó để xác định.
Vào năm 1720, Newton sở hữu trong tay mình một số cổ phiếu của South Sea Company, đây là công ty nằm trong top những cái tên nổi tiếng tại Anh và được cho phép kinh doanh độc quyền ở Nam Mỹ. Vì thế mà cổ phiếu của nó đã có sự tăng giá mạnh, lúc này Newton đã bán số cổ phiếu đó với mức lợi nhuận gộp đối với khoảng 7000 bảng Anh.
Thế nhưng sau một khoảng thời gian chốt lời, giá cổ phiếu lại liên tục tăng cao hơn những gì mà ông có thể ngờ tới. Chính vì không thể kiềm chế sự tham lam của Fomo, ông lại thực hiện mua lại cổ phiếu với mức giá cao hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi ông thực hiện mua lại cổ phiếu, thị trường lại lao dốc liên tục.
Newton đã mắc Fomo, ông đã mất tất cả số vốn ban đầu và cả số tiền mà ông đã đầu tư là 20.000 bảng Anh. Đây là một số tiền không phải nhỏ tại thời điểm của 1720.
4. Làm thế nào để vượt qua FOMO trong đầu tư
4.1 Nâng cao sự hiểu biết để tránh Fomo
Những trader lâu năm chưa chắc hiểu hết được thị trường và tránh được Fomo. Tuy nhiên, khả năng phân tích kỹ thuật sẽ giúp nhà đầu tư có cơ sở để đầu tư phù hợp, tránh khỏi Fomo. Chỉ có những nhà đầu tư thiếu sự kiên trì và nhất quán mới bị Fomo tác động. Ngoài phân tích kỹ thuật, để tránh Fomo nhà đầu tư cần nghiên cứu báo cáo kinh doanh. Đồng thời có sự so sánh giữa nhiều doanh nghiệp cùng ngành với nhau để hiểu được lợi thế cạnh tranh và khó khăn của họ.
4.2 Tỉnh táo và kiên định
Đây là hai yếu tố giúp yếu tố Fomo khó tác động đến bạn, là một nhà đầu tư chúng ta luôn bị tác động của nhiều nguồn tin tức. Chính vì thế những nhà đầu tư thiếu kiên định rất dễ bị Fomo tác động. Người tham gia chứng khoán cần phải tỉnh táo, giữ một tâm lý ổn định và biết chọn lọc, nhận biết các thông tin điều hướng dư luận. Từ đó có được khả năng tránh Fomo trên thị trường.
4.3 Tránh tâm lý Fomo bằng các xác định đúng thời điểm
Fomo còn khiến nhà đầu tư nhận định sai về điểm chốt lời hoặc cắt lỗ. Vì vậy nhà đầu tư không nên quá tham lam, nên chốt lời đúng lúc và tái đầu tư và một thị trường mới.