Thị trường tiền điện tử hiện tại đang có những biến đổi không ngừng theo thời gian. Đã có rất nhiều những cá nhân tham gia vào thị trường đầy cơ hội này và đổi đời. Tuy nhiên, cũng có không ít những người thất bại và mất hết tài sản khi đầu tư không chính xác vào các đồng coin lừa đảo. Chính vì thế, mỗi trader tiền ảo muốn có được lợi nhuận cần phải kiếm được những đồng tiền ảo có tiềm năng và uy tín. Ripple Coin chính là một trong các nền tảng tiền ảo như vậy. Trong nội dung này, hãy cùng khám phá Ripple và những gì mà đồng coin này có thể đạt được trong tương lai.
1. Ripple là gì?
Ripple là một nền tảng được xây dựng nhằm để triển khai quá trình thanh toán dựa trên thời gian thực. Đây là một mạng lưới chuyển tiền được xây dựng bởi Ripple Labs Inc vào năm 2012 với văn phòng chính được đặt lại Mỹ. Ripple Coin là một dự án tiền ảo được kỳ vọng rất nhiều.
Mục đích của Ripple khi mới được thành lập đó là tạo ra được một thị trường có được sự an toàn cao. Cùng với đó là mức phí giao dịch gần như bằng không hay nói cách khác là miễn phí. Ripple được xây dựng với một mục tiêu duy nhất đó là loại bỏ đi những thủ tục mất nhiều thời gian trong quá trình thanh toán. Từ đó giảm thiểu thời gian xử lý những vẫn có thể đảm bảo được các thông tin quan trọng. Điều mà các phương tiện như thẻ tín dụng, Paypal, ngân hàng hiện nay đang gặp phải.
Về mặt bản chất, Ripple là một dạng tiền điện tử có thể tạo ra được những kết nối rộng lớn đến hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới. Từ đó có thể triển khai được những giao dịch xuyên quốc gia. Vì mục tiêu mà Ripple đặt ra quá lớn và tham vọng. Vì thế mà dự án từ khi được phát triển đã gặp phải những phản ứng dữ dội khi nó có phần nghiên về hỗ trợ các ngân hàng hơn là thay thế ngân hàng như hầu hết các đồng coin như Bitcoin trên thị trường.
2. Lịch sử hình thành của dự án Ripple Coin
Có lẽ mọi người đều biết đến Bitcoin nhưng mà chưa chắc tất cả đều biết một điều rằng, Ripple Coin là một dự án có thời gian ra đời còn trước cả BTC. Cụ thể là vào 2004, Ryan Fugger đã có những sáng kiến đầu tiên về việc tạo ra một môi trường tiền tệ phi tập trung. Hệ thống đã được đưa vào vận hành vào 2005 nhằm để tạo ra những giải pháp an toàn trong quy mô toàn cầu.
Cho tới giai đoạn 2012, ba cái tên đã kế thừa ý tưởng của dự án này đó là David Schwartz, Arthur Britto và Jed McCaleb từ đó tạo nên Ripple Coin hoạt động trên nền tảng có sự tương tự như Blockchain. Tại thời điểm này, Ripple Coin đã được phát triển như một môi trường tập trung nhằm tạo ra những giải pháp giúp cho các tổ chức tài chính và ngân hàng thanh toán nhanh hơn.
3. Ripple Coin giống hay khác so với Bitcoin?
Có thể ở một vài phương diện thì Bitcoin và Ripple Coin sẽ có sự giống nhau. Chúng ta có thể đề cập tới đó là khả năng bị hạn chế vào số lượng của Ripple Coin và Bitcoin. Hai đồng tiền này đều là một loại coin được phát triển dựa trên công nghệ toán học. Hai loại tiền ảo này đều được thực hiện giao dịch ngân hàng, không thông qua một bên thứ 3. Ngoài ra, cả 2 bên đều phát triển công nghệ chống làm giả.
Tuy nhiên, Ripple Coin hay nền tảng Ripple được phát triển để hỗ trợ cho các đồng coin khác trong đó có Bitcoin chứ không được tạo ra nhằm để cạnh tranh. Ripple được xây dựng với mục đích giúp cho các giao dịch được diễn ra mượt mà, nhanh chóng hơn ngay cả những đồng tiền pháp định.
4. Ripple Coin hoạt động như thế nào?
Mặc dù Ripple Coin đã hình thành và hoạt động từ rất lâu, thế nhưng vẫn còn khá nhiều vấn đề mà nền tảng này cần phải giải quyết trong thực tế. Trước mắt Ripple đã có thể xử lý những vấn đề như:
Tốc độ mạng chậm xuất phát từ việc các ngân hàng phải mất một khoản thời gian để xử lý thủ tục trong quá trình thanh toán xuyên quốc gia. Chính vì thế mà khoảng thời gian xử lý thường kéo dài từ 3 cho tới 5 ngày. Tuy nhiên, Ripple Coin có thể cải thiện tốc độ giao dịch xuống còn từ 5 đến 10 giây.
Chi phí cao được xử lý bằng cách giảm bớt đi những số lượng trung gian của quá trình thanh toán quốc tế, nhờ đó mà chi phí có thể giảm xuống một mức 60%.
Tỷ lệ những giao dịch quốc tế thất bại hiện nay đang ở mức 4%. Ripple có thể khiến hệ thống dừng các giao dịch với khả năng thất bại cao trước cả thời điểm nó diễn ra.
Ba yếu tố chính của Ripple Coin có thể kể tới đó là xVia, xRapid và i.e. xCurrent. Thế nhưng người dùng chỉ cần chú ý tới chức năng quan trọng nhất của nền tảng đó là khả năng giao dịch quốc tế giữa các ngân hàng. Đây là một cầu nối mới của các đồng tiền tệ trên thị trường.
5. Ripple Coin có nguồn cung như thế nào?
Xem thêm: https://toptradingforex.com/lina-coin-la-gi-du-doan-gia-lina-coin-va-no-giai-quyet-gi/
Ngay từ thời điểm đầu, nguồn cung của Ripple Coin ra thị trường nằm ở mức 100 tỷ coin. Ở thời điểm hiện tại thì vẫn chưa rõ liệu Ripple có tạo thêm nguồn cung mới nhờ quá trình đào hay không. Ripple Coin cũng không có những dấu hiệu lạm phát khi những chu kỳ đốt coin được diễn ra thường xuyên.
Đây là một trong những cách để hệ thống Ripple ngăn chặn những kẻ muốn spam hệ thống và đồng thời cũng tạo ra được một sự ổn định cho nền tảng.
Một trong các nguyên nhân quan trọng khác đó là có đến 60% lượng Ripple Coin được công ty phát triển nắm giữ trong đó có cả những thành viên sáng lập ban đầu. Vào thời điểm cuối 2017, Ripple đã có động thái chuyển 55 tỷ coin vào một giao kèo để đưa ra thị trường định kỳ thông qua những đối tác hoạt động tại nền tảng. Điều này góp phần giúp cho thị trường có được một nguồn cung ổn định.
Mặc dù nền tảng sẽ không thể tạo ra thêm Ripple Coin thế những những bên kiểm toán thứ 3 sẽ có quyền thêm vào RippleNet. Nhìn chung công ty phát triển dự án hiện tại vẫn đang nắm giữ phần lớn coin trên thị trường.
Mặc dù sở hữu một lượng coin lớn, nhưng về mặt dấu hiệu thao túng thị trường thì vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy Ripple làm việc này. Bên cạnh đó, Ripple còn đưa ra những thông tin về việc sử dụng phần lớn coin để nâng cấp và phát triển hệ thống.
6. Ripple coin tồn tại những ưu và nhược điểm gì?
6.1 Ưu điểm
Ripple Coin có khả năng trở thành một trong những nơi đầu tư an toàn cho người tham gia. Dù cho thị trường gặp phải những biến động đi nữa. Với sự hỗ trợ của các tổ chức lớn, Ripple vẫn có thể giữ được giá trị của mình.
Ngoài cung cấp những tiện ích quan trọng, việc có mối quan hệ đối với những ngân hàng trên thế giới là một điểm mạnh. Nhưng nhìn chung Ripple Coin cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào thị trường, vì vậy khả năng đảm bảo của Ripple cũng không quá cao.
6.2 Nhược điểm
Để đạt được thành công của dự án thì sẽ chịu một sự phụ thuộc vào ngân hàng. Nếu không nhận được sự đón nhận này thì Ripple Coin cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Có khá nhiều người nhận định rằng, Ripple Coin có liên kết với các ngân hàng sẽ phá vỡ đi bản chất của tiền ảo. Bởi công nghệ của tiền kỹ thuật số bắt nguồn từ tính phi tập trung.