Sàn giao dịch chứng khoán có vai trò gì đối với nền kinh tế

0
1734

Trong một không gian mạng đã trở nên phẳng hơn bao giờ hết, những lĩnh vực đầu tư tài chính như chứng khoán đã tiếp cận đến hầu như mọi đối tượng trên thị trường kinh tế. Chính vì thế mà việc đầu tư chứng khoán đã không còn là điều quá lạ với những cá nhân muốn tìm kiếm lợi nhuận. Thị trường chứng khoán trong nước đã đạt được một quá trình phát triển rất dài hơi và tạo ra rất nhiều cột mốc đáng nhớ từ lượng người tham gia cho tới những mức thanh khoản cao. Chính sự phát triển này đã làm thị trường đầu tư chung có được một sức hút rất lớn. Nhà đầu tư khi tham gia vào lĩnh vực này cần lựa chọn cho mình một sàn giao dịch chứng khoán phù hợp.

1. Sàn giao dịch chứng khoán là gì?

Sàn giao dịch chứng khoán là một thị trường chung nơi quy tụ các chủ thể với nhiều nhu cầu khác nhau với mục đích mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Tại đây, sở giao dịch chứng khoán chính là đơn vị đứng ra thực hiện phát hành, niêm yết, thu hồi chứng khoán.

Thị trường đầu tư chứng khoán trong nước.
Thị trường đầu tư chứng khoán trong nước.

Những loại tài sản nhà đầu tư được phép thực hiện giao dịch có thể kể tới gồm có chứng chỉ quỹ, trái phiếu, cổ phiếu và các loại tài sản tài chính khác được cấp thép theo như quy định của sàn giao dịch.

2. Sàn giao dịch có vai trò gì?

2.1 Thị trường huy động vốn

Các doanh nghiệp là những chủ thể đang hoạt động kinh doanh trên thị trường. Các sàn giao dịch sẽ là nơi để những doanh nghiệp thực hiện quá trình mở rộng kinh doanh của mình nhờ vào việc huy động vốn từ thị trường các nhà đầu tư cá nhân, tổ chức. Quá trình huy động vốn diễn ra bằng cách niêm yết cổ phiếu ra thị trường. Những nhà đầu tư cá nhân có thể thực hiện giao dịch các loại cổ phiếu này từ đó giúp các doanh nghiệp, tổ chức có vốn để phát triển kinh doanh.

2.2 Tạo ra thị trường đầu tư tài chính

Sàn giao dịch chứng khoán là nơi để các nguồn vốn nhàn rỗi từ những cá nhân, tổ chức đầu tư có thể tiếp cận vào các doanh nghiệp đang được niêm yết trên thị trường. Điều này giúp tạo ra cơ hội để thu lại lợi nhuận dựa vào khả năng những mỗi đối tượng tham gia.

2.3 Góp vốn cho những dự án của địa phương, nhà nước

Tại đây chính phủ có thể thông qua nhiều hình thức để tiến hành vay vốn trên thị trường với mục đích nhằm để hỗ trợ cho các dự án phát triển theo hình thức phát hành trái phiếu. Những loại tài sản như trái phiếu có thể thay đổi giá trị nhờ vào các sàn giao dịch khi xuất hiện nhiều nhà đầu tư tiến hành mua. Chính vì điều này mà chính phủ không cần phải tiến hành đánh mức thuế quá cao nhằm để có được nguồn vốn phát triển các dự án hạ tầng.

2.4 Đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp và NĐT cá nhân

Các sàn giao dịch chứng khoán trên thị trường thông thường sẽ có những quy định khác nhau trong quá trình thực hiện giao dịch chứng khoán. Chính điều này giúp NĐT cảm thấy an toàn, tự tin hơn trong những trường hợp thị trường bị tác động từ các yếu tố bên ngoài khiến cho giá trị tài sản biến động theo hướng bất ngờ.

2.5 Công cụ đánh giá nền kinh tế

Vai trò của sàn giao dịch đối với nền kinh tế
Vai trò của sàn giao dịch đối với nền kinh tế

Ở sàn giao dịch, mọi biến động của giá trị tài sản đều sẽ chịu ảnh hưởng của thị trường dù trong trường hợp giá trị tăng hay giảm. Giá cổ phiếu của những doanh nghiệp đang có xu hướng ổn định hay tăng lên đều thể hiện nền kinh tế đạt được một sự ổn định. Chính vì thế mà quá trình chuyển động của giá cổ phiếu được xác định như một tín hiệu phát triển hay là một thước đo của tình hình kinh tế nói chung.

3. Các sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam

3.1 Sàn HOSE

HSX hay sàn HOSE, còn được gọi với tên đầy đủ là sở giao dịch CK TP.HCM. Đơn vị này hình thành vào 7/2000 và cho tới hiện tại đã có được hơn 22 năm phát triển trong lĩnh vực chứng khoán. Đây là một trong những đơn vị uy tín trực thuộc cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán của chính phủ tại Việt Nam. Chính vì thế mà NĐT khi thực hiện giao dịch tại đây sẽ có được một sự uy tín cao.

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, HOSE là một trong những đơn vị cung cấp thị trường giao dịch đứng đầu tại Việt Nam. Hầu hết các công ty, doanh nghiệp đều mong muốn được niêm yết trên sàn HOSE. Công chúng sẽ có thể thực hiện giao dịch các mã chứng khoán hiện tại được HOSE niêm yết. Những tổ chức, doanh nghiệp muốn tiến hành niêm yết trên sàn HOSE cần phải đáp ứng được những điều kiện rất khắt khe. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp được xuất hiện trên sàn HOSE đều có một tiềm năng phát triển tốt. Một chỉ số đại diện được HOSE thiết lập nhằm đánh giá trạng thái chung của sàn được gọi là VN – Index.

3.2 Sàn HNX

Sàn giao dịch HNX.
Sàn giao dịch HNX.

Đây là sàn giao dịch chứng khoán đại diện cho sở giao dịch CK tại Hà Nội với quá trình niêm yết của các doanh nghiệp được chính HNX trực tiếp quản lý. Đây là đơn vị sàn giao dịch đứng thứ 2 sau HOSE.

HNX ban đầu được thành lập vào 2005, 5 năm sau khi mà HOSE xuất hiện trên thị trường. Với tên gọi là TTGD CK Hà Nội. Đơn vị này hoạt động tập trung chủ yếu vào việc đấu thầu trái phiếu, đấu giá cổ phần, tổ chức thị trường để mua bán CK được niêm yết. Cho tới thời điểm 2009, sở GDCK Hà Nội đã có một sự thay đổi đó là chính thức hoạt động và thành lập một mô hình CTY TNHH một thành viên với quyền sở hữu của nhà nước cùng với đó là 1000 tỷ vốn điều lệ.

Trải qua một quá trình dài phát triển, quy mô của HNX đã được mở rộng ra rất nhiều với 3 thị trường thứ cấp được hình thành từ đó tạo nên được một nền tảng giao dịch chứng khoán tiên tiến với các loại tài sản giao dịch như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu, thị trường UPCOM, cùng với đó là những phiên tổ chức đấu thầu, đấu giá cổ phần chính phủ.

3.3 Sàn UPCOM

Sàn UPCOM là một thị trường giao dịch chứng khoán được phát triển và quản lý bởi sở GDCK Hà Nội. Tại đây, các doanh nghiệp quy tụ sẽ bao gồm những cái tên chưa được niêm yết trên các sàn lớn như HOSE, HNX.

Tuy nhiên, sàn giao dịch chứng khoán UPCOM cũng cần phải đáp ứng được những điều kiện nhất định để có thể được niêm yết tại đây như các thông tin về báo cáo kinh doanh, chất lượng doanh nghiệp, tính thanh khoản, tính công khai, tính minh bạch…

3.3 Sàn OTC

Sàn giao dịch OTC được xem là một nơi giao dịch phi tập trung. Cụ thể NĐT có thể hiểu rằng đây là một thị trường được tạo ra mà không có một thị trường giao dịch cụ thể, cố định như HNX, HOSE hay UPCOM. Mà thay vào đó những nhà đầu tư sẽ giao dịch dựa vào cơ chế của sàn OTC đó là cơ chế chào giá thương lượng và dựa trên sự cạnh tranh nhờ vào sự hỗ trợ của các kênh thông tin truyền thông từ đó thực hiện giao dịch dựa trên sự đồng thuận,.

Một đặc điểm mà NĐT cần phải biết về sàn giao dịch chứng khoán OTC đó là mức thanh khoản của nó không được tốt nếu không muốn nói là thấp hơn nhiều so với các sàn giao dịch có được sự tập trung như HOSE, HNX hay UPCOM. Thế nhưng lợi nhuận thu lại được vẫn có nếu biết cách giao dịch và có nhiều kinh nghiệm trong quá trình đầu tư chứng khoán.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây