Trái phiếu doanh nghiệp có những loại hình đầu tư nào?

0
3293

Trái phiếu doanh nghiệp là loại tài sản đầu tư không quá xa lạ nếu mọi người có tìm hiểu về chứng khoán. Đây là một lĩnh vực đầu tư mang lại mức lãi suất khá tốt so với thị trường chung, tuy nhiên rủi ro mà NĐT phải đối mặt cũng không nhỏ. Chính vì thế những NĐT mới tìm hiểu cần phải nắm bắt rõ trái phiếu doanh nghiệp là gì để có được chiến lược đầu tư hiệu quả và an toàn nhất khi tham gia thị trường tài chính.

1. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp chính là trái phiếu được các tổ chức phát hành với thời gian ít nhất một năm nhằm để thể hiện khoản nợ với những cá nhân nắm giữ. Trong mối quan hệ này, người đầu tư sẽ là chủ nợ khi thực hiện mua trái phiếu và doanh nghiệp sẽ là con nợ.

Theo đó, doanh nghiệp khi tới hạn sẽ phải có trách nhiệm thanh toán toàn bộ số tiền vốn vay từ nhà đầu tư và chi trả tiền lãi định kỳ cho tới thời điểm đáo hạn.

2. Trái phiếu doanh nghiệp có những đặc điểm gì?

trái phiếu doanh nghiệp
Những điểm đặc biệt của TPDN

Đối với loại tài phiếu này sẽ có những đặc điểm khác biệt so với hầu hết những loại trái phiếu khác trên thị trường, Một trong những điểm khác lớn nhất đó chính là đối tượng phát hành. Cụ thể những điểm khác biệt của loại tài sản đầu tư này sẽ được thể hiện qua:

Lãi suất

Kỳ hạn

Mệnh giá

Hình thức

Nếu so với lãi suất của những hình thức gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp sẽ có phần cao hơn. NĐT có thể tận dụng phần lãi định kỳ sẽ tái đầu tư vào những lĩnh vực khác để khiến chúng tạo ra thêm lợi nhuận.

2.1 Lãi suất của trái phiếu

Đây là một loại tài sản như một công cụ nợ, chính vì thế mà nó cũng sẽ có một vài những quy định riêng về mức lãi suất từ phía bên phát hành đưa ra cho những người mua trái phiếu. Điều này sẽ có sự phụ thuộc vào nhu cầu của những doanh nghiệp sử dụng vốn và các chính sách phát hành vốn của tổ chức. Từ đó khiến cho lãi suất sẽ có sự khác nhau.

Trái phiếu doanh nghiệp cũng tương tự với các loại trái phiếu khác trên thị trường khi nó sẽ được áp dụng 1 trong hai loại lãi suất đó là:

Lãi suất cố định chính là mức lãi được quy định bên trong hợp đồng của quá trình phát hành trái phiếu ra thị trường. Theo đó thì mức lãi suất này sẽ không chịu ảnh hưởng của bất kỳ yếu tố nào trong kỳ hạn của tài sản đầu tư.

trái phiếu doanh nghiệp
Mức lãi suất được tính như thế nào?

Lãi suất thả nổi: Đây là lãi suất trên thị trường có sự biến động dựa vào yếu tố lạm phát, tình hình kinh tế chung. Theo đó lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp sẽ không có một tỉ lệ cụ thể mà nó sẽ biến động dựa trên tình hình thị trường. Theo đó lãi suất sẽ có sự điều chỉnh trong một khoản thời gian và thường diễn ra trong vòng 1 quý, 6 tháng hay 1 năm. Và dĩ nhiên là lãi suất không phải muốn tăng hay giảm một cách tự do. Tại thời điểm trái phiếu được phát hành thì mức điều chỉnh sẽ được công bố dựa trên thỏa thuận giữa các bên tham gia.

Bên cạnh đó trái phiếu còn có thể được áp dụng cả hai cách tính lãi này nhằm mục đích hạn chế những rủi ro có được từ sự biến động của thị trường để đảm bảo nguồn thu cho trái chủ.

Những người tham gia đầu tư trái phiếu cần phải có sự quan tâm về lãi suất được quy định như thế nào. Lãi suất phải phù hợp với tình hình thị trường cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp. NĐT không nên chỉ quan tâm và mức lãi cao và kỳ vọng về mức lời lớn mà bỏ qua yếu tố rủi ro khi tham gia đầu tư vào các loại tài sản này.

2.2 Kỳ hạn và khối lượng

Kỳ hạn của trái phiếu sẽ được các tổ chức phát hành quy định, theo đó mỗi loại trái phiếu sẽ có một kỳ hạn không giống nhau, phụ thuộc vào từng đợt cụ thể. Bên cạnh đó, kỳ hạn dài hay ngắn cũng sẽ bị phù thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp khi huy động vốn.

Một điều mà NĐT cần phải lưu ý khi tham gia vào trái phiếu đó là kỳ hạn của tài sản thường sẽ tối thiểu từ 1 năm. Cụ thể thì sẽ có 3 mốc kỳ hạn đó là từ 1 tới 5 năm, từ 5 đến 12 năm và từ 12 đến 30 năm.

2.3 Mệnh giá và hình thức của trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu sẽ có mệnh giá 100.000đ và được tính theo bội số của 100.000 nếu là tài sản được phát hành tại thị trường trong nước. Trong trường hợp đơn vị phát hành là những doanh nghiệp ở thị trường ngay tại những vùng biên giới thì mệnh giá và cách tính sẽ có phần khác nhau phụ thuộc vào quy định của nơi phát hành.

Theo đó, giá trị niêm yết của tài sản sẽ là mức giá NĐT cần phải chi trả để sở hữu trái phiếu tại thời điểm phát hành. Nhưng khi mà trái phiếu đã là tài sản được giao dịch tại thị trường thứ cấp, lúc này mệnh giá sẽ có biến động giảm hoặc tăng dựa trên thị hiếu của NĐT.

trái phiếu doanh nghiệp
Những hình thức tồn tại của tài sản

Cụ thể thì lúc này giá TP sẽ tăng trong trường hợp nhu cầu của thị trường tăng cao khiến cho tài sản trở nên khan hiếm hoặc bắt nguồn từ quá trình kinh doanh và hoạt động tốt. Ngoài ra yếu tố lãi suất của thị trường giảm đi cũng là nguyên nhân góp gần vào sự tăng giá của trái phiếu.

Trái phiếu khi được đưa ra thị trường có thể tồn tại theo nhiều hình thức như bút toán ghi sổ, dữ liệu điện tử, chứng chỉ… Nếu thời điểm trước thì trái phiếu được thể hiện thông qua những loại giấy tờ vật lý thì hiện tại, mọi dữ liệu đều được thể hiện qua lệnh đặt. Thông tin sẽ được lưu trữ trong hệ thống về quyền sở hữu, NĐT không cần phải lo lắng việc những giấy tờ này bị lạc mất hoặc đánh rơi. Điều này giúp tài sản được bảo vệ tốt hơn và tiết kiệm chi phí quản lý.

3. Trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường có những loại nào?

Trái phiếu được các tổ chức phát hành sẽ được chính thành nhiều loại, NĐT có thể tham khảo một số các loại trái phiếu như:

Dựa theo hình thức sẽ có hai loại đó là TP ghi danh và TP vô danh.

Phân chia theo lãi suất sẽ có TP lãi suất cố định, TP lãi suất thả nổi và TP lãi suất bằng không.

Phân chia theo tính chất thì TP sẽ được chia thành TP  có quyền mua CP, TP có thể mua lại, TP chuyển đổi.

Đây là cách phân chia các loại TP giúp NĐT có thể nhận biết được một cách rõ ràng nhất các loại tài sản đầu tư. Dựa vào những tính chất đặc trưng này mà NĐT có thể thực hiện giao dịch với một chiến lược cụ thể. Đây là các loại tài sản có thể được niêm yết hoặc không.

Nếu trái phiếu trên thị trường đã được tiến hành lưu ký và đăng ký tại cơ quan lưu ký thì đồng nghĩa với việc tài sản đầu tư này đã được niêm yết. Các loại tài sản này sẽ trở thành một loại hình đầu tư xuất hiện tại những đơn vị tập trung. Còn đối với trái phiếu doanh nghiệp không có ràng buộc mà diễn ra chỉ dựa vào thỏa thuận thì chúng sẽ được mua bán chủ yếu ở các sàn OTC hay còn gọi là trái phiếu phi tập trung. Mặc dù không được niêm yết nhưng nó vẫn được rất nhiều NĐT thực hiện mua bán thường xuyên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây