ALM là gì? Tại sao ALM lại quan trọng trong tài chính

0
3578

Những đơn vị, tổ chức tài chính lớn hay ngân hàng luôn luôn hoạt động dưới những rủi ro nhất định. Đối với ngân hàng đó là những rủi ro tiềm ẩn về lãi suất, tài sản… Chính vì thế ALM ra đời sẽ là một cách giúp những tổ chức này phân tích và kiểm soát những rủi ro tiềm ẩn trong hệ thống. Có thể nói, ALM sẽ bao gồm những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Hãy cùng tôi tìm hiểu ALM là gì? Vai trò của ALM trong tài chính.

1. ALM là gì?

ALM chính là một nhóm những người thực hiện nghiệp vụ tài chính nhằm cân bằng các yếu tố về nợ hiện có và tài sản trong khi các yếu tố này chịu tác động trực tiếp của lãi suất và thanh khoản. Mọi yếu tố như tiền tệ, lãi suất và tài sản đều ẩn chứa những rủi ro.

ALM là gì? Tại sao ALM lại quan trọng trong tài chính
Hình 1: ALM là gì?

Những ngân hàng hay các tổ chức sẽ là những đối tượng chịu tác động trực tiếp của rủi ro này. Với mục đích duy trì IRR ở mức phù hợp bằng cách đưa ra chiến lược, chính sách sản phẩm, phân phối, áp dụng lãi suất để có thể tạo ra thanh khoảng tốt và kiềm chế rủi ro ở mức phù hợp.

Nếu không quá hiểu sâu về tài chính, ta cũng có thể hiệu đơn giản ALM chính là quá trình đưa ra các kế hoạch với nhiều quyết định nhằm có thể kìm hãm lại những rủi ro mà tổ chức đang đối mặt. Từ đó ALM đảm bảo được sử tăng trưởng tốt và liên tục cho một tổ chức thông qua những tác động nghiệp vụ tạo ra sự cân bằng giữa tài sản đang có và nợ.

2. Vai trò của ALM trong tài chính ngân hàng là gì?

Có thể nói ALM là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy hoạt động của các hệ thống quản lý của những ngân hàng hay tổ chức tài chính. Ngày nay, với sự thay đổi không ngừng của trị trường bản thân những nhà đầu tư cũng có thể cảm nhận được sự thay đổi với tốc độ cao của thị trường tài chính quốc tế. Sự cạnh tranh lẫn nhau ngày càng mạnh hơn dẫn đến những tác động lớn đến nợ và tài sản. Không chỉ tế những yếu tố như lãi suất và tỷ giá tiền tệ cũng đang tạo ra rất nhiều sức ép đối với ngân hàng và tổ chức tài chính.

ALM là gì? Tại sao ALM lại quan trọng trong tài chính
Hình 2: Tầm quan trọng của ALM.

Chính vì thế, những quyết định được ALM đưa ra đều phải dựa trên sự đo lường, thống kê một cách chính xác. ALM không thể hành động một cách thiếu chính xác, chính vì thế mà phải cần những kế hoạch tổng thể và mang tính cấu trúc, toàn diện cao. Theo đó ALM sẽ tổ chức và đưa ra những cách quản lý rủi ro mà họ dự kiến sẽ gặp phải bằng chiến lược hoạt động trong thời gian dài. Nhằm có thể phản ứng và kiểm soát được tài sản khi những rủi ro như tín dụng, lãi suất, tỷ giá… xảy ra. Đấy là còn chưa kể đến những rủi ro trong quá trình hoạt động, thanh khoản.

Những rủi ro này xảy ra bởi sự bất cập của những ngân hàng trong suốt quá trình hoạt động trên thị trường. Những rủi ro này tồn tại và tác động rất mạnh đến quá trình duy trì hoạt động, sự phát triển của tổ chức. Nó còn ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của một hệ thống tài chính. Chính vì thế mà ALM mới được hình thành để có thể kiểm soát được vấn đề này.

Trong thực tế, những cá nhân được tuyển chọn vào ALM thường sẽ là những người có nhiều kinh nghiệm chinh chiến và có hiểu biết về tài chính.

3. Khung ALM

Mục đích của nghiệp vụ ALM đó là đưa ra những quyết định để có thể tạo ra được lợi nhuận đồng thời phải đảm bảo được khả năng hoạt động lâu dài của tổ chức tài chính. Để có thể đảm bảo được hai điều này, ALM sẽ can thiệp vào việc quản lý những chỉ số như Net Economic Value(NEV), Net Interest Margin(NIM),… nhờ sự tác động của các yếu tố có liên quan đến những chỉ số này trong việc cơ cấu và cân đối nguồn vốn và tài sản. Chính vì thế những yêu cầu quan trọng mà ALM cần phải đạt được đó là:

ALM là gì? Tại sao ALM lại quan trọng trong tài chính
Hình 3: Những nội dung hoạt động của ALM

ALM đảm bảo được nguồn vốn: Trong đó phải đảm bảo được mức độ an toàn vốn của chính ngân hàng ở mức an toàn(CAR, CET1, Capital buffer,…

ALM đảm bảo tính thanh khoản: Kiểm soát được sự cân bằng về dòng tiền, mức dự trữ tiền tệ, khả năng thanh toán trong 30 ngày. Ngoài ra phải đảm bảo được mức dư nợ cân bằng theo một tỷ lệ nào đó so với mức vốn huy động, mức độ mua bán vốn của tổ chức, khả năng duy trì của thanh khoản….

ALM kiểm soát được rủi ro lãi suất(IRRBB: Interest Rate Risk in the Banking Book):  Đảm bảo được rủi ro của lãi suất nằm ở mức an toàn, quản lý được lãi thuần, chênh lệch định giá, trái trị vốn chủ sở hữu….

4. ALM có hệ thống hoạt động như thế nào?

Bộ phận đứng đầu để có thể quản lý được ALM đó chính là ALCO sẽ gồm có những người thuộc BODS để đảm bảo những điểm sau đây:

Có thể đảm bảo được sự cân đối và tính phù hợp, hiệu quả của những rủi ro.

Kiểm tra, thống kê và đưa ra được những phương pháp sử dụng và huy động vốn, ALM đưa ra quy định trong việc di chuyển vốn trong tổ chức.

ALM phân tích và xây dựng lãi suất, những mức giá cho các loại sản phẩm của tổ chức, quản lý được khoản nợ và tài sản.

ALM quản lý quá trình kinh doanh của ngân hàng và đảm bảo toàn bộ hệ thống làm việc theo kế hoạch để kiểm soát rủi ro lãi suất, thanh khoản.

Hỗ trợ cho ALCO sẽ có những bộ phận phía dưới bao gồm phòng quản lý lãi suất và phòng quản lý thanh khoản. Cụ thể:

ALM là gì? Tại sao ALM lại quan trọng trong tài chính
Hình 4: ALM làm việc như thế nào?

ALM: Có trách nhiệm luân chuyển vốn bên trong nội bộ tổ chức để có thể duy trì được hoạt động cho vay. Từ đó ALM kiểm soát được dòng tiền ra và vào của ngân hàng trong ngày, đảm bảo được sự thông suốt trong vận hành. Tạo ra FTP để có thể đảm bảo được khả năng tạo ra lợi nhuận và thanh khoản. Tổ chức kế hoạch cho vay và khả năng huy động phù hợp để có thể tạo ra được sự tối ưu trong sự cân đối của nguồn vốn và tài sản.

ALRM: Đây là phòng ban có nhiệm vụ kiểm tra và rà soát những rủi ro bên trong bảng cân đối về những vấn đề tiềm ẩn bên trong lãi suất và thanh khoản. Cụ thể ALRM sẽ cùng với ALM phối hợp để kiểm soát tốt những tiêu chí an toàn trong quá trình hoạt động(LCR, NSFR,…)

5. Những hoạt động của ALM trong thực tế

Trong thực tế, những công việc mà AlM sẽ thực hiện tại các ngân hàng sẽ là người quản lý tài sản. Những công việc mà ALM đảm nhận trong hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính có thể kể đến dưới đây:

ALM sẽ thực hiện những nghiệp vụ kinh doanh và giao dịch của tổ chức. Cụ thể ALM có thể thực hiện những nghiệp vụ như: chứng khoán, trái phiếu, lãi suất, vốn, vay nợ, tín phiếu,…

ALM sẽ là phòng ban trực tiếp kiểm soát và đánh giá những hoạt động của ngân hàng về tính thanh khoản, lãi suất…. từ đó đưa ra những quyết định để có thể hạn chế và kìm hãm những rủi ro tìm ẩn bên trong những khoản vay.

ALM quản lý và tính toán giám sát những bảng cân đối tài sản nợ, có.

Triển khai kế hoạch, đảm bảo thực thi những dự án của FTP VÀ ALM.

ALM sẽ hỗ trợ ALCO trong quá trình quản lý và hoạt động.

Tham gia vào quá trình hoạt đào tạo và bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ cho hệ thống…

Vai trò của ALM trong tài chính là rất quan trọng, đây có thể nói là một bộ phận không thể thiếu khi những tổ chức tài chính hoạt động. Nội dung về ALM sẽ khá chuyên sâu về hệ thống nghiệp vụ tài chính. Hy vọng bạn đã nắm được những yếu tố chính mà tôi đã chia sẻ ở trên.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây