Thị trường chứng khoán hiện tại đang là một kênh kiếm tiền hiệu quả dành cho nhà đầu tư sở hữu nguồn vốn nhàn rỗi. Thế nhưng, đối với một người mới tham gia chứng khoán, việc phải hiểu được bảng giao dịch chứng khoán là điều tối thiểu phải biết. Những thông số trên bảng giao dịch sẽ giúp nhà đầu tư nắm bắt thông tin theo thời gian thực. Từ đó hiểu được biến động của thị trường và đưa ra kế hoạch mua bán phù hợp nhất.
1. Bảng giao dịch chứng khoán là gì?
Bảng giao dịch chứng khoán là nơi tập trung các loại trái phiếu, cổ phiếu được niêm yết trên thị trường. Giá cả của cổ phiếu, trái phiếu sẽ thay đổi theo thời gian thực và được hiển thị lên trên bảng giá. Bảng giao dịch giúp nắm bắt thông tin về loại cổ phiếu mà mình đầu tư.
Những thông tin về các loại cổ phiếu sẽ được hiển thị khá chi tiết với công dụng theo dõi giá. Vì thế, bản giao dịch giúp người đầu tư có thông tin về biến động của các loại cổ phiếu để đưa ra lệnh mua bán phù hợp.
Tại thị trường trong nước, hai sàn giao dịch chứng khoán có lượng nhà đầu tư hoạt động đông đảo nhất đó là HNX và Hose. Mặc dù hai sàn giao dịch này có bảng giá với giao diện khác nhau. Tuy nhiên, các thông tin được hiển thị trên bảng điện tử chứng khoán đều tương tự nhau với nguồn dữ liệu được mang về từ 2 Sở Giao Dịch và Trung tâm Lưu Ký.
Ngoài 2 sàn giao dịch có số lượng nhà đầu tư hoạt động đông đảo, chúng ta còn có sàn UpCoM hoạt động trên thị trường với chức năng trung chuyển. Với mục đích nhằm để khuyến khích những công ty, doanh nghiệp hiện tại tiến hành niêm yết trên sàn giao dịch.
2. Những thông tin về bảng giao dịch chứng khoán/
2.1 Ý nghĩa các tên cột
1. Mã CK: Đây chính là mã của các loại chứng khoán, mỗi doanh nghiệp khi được niêm yết sẽ có một mã riêng. Thông thường các mã của doanh nghiệp chính là tên được viết tắt, chẳng hạn như VNM, FPT…
2. TC: Với màu sắc đặc trưng là màu vàng, đây là giá tham phiếu hay còn gọi là giá đóng cửa của phiên hôm trước. Đây là giá được sử dụng nhằm xác định giá trần và giá sàn.
Lưu ý: 2 sàn HNX và Hose sử dụng cách xác định giá như đã nói phía trên. Chỉ riêng sàn UPCoM có các xác định giá tham chiếu bằng cách tính bình quân các phiên gần nhất.
3. Trần: Đặc trưng là màu tím, đây là mức giá cao nhất trong ngày mà nhà đầu tư thực hiện mua hoặc bán. Lưu ý, giá trần sẽ tăng so với giá tham chiếu cụ thể là 10% đối với HNX, 15% đối với UPCoM, và 7% đối với HoSE.
4. Sàn: Có màu đặc trưng là xanh dương thể hiện mức giá thấp nhất trong ngày mà nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán hoặc mua. Lưu ý, đối với UPCoM giá sàn sẽ giảm đi 15%, 10% đối với HNX và 7% đối với HoSE.
Người tham gia giao dịch chứng khoán sẽ chỉ được phép giao dịch nằm trong khoản giá trần và giá sàn, mua bán ngoài khoảng này thì giao dịch sẽ không được thực hiện.
5. Tổng KL: Tổng khối lượng là tổng cổ phiếu được giao dịch trong một phiên, giao dịch càng nhiều thì tính thanh khoản cổ phiếu đó càng cao.
6. Bên mua: Mỗi bảng giá sẽ thể hiện 3 mức đặt giao dịch ứng với một khối lượng cụ thể.
7. Bên bán: Sẽ hiển thị một mức giá bán thấp nhất kèm theo khối lượng bán tương ứng.
8. Khớp lệnh: Thể hiện được mốc giá khớp lệnh gần nhất của một loại cổ phiếu, bao gồm các thông tin liên quan đến giá, khối lượng cùng biên độ giá.
9. Giá: Tại phần giá sẽ thể hiện 3 cột tương ứng với 3 mức giá cao, trung bình và thấp. Ba mức giá này sẽ thể hiện biên độ biến động của cổ phiếu trong một phiên.
10. Dư: Thể hiện số lượng cổ phiếu hiện tại đang phải đợi để khớp lệnh mua, bán là bao nhiêu.
11. ĐTNN: Đây là cột dành cho những nhà đầu tư nước ngoài. Thể hiện số lượng cổ phiếu được nhà ĐTNN giao dịch trong đó bao gồm cột mua và cột bán.
2.2 Quy định về màu sắc
Màu tím: Thể hiện sự tăng giá kịch trần của những loại mã chứng khoán so với mốc giá tham chiếu.
Màu xanh lá cây: Thể hiện giá của cổ phiếu tăng nhưng chưa chạm đến trần.
Màu vàng: Biểu thị giá tăng so với mốc giá tham chiếu của cổ phiếu.
Màu đỏ: Giá của cổ phiếu hiện tại đang giảm so với mức giá tham chiếu.
Màu xanh dương: Giá hiện tại đang giảm và chạm đáy.
2.3 Các loại chỉ số trên bảng giao dịch chứng khoán
VN-Index là loại chỉ số thể hiện sự giao động về giá của các mã chứng khoán tại HoSE. Nhà đầu tư nhìn nhận chỉ số VN-Index để đánh giá thị trường.
VN30-Index thể hiện chỉ số về giá của những doanh nghiệp thuộc top 30 được niêm yết tại HoSE. Top 30 được chọn lọc dựa trên giá trị vốn hóa, tranh khoản và một số các điều kiện khác.
Chỉ số HNX-Index: Đây là chỉ số thể hiện sự biến động về giá cả của những mã chứng khoán hoạt động trên sàn HNX-Index.
Chỉ số VNX Allshare: Chính chất tương tự như VN-Index và HNX-Index khi nó thể hiện sự biến động giá của thị trường chứng khoán trên sàn HNX và cả HoSE.
HNX30-Index là chỉ số tương tự như VN30-Index khi nó thể hiện sự biến động của thị trường chứng khoán đối với các mã cổ phiếu của 30 doanh nghiệp có vốn hóa và thanh khoản cao.
Chỉ số UPCoM: Thể hiện sự giao động về giá của thị trường chung trên sàn UPCoM.
3. Đánh giá về bảng giao dịch của SSI
Trên thị trường hiện tại ngoài HoSE, HNX ra thì có khá nhiều những đơn vị cung cấp bảng giao dịch chứng khoán với nhiều điểm tiện lợi. Chẳng hạn như SSI, iBoard là ứng dụng mang đến nhiều tiện ích cho người tham gia thị trường chứng khoán. Với cách hiển thị thông tin chi tiết, đa dạng, kể cả những thông tin liên quan đến doanh nghiệp cũng được hiển thị giúp nhà đầu tư nắm bắt thông tin kinh tế chung.
Các loại chỉ số, biểu đồ, giá cả đều được iBoard mang đến nhanh chóng theo thời gian lực. Những công cụ kỹ thuật phân tích xu hướng, công cụ định giá đều được cung cấp miễn phí. Hiện tại SSI là đơn vị duy nhất mang đến thông tin thị trường có sự kết hợp của chứng quyền realtime – với thông tin được lấy từ sở giao dịch, tỷ lệ chuyển đổi, điểm hòa vốn, độ lệnh, giá thực hiện…
4. Tổng kết
Quá trình đầu tư chứng khoán đòi hỏi phải tìm hiểu nhiều thông tin, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thì mới có thể thành công. Đọc bảng giao dịch là bước đầu để làm quen với thị trường đầu tư, để giúp các lệnh đặt đạt được hiệu quả, nhà đầu tư cần phải xác định được xu hướng tăng hay giảm giá của thị trường. Bảng giá chỉ có công dụng giúp người đầu tư nắm bắt tình hình chung của thị trường, biết được mã cổ phiếu nào có thanh khoảng tốt, hay không tốt.
Hiện nay các bảng giao dịch chứng khoán trên thị trường cung cấp nhiều công cụ hơn để thực hiện việc phân tích, Bạn cũng có thể tham khảo bảng giao dịch của SSI hoặc Tradingview,… Ngoài ra, nhân viên chăm sóc khách hàng luôn túc trực để giải đáp thắc mắc. Vì thế nếu có vấn đề hãy liên hệ hotline để được hỗ trợ. Đây là toàn bộ những thông tin về bảng giao dịch chứng khoán. Những kiến thức nền ban đầu sẽ giúp nhà đầu tư mới vững chắc hơn trong chặng đường đầu tư của mình.