Bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng và điều bạn cần biết

0
2658

Khi có nhu cầu đầu tư kinh doanh, hoặc có một số tiền nhàn rỗi trong tài khoản, bạn sẽ nghĩ đến việc vay mượn hoặc gửi tiền tiết kiệm ngân hàng lấy lãi suất. Bảng lãi suất ngân hàng là khác nhau tùy vào ngân hàng cũng như thời gian, dưới đây là vài thông tin về lãi suất tiền gửi cũng như bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng cập nhật mới nhất.

1. Tiền gửi ngân hàng là gì?

Tiền gửi ngân hàng là số tiền nhàn rỗi bạn tiết kiệm được, gửi nhờ ngân hàng giữ hộ, hay nói cách khác là ngân hàng vay tiền bạn và dùng số tiền đó đi đầu tư kiếm lời, bên cạnh đó thì ngân hàng sẽ gửi cho bạn một khoản tiền, thường là vài phần trăm mỗi năm. 

Phần trăm đó được gọi là lãi suất tiền gửi, bạn gửi càng nhiều tiền bạn nhận được càng nhiều. Tiền gửi ngân hàng được phân thành nhiều loại như:

Mục đích bạn gửi tiền: gửi tiết kiệm, gửi thanh toán

Thời gian gửi: có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn.

Người gửi là ai: cá nhân hay tổ chức gửi tiền

Theo loại tiền ngoại tệ: tiền VNĐ, tiền đô,…

Số tiền lãi bạn nhận được sẽ phụ thuộc phần lớn vào bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng được chọn, bạn gửi tiền trong bao lâu, số tiền bạn gửi là bao nhiêu và thời điểm mà bạn gửi tiền. Ngày nay, lãi suất tiền gửi có thể chia làm 2 loại là có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng và điều bạn cần biết
Xem lãi suất gửi qua bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng

2. Gửi không kỳ hạn và cách tính lãi suất

Ở mỗi hình thức gửi tiền, sẽ có cách tính lãi suất khác nhau, bạn cần xác định hình thức gửi ngay từ đầu để tính được lãi suất nhận được chính xác nhất.

Ở loại lãi suất không kỳ hạn tức là không xác định mức thời gian mà bạn gửi tiền vào ngân hàng, bạn có thể rút tiền vào bất cứ thời điểm nào mà không cần báo trước với ngân hàng.

Công thức tính lãi suất không kỳ hạn như sau:

Tiền lãi nhận được= [số ngày gửi thực tế * lãi suất (%) * số tiền gửi] / 360

Ví dụ như: bạn gửi 100 triệu đồng với lãi suất 2%/ năm không kỳ hạn tại ngân hàng. Sau 5 tháng bạn quyết định rút tiền, số tiền lãi được tính bằng:

[100,000,000 * 2% * 150 ( 5 tháng là 150 ngày)] / 360 = 833,333,333 VNĐ

Vậy số tiền lãi bạn nhận được sau 5 tháng gửi với 100 triệu là khoảng 833 nghìn VNĐ.

Bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng và điều bạn cần biết
Lãi suất không kỳ hạn và cách tính

3. Gửi có kỳ hạn và cách tính lãi suất

Trái ngược với lãi suất có kỳ hạn, ở hình thức này, khi bạn gửi tiền vào ngân hàng, bạn sẽ phải chọn một mốc thời gian gửi nhất định, có thể theo tháng, theo quý hay là năm. Nếu bạn rút trước thời hạn, bạn sẽ không nhận được lãi suất, tuy nhiên lãi suất ở cách này thường cao hơn là không kỳ hạn.

Vì mức thu lợi cao, nên nhiều người có số tiền nhàn rỗi thường chọn hình thức này để gửi tiền nếu không có nhu cầu phải rút sớm.

Công thức tính lãi suất có kỳ hạn theo ngày:

Tiền lãi nhận được= [số ngày gửi thực tế * lãi suất (%) * số tiền gửi] / 360

Công thức tính lãi suất có kỳ hạn theo tháng:

Tiền lãi nhận được= [số tháng gửi thực tế * lãi suất (%) * số tiền gửi] / 12

Ví dụ: lấy ví dụ ở trên nhưng ở đây bạn gửi kỳ hạn 1 năm, sau khi hết kỳ hạn 1 năm, số tiền lãi bạn nhận được sẽ là

100,000,000*2% = 2,000,000 VNĐ

Nếu bạn chỉ gửi tiết kiệm trong thời hạn 6 tháng, sau 6 tháng bạn sẽ nhận được số tiền là:

[100,000,000 * 180 * 2%]/360 = 1,000,000 VNĐ

Bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng và điều bạn cần biết
Lãi suất có kỳ hạn và cách tính

4. Lãi suất tiền gửi ngân hàng cá nhân tại quầy

Dưới đây là bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng được cập nhật vào tháng 10 năm 2021 khi khách hàng giao dịch trực tiếp tại quầy, bảng được chia ra thành các hạn mức gửi theo thời gian khác nhau từ 1 tháng đến 24 tháng.

Ở bảng lãi suất ngân hàng này, màu xanh lá đại diện cho % cao nhất trong thời gian gửi còn màu đỏ là thấp nhất trong thời gian gửi

Bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng và điều bạn cần biết
Bảng lãi suất tiền gửi khi giao dịch tại quầy

5. Bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng khi giao dịch online:

Dưới đây là bảng lãi suất tiền khi gửi ngân hàng được cập nhật vào tháng 10 năm 2021 khi khách hàng giao dịch online, bảng được chia ra thành các hạn mức gửi theo thời gian khác nhau từ 1 tháng đến 24 tháng.

Ở bảng lãi suất các ngân hàng này, màu xanh lá đại diện cho % cao nhất trong thời gian gửi còn màu đỏ là thấp nhất trong thời gian gửi

Bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng và điều bạn cần biết
Bảng lãi suất tiền gửi khi giao dịch online

6. Sự biến động của lãi suất theo thời gian gần đây:

Một số ngân hàng như Sacombank, PGBank, SHB,… bỗng nhiên bất ngờ tăng lãi suất huy động ở thời gian gần đây sau vài tháng chững lại vì covid 19. SHB đã tăng thêm từ 0.1 – 0.3 % lãi suất trong biểu đồ lãi suất huy động gần đây so với thời gian trước.

Chi tiết hơn, lãi suất kỳ hạn thời gian dài như 12 tháng được thay đổi từ 5,8%/ năm, 6,55%/năm đối với 24 tháng, còn cao nhất là 5,75%/ năm ở khung thời gian 6 tháng, 6,4%/năm đối với khoảng 36 tháng tùy theo số tiền mà người giao dịch gửi tại ngân hàng.

Có nhiều mức kỳ hạn cũng được thay đổi lãi suất tại ngân hàng Techcombank (TMCP Kỹ thương Việt Nam). Khách hàng sẽ nhận được mức lãi suất là 2,9%/năm khi gửi ít nhất 3 tỷ đồng trong khung thời gian từ 1 đến 2 tháng, áp dụng với khách hàng thường dưới 50 tuổi, 4,6%/năm trong khung thời gian 6-11 tháng và 5,2%/năm khi gửi ít nhất 12-35 tháng.

Đây cũng là lần đầu tiên Techcombank thay đổi biểu lãi suất kể từ tháng 2.

Ở một vài ngân hàng, lãi suất vẫn giữ trạng thái ổn định, tuy nhiên, những ngân hàng này thường phát hành thêm trái phiếu cho số vốn hoạt động, mang lãi suất cao từ 1 đến 1,2%/năm so với tiền gửi tiết kiệm. Ví dụ như VietinBank đã cho ra thị trường 1.500 tỷ đồng trái phiếu trong khung thời gian là 8 năm, 85 tỷ đồng trái phiếu trong 15 năm với lãi mức là 6,475%/năm. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (AgriBank) cũng cho ra trái phiếu 7 năm khoảng 1.789 tỷ đồng với mức lãi suất là 6,88%/năm…

Bên cạnh lãi suất thị trường, lãi suất liên ngân hàng cũng có sự biến đổi ở tuần cuối tháng 5 vừa qua. Số lượng giao dịch trên thị trường này đang tăng trở lại với cung cầu vay mượn tiền ngày càng tăng nhanh theo báo cáo thường niên của các tổ chức tín dụng, báo cáo của ngân hàng nhà nước theo thống kê từ báo cáo chi nhánh các ngân hàng nước ngoài.

Lạm phát sẽ làm lãi suất tăng cao

Lý do dẫn đến lãi suất liên ngân hàng có sự thay đổi đáng kể này là do thời gian gần đây, các ngân hàng liên tục tăng trái phiếu đã làm cho tình hình thanh khoản trở nên căng thẳng, điều này làm cho lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh mẽ gần đây, theo TS. Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chinhs – Ngân hàng cho biết.

Bên cạnh đó, những tháng đầu năm xuất hiện sự tăng mạnh trong việc vay mượn, nhưng việc gọi vốn lại không đi với thực tế vay tiền này, dẫn đến những khó khăn về tính thanh khoản.

Lời kết

Trên đây là bảng lãi suất tiền gửi ngân hàng chia ra làm các thời gian gửi khác nhau với một bảng là khi bạn giao dịch trực tiếp và 1 bảng là giao dịch trực tuyến. Trước khi quyết định gửi tiết kiệm, bạn nên tính toán trước số tiền lãi của mình là bao nhiêu và rủi ro như thế nào trước khi quyết định.

Tổng hợp: topforexsite.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây