Khi bạn trở thành nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hoặc thị trường ngoại hối forex, chắc chắn bạn không còn xa lạ gì khi người ta nhắc nhiều đến biểu đồ nến Nhật. Bài viết sẽ cho bạn biết biểu đồ nến Nhật là gì và cách phân tích biểu đồ nến đơn giản để bạn có những kỹ thuật phân tích chuyên sâu về thị trường đầu tư.
1. Mô hình nến Nhật là gì?
Trước khi xem qua cách đọc biểu đồ hình nến, ta nên tìm hiểu một chút về mô hình nến Nhật. Mô hình nến Nhật là một dạng biểu đồ thể hiện sự thay đổi của giá cả, sự biến động tăng giảm của thị trường về tỷ giá, đồng thời thể hiện tâm lý của trader (nhà đầu tư) trong phiên giao dịch. Mô hình nến Nhật là một trong những yếu tố trong phân tích kỹ thuật đầu tư. Bên cạnh nến nhật thì còn có biểu đồ đường thẳng, bieur đồ vùng, biểu đồ nến holo, mô hình heiken ashi,…
Nghe tên thì bạn cũng biết được rằng mô hình này xuất phát từ Nhật Bản ở thế kỷ 18, ngày xưa khi giao dịch gạo, một người Nhật tên là Munehisa Homma đã nghĩ ra mô hình này để dự báo giá gạo để có thể mua trước dự trữ. Nhưng người mang mô hình này đến với các sàn giao dịch đầu tư là Steve Nison, ông tìm ra mô hình này khi làm việc chung với các công ty môi giới ở Nhật, từ đó, biểu đồ nến Nhật được xem là một công cụ quan trọng trong thị trường tài chính và được sử dụng phổ biến, do đó cách đọc biểu đồ nến là điều cần phải biết.
Màu nến thường được biết đến phổ biến là đỏ khi nến giảm và xanh lá khi nến tăng. Tuy nhiên, mỗi sàn giao dịch có thể sử dụng màu nến khác nhau, có thể là vàng khi tăng và xám khi giảm.
2. Ứng dụng của cách đọc biểu đồ hình nến
Mô hình nến Nhật biểu thị được sự thay đổi về giá của bên mua và bên bán, từ đó mà các nhà đầu tư cơ thể biết được là nên mua hay nên bán sẽ có ưu thế cho mình hơn để ra quyết định, mô hình này có các ứng dụng như:
- Được xem là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng rộng rãi khắp thế giới vì lượng thông tin cung cấp được cho các nhà đầu tư.
- Mô hình nến Nhật còn có lợi trong việc hỗ trợ và kháng cự, sẽ rất khó khăn cho nhà đầu tư khi sử dụng biểu đồ đường trong việc phân tích vấn đề này.
- Được coi là công cụ để đo lường tâm lý hành vi quan trọng và chính xác nhất cho các trader khi giao dịch.
- Thông qua việc hiểu cách đọc biểu đồ, bạn sẽ nắm được dấu hiệu khi giá có nguy cơ đổi chiều, vùng tích lũy và đưa cho bạn lời khuyên nên mua hay bán ở phiên tiếp theo.
3. Cách đọc biểu đồ hình nến
Nhìn chung thì nến Nhật có cấu tạo cơ bản như sau:
Thân nến thể hiện giá mở cửa (open và giá đóng cửa (close) trong một khoảng thời gian tùy vào sự lựa chọn của bạn. Ví dụ như bạn xem biểu đồ 1 giờ, thì mỗi câu nến Nhật sẽ đại diện cho giá trong 1 giờ, nếu trong giờ đó giá giảm thì là màu đỏ, giá tăng là màu xanh.
Bóng nến (hay còn gọi là tim nến, râu nến,…) thể hiện mức giá cao nhất (highest) cung như thấp nhất (lowest) của giá cả trong khoảng thời gian mà bạn chọn.
Nến Nhật có hai loại, 1 là tăng 2 là giảm và được thể hiện qua màu sắc của nến.
Màu xanh lá thường đại diện cho nến tăng, điểm đặc biệt là giá đóng cửa luôn cao hơn giá mở cửa.
Màu đỏ thường đại diện cho nến giảm, điểm đặc biệt là giá đóng cửa luôn thấp hơn giá mở cửa.
Biểu đồ nến Nhật cho các nhà đầu tư nhiều thông tin hơn về sự biến động của giá cả so với biểu đồ dạng đường (line). Ví dụ như một cây nến không có bóng, thân lại dài, màu xanh, cho các nhà đầu tư biết được rằng giá cả đã tăng liên tục và được chốt ở mức giá cao nhất vào cuối phiên. Từ manh mối này, các nhà đầu tư hiểu được rằng lượng cầu tăng cao và có thể đưa ra các quyết định hợp lý.
Từ màu sắc của nến, thân nến, bóng nến, các nhà đầu tư có thể đánh giá sự dịch chuyển của thị trường, dự báo được các dấu hiệu giá cả đảo chiều thông qua giá mở, đóng cửa, cao nhất cũng như thấp nhất trong phiên. Ví dụ như khi thị trường có xu hướng tăng, một cây nến xanh có thân ngắn, bóng trên dài thể hiện được rằng người mua đang có lợi thế lúc đầu, nhưng dần bị áp đảo bởi bên bán. Có thể thấy chỉ với một hình dáng đơn giản, đã cung cấp cho nhà đầu tư cực kỳ nhiều thông tin hữu ích khi học cách đọc biểu đồ.
Mô hình nến Nhật cũng như cách phân tích biểu đồ hình nến là thiên biến vạn hóa, biểu đồ nến Nhật không có một hình dạng cố định nào, có nhiều mô hình nến khá đặc biệt như thân rất ngắn, bóng nến rất dài hoặc không có bóng nến,…. Những mô hình này có những tên gọi khác nhau như là: người treo cổ (Hanging man), cây búa (Hammer), sao bằng (Shooting star),… Mỗi mô hình này mang một ý nghĩa khác nhau và mang những tín hiệu dự báo khác nhau mà nhà đầu tư phải cân nhắc.
4. Cách đọc biểu đồ hình nến một số loại căn bản
Dưới đây là cách đọc biểu đồ nến của một số loại căn bản mà ai cũng phải biết tới trước khi đi tìm hiểu sâu về các mô hình nền phức tạp hơn, nhiều loại hơn, khó phân tích hơn.
4.1 Nến tiêu chuẩn – Standard
Tính chất:
- Bóng nến trên và dưới ngắn
- Là loại nến cơ bản nhất, có thân nến không quá dài cũng không quá ngắn.
- Màu xanh biểu thị giá đóng cửa cao hơn giá đóng cửa và màu đỏ là ngược lại.
4.2 Nến cường lực – marubozu
Tính chất:
- Loại nến không có bóng nến, chỉ có thân nến
- Loại nến này thế hiện sự mạnh mẽ của nhóm người mua (màu xanh) hoặc nhóm người bán (màu đỏ), mô hình này chỉ xuất hiện khi thị trường có dấu hiệu tăng hoặc giảm giá rất mạnh, các nhà đầu tư một khi đã quyết định mua hoặc bán là mua và bán luôn, không có sự do dự, nhờ đó mà nến này không có bóng nến.
4.3 Nến có râu dài ở dưới hay nến búa – Hammer
Tính chất:
- Có bóng nến dài hơn nhiều so với phần thân nến, độ dài khoảng chừng gấp 2 lần thân nến có thể hơn
- Có thể là nến tăng (màu xanh) hoặc nến giảm (màu đỏ)
- Bóng nến ở trên đôi khi có nhưng rất nhỏ, thường là không.
- Khi đồ thị có dạng nến này, báo hiệu sự đổi chiều của thị trường, thí dụ đang có xu hướng giảm, các nhà đầu tư sẽ tìm cách giá nhập thị trường, tạo sức ép cho người bán, tạo sự đảo chiều và sẽ tăng giá.
4.4 Nến có râu dài ở trên hay búa ngược – Inverted hammer
Tính chất:
- Ngược lại với nến búa, nến búa ngược có bóng nến dài ở trên, bên dưới thường không có hoặc có bóng nến thì rất ngắn, thân nến ngắn bằng một nửa hoặc thấp hơn bóng nến phái trên.
- Loại nến này thường xuất hiện khi thị trường có xu hướng giảm giá, là tín hiệu cho sự đảo chiều tăng giá. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên đợi thêm một phiên giao dịch nữa rồi mới quyết định trước khi vào lệnh.
4.5 Nến do dự – Doji
Tính chất:
- Nến do dự có thân nến cực kỳ ngắn đôi khi là giá mở cửa và giá đóng cửa trùng vào trung, làm cho nến không có thân.
- Nến này xuất hiện khi giữa người mua và người bán diễn ra sự xung đột, chưa thể phân thắng bại vì giá chuyển động trên dưới giá mở cửa và đóng lại ở gần giá mở cửa.
- Nến này không mang một dấu hiệu đặc biệt, cần đợi phiên sau.
Lời kết
Và đó là thông tin về nến Nhật là gì cũng như cách đọc biểu đồ hình nến mà các nhà đầu tư mới cần phải biết. Trong phân tích kỹ thuật, việc bạn có thể đưa ra những nhận xét, phán đoán trước những biến động của thị trường thông qua biểu đồ là chìa khóa để bạn có thể thành công trong các phiên giao dịch ở phía sau.
Tổng hợp: topforexsite.com