Cách tính chi phí cơ hội trong những hoạt động kinh doanh

0
1998

Trong thuật ngữ kinh tế, chi phí cơ hội là khái niệm khá cơ bản nhưng có vai trò thiết yếu đối với đời sống. Chi phí cơ hội giúp chúng ta thống kê được những việc phải đánh đổi để dùng nguồn lực thực hiện những công việc khác… hiểu được cách tính chi phí cơ hội giúp chúng ta có lựa chọn tốt trong cuộc sống. Đối với đầu tư thì đây là phương pháp giúp nhà đầu tư tính toán được những chi phí cho các quyết định của mình.

1. Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội được hiểu đơn giản đó chính là một khoảng giá trị mà cá nhân, tổ chức bỏ lỡ khi lựa chọn một cơ hội kinh doanh này thay vì cơ hội kinh doanh khác. Chi phí thể hiện một giá trị bị bỏ qua khi doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào một cơ hội khác.

cách tính chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội là gì?

Nếu đã có cơ hội xem qua báo cáo tài chính, chúng ta sẽ dễ nhận thấy, trong sổ sách kinh doanh rất ít đề cập đến chi phí cơ hội này.. Thế nhưng những nhà quản lý cấp cao luôn sử dụng xác định chi phí cơ hội để lựa chọn quyết định kinh doanh tối ưu.

2. Cách tính chi phí cơ hội trong kinh doanh

Công thức tính này được hình thành dựa trên sự so sánh và đo lường khác biệt về lợi nhuận kỳ vọng của các lựa chọn kinh doanh khác nhau. Cách tính chi phí cơ hội như sau:

Chi phí cơ hội = Lợi nhuận của hình thức kinh doanh không được chọn – lợi nhuận mà doanh nghiệp có được khi chọn hình thức kinh doanh hiện tại.

Ví dụ:

Trong một lĩnh vực kinh doanh thép, doanh nghiệp A có những kế hoạch kinh doanh và họ sẽ cân nhắc lựa chọn 1 trong 2 hình thức vì nguồn lực doanh nghiệp có hạn. Cụ thể:

Phương án 1: Sử dụng vốn để đầu tư vào thị trường cổ phiếu với lợi tức có được từ quá trình đầu tư.

Phương án 2: Sử dụng nguồn vốn đó để thực hiện tái đầu tư vốn vào tổ chức với những thiết bị máy móc mới. Kỳ vọng sẽ mang lại kết quả hoạt động tốt hơn, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận mà doanh nghiệp có được.

Giả sự doanh nghiệp với phương án kinh doanh thứ 2 mang về lợi nhuận 10% so với năm trước. Trong khi phương án 1 sẽ mang lại lợi nhuận là 12 % trong năm sau. Vậy chi phí lợi nhuận ở đây sẽ là 2%. Hãy doanh nghiệp này đã mất đi cơ hội đạt lợi nhuận cao hơn khi lựa chọn phương án số 2.

3. Những chi phí cơ hội trong thực tế

Cách tính chi phí cơ hội có thể được áp dụng rất cụ thể trong thực tế đời sống. Chúng ta sẽ xem xét những ví dụ khác ngay sau đây kể cả trong một doanh nghiệp hay những cơ hội cá nhân.

cách tính chi phí cơ hội
Những lựa chọn làm giảm chi phí cơ hội.

3.1 Đối với đời sống cá nhân

Chúng ta có thể dễ dàng hình dung được những chi phí cơ hội đối với một cá nhân trong nền kinh tế. Giả sử một sinh viên dành thời gian của mình để làm thêm, thì thời gian để học tập của sinh viên này sẽ không còn nhiều. Nếu tập trung vào nhiều hoạt động học tập để nâng cao thành tích thì thời gian và những cơ hội vui chơi và làm việc sẽ ngắn đi. Trong trường hợp tập trung vào việc làm thêm thì cơ hội bị bỏ đi ở đây chính là khoảng thời gian được học tập trên lớp.

Trong tình huống này chi phí cơ hội sẽ được ngầm hiểu là những bài học mà sinh viên đó có thể đạt được khi lựa chọn đến lớp nhiều hơn. Trong thực tế, sẽ luôn có những điều quan trọng sẽ được đánh đối, những lựa chọn nếu xem xét thì có vẻ như tốt cho bản thân hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận vào thời điểm thì lựa chọn làm thêm cũng chưa hẳn có giá trị thấp hơn việc đến lớp.

3.2 Những dự án kinh doanh lớn

Một sự kiện điển hình cho chi phí cơ hội đó chính là sự kiện chuyển hơn 70 triệu chứng chỉ tín thác của một trong những tập đoàn lớn nhất thế giới Alibaba của ông chủ Sorfbank. Con số này rất lớn với hơn 11 tỷ USD bao gồm tiền lãi trước thuế mà tổ chức này có được. Sau khi thực hiện song giao dịch này ông chủ của Sorfbank đã có được cơ hội để mua lại được hãng công nghệ chip ARM.

Đây là một trong những thương vụ tạo ra sự trầm trồ trong giới kinh tế tài chính với khoảng tiền sinh lời khủng của tín thác Alibaba.

4. Vai trò của chi phí cơ hội trong kinh doanh

Trong một mô hình kinh doanh nếu chúng ta tập trung quá nhiều nguồn lực vào một hoạt động nào đó. Khi đó chi phí cơ hội của bản thân doanh nghiệp sẽ bị gia tăng lên theo giá trị của mỗi nguồn lực bổ sung. Mỗi tổ chức đều hoạt động bằng cách tận dụng tối đa cơ hội của mình sao cho hiệu quả nhất. Bởi nguồn lực của mỗi tổ chức là vô hạn. Chính vì thế chúng ta cần hiểu cách tính chi phí cơ hội để lựa chọn kết quả kinh doanh tốt nhất.

cách tính chi phí cơ hội
Tầm quan trọng của xác định chi phí cơ hội.

Những nhà quản lý doanh nghiệp tốt sẽ nắm rõ được nguồn lực hiện tại của tổ chức. Từ đó triển khai các kế hoạch kinh doanh mang lại lợi nhuận tối ưu nhất – đồng nghĩa với giảm thiểu chi phí cơ hội ở mức thấp nhất. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động chi phí này sẽ tiếp tục biến động liên tục. Theo thời gian chi phí cơ hội sẽ dần tăng lên, quá trình sử dụng nguồn lực không đúng, không hiệu quả sẽ khiến những cơ hội khác bị bỏ quên.

5. Chi phí cơ hội có ưu điểm và nhược điểm gì?

5.1 Ưu điểm

Cách tính chi phí cơ hội sẽ giúp bản thân chúng ta, doanh nghiệp hiểu được những cơ hội nào đã bị bỏ qua khi ta cân nhắc lựa chọn phương án hoạt động hiện tại. Khi hiểu rõ và nhận thức được điều này sẽ giúp quá trình hoạt động kinh doanh được phù hợp hơn. Đồng thời trong quá trình kinh doanh sẽ có những kế hoạch tận dụng được tối đa nguồn lực của mình.

Một điểm hữu ích của việc xác định chi phí cơ hội đó là chúng ta sẽ biết được giá trị tương đối khi đánh đổi và đo lường lợi ích mà các phương án mang lại cho cá nhân và doanh nghiệp. Dựa vào đó chúng ta có thể so sánh được giá trị tổng của những lựa chọn. Những kết quả kinh doanh nào có kết quả mang lại giá trị tốt hơn sẽ được lựa chọn để kinh doanh.

5.2 Nhược điểm

Việc đo lường giữa những cơ hội này không thật sự chính xác và chi tiết. Để có thể đo lường được cần phải có thời gian và cân nhắc rất nhiều lựa chọn xuyên suốt quá trình vận hành. Những nhà quản lý có thể đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp và thông qua những cơ hội đã bỏ ra. Thế những việc quyết định cơ hội nào là chính xác mang lại hiệu quả cao nhất thì phải cần thời gian xem xét chi tiết.

Trong thực tế kinh doanh chi phí này không hề được tính toán, liệt kê vào những báo cao kinh doanh theo từng giai đoạn của doanh nghiệp. Những nhà quản lý, các doanh nghiệp chỉ đưa ra những đánh giá và nhận định chủ quan để tìm điểm mạnh yếu của những cơ hội có thể bị bỏ qua. Những so sánh chỉ mang tính dự đoán và kết quả trong thực tế cũng có thể ngược lại so với những kế hoạch ban đầu.

6. Tổng kết

Cách tính chi phí cơ hội giúp các cá nhân doanh nghiệp đánh đổi phần chi phí ít hơn để chọn được phương án hoạt động phù hợp. Đây là một điều mà các tổ chức, cá nhân trong quá trình kinh doanh nên xem xét và đưa ra đánh giá trước khi lựa chọn một hình thức đầu tư, sử dụng nguồn vốn của mình. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây