Chứng chỉ quy hoạch là gì? Quy trình cấp chứng chỉ được tiến hành như thế nào? Ý nghĩa mà loại chứng chỉ này mang lại ra sao? Nếu bạn là một nhà đầu tư bất động sản và chưa trả lời được những câu hỏi này thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm điều đó. Hãy cùng theo dõi nhé.
1. Chứng chỉ quy hoạch là gì?
Đây là văn bản xác nhận quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức đầu tư trên một khu đất đã được Ủy ban nhân dân phê duyệt theo đề án. Chứng chỉ quy hoạch có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư và đối với việc quy hoạch đất trong khu vực lãnh thổ.
2. Những thông tin có trên chứng chỉ quy hoạch
Thứ nhất, tất cả những thông tin có liên quan trực tiếp đến lô đất như: Diện tích toàn bộ khu đất, thông tin về giới hạn chiều ngang, chiều cao khi tiến hành thiết lập đề án, chỉ giới đường đỏ, chức năng và mục đích của khu đất là gì, cốt và mật độ khi xây dựng đất theo những thông số gì, hệ số sử dụng đất.
Thứ hai, tất cả những nội dung quay quanh khu đất bao gồm: Vấn đề ảnh hưởng tới môi trường, thời gian có giá trị của chứng chỉ, thiết kế về kiến trúc xây dựng, những thông tin về hệ thống giao thông cầu đường, hạ tầng kỹ thuật.
Khi rà soát những thông tin này, Ủy ban nhân dân sẽ biết được việc xây dựng này có phù hợp hoặc có gây ra bất kỳ bất lợi nào đối với việc xây dựng trong khu vực địa phương mình hay không.
Nhìn chung, từ khái niệm chứng chỉ quy hoạch là gì và những nội dung có trong chứng chỉ quy hoạch thì có thể kết luận lại một điều rằng: Chứng chỉ quy hoạch đất sẽ là nơi cung cấp các thông tin liên quan đến vấn đề sử dụng đất của nhà đầu tư đó.
3. Chứng chỉ quy hoạch có ý nghĩa gì?
Bất kỳ hoạt động nào tác động đến đất đai đều phải có sự giám sát của các cơ quan chuyên môn với mục đích giúp cho các hành vi đó không làm sai lệch đến sự phát triển của khu vực của đô thị. Chứng chỉ quy hoạch đất như giúp cho những hành vi đó diễn ra theo đúng tiến độ và kế hoạch.
Tình trạng đô thị hóa đang cực kỳ phát triển hiện nay. Nó có tác động rất lớn vào nền kinh tế, xã hội của đất nước. Mặc dù vậy, tình trạng này cũng mang đến cho hệ thống đô thị những mặt tiêu cực đối với lĩnh vực môi trường. Đây là một khó khăn to lớn mà nhà nước đang tìm cách giải quyết, khắc phục.
Đặc biệt, trong tình hình phát triển như hiện nay, tài nguyên đất dần trở nên khan hiếm và hạn chế hơn rất nhiều, do đó nếu không biết cách sử dụng cẩn thận và tính toán kỹ lưỡng thì sẽ dẫn đến nhiều tác động không tốt.
Bất kỳ sai sót nào trong quá trình thực hiện dự án đều có thể gây ra các hệ lụy xấu như tác động đến mỹ quan khu vực, gây ra sự xói mòn hoặc mất cân bằng hệ sinh thái, đảo lộn cấu trúc dân cư và kiến trúc của khu vực đó. Thậm chí nó còn để lại hệ lụy xấu cho những khía cạnh phát triển khác trong tương lai.
Do đó, chứng chỉ quy hoạch sẽ giúp cho cơ quan chức năng của từng khu vực có thể kiểm soát tốt được quá trình quy hoạch đất từ phía nhà đầu tư tại địa phương mình. Làm sao cho giảm thiểu và triệt tiêu mọi sai sót trong quá trình này.
Nhờ vào văn bản này, nhà nước mới hoàn thiện được mục tiêu phát triển kinh tế cũng như phát triển đô thị theo hướng bền vững. Do đó, chứng chỉ quy hoạch là một loại giấy tờ vô cùng quan trọng mà các nhà đầu tư bắt buộc phải có nếu như muốn khai thác sử dụng đất ở một khu vực nhất định.
Ngoài ra, chứng chỉ quy hoạch còn đóng vai trò là một minh chứng rõ ràng nhất để thực hiện hình phạt dành cho cá nhân, tổ chức vô tình hoặc cố ý thực hiện trái với những gì được ghi nhận trong chứng chỉ quy hoạch.
Mặt khác, để có thể sở hữu chứng chỉ này, nhà đầu tư cũng cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ với những thông tin được cung cấp chính xác, đảm bảo minh mạch và chi tiết liên quan đến dự án mà mình đang tiến hành. Sau đó, hồ sơ phải được thẩm định và trải qua nhiều khâu phê duyệt mới được phép lưu hành.
Như vậy với những thông tin này thì chắc hẳn bạn đọc đã nắm được chứng chỉ quy hoạch là gì và ý nghĩa của văn bản này. Vậy thủ tục xin cấp chứng chỉ được diễn ra như thế nào?
4. Quy trình cấp chứng chỉ quy hoạch
4.1. Chủ đầu tư chuẩn bị hồ sơ
Đây là bước đầu tiên mà chủ đầu tư cần phải tiến hành đó là chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để có thể xin cấp chứng chỉ. Các loại tài liệu cần chuẩn bị gồm có:
- Mẫu đơn xin cấp chứng chỉ quy hoạch
- Những tài liệu khác sử dụng để chứng minh rằng việc quy hoạch đất của chủ đầu tư là phù hợp gồm: Những thông tin về bản vẽ quy hoạch khu đất đã được thẩm định, quyết định phê duyệt đầu tư.
- Đối với những dự án đã được đưa vào sử dụng trong một giai đoạn dài thì nhà đầu tư cần cung cấp thêm bản đồ khảo sát địa hình. Bản đồ phải được thể hiện bằng file Autocad và đáp ứng đúng chuẩn theo tỷ lệ yêu cầu là 1:500.
- Một số tài liệu có liên quan khác nếu được yêu cầu.
4.2. Quy trình thực hiện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ, chúng ta sẽ tiến hành nộp hồ sơ gửi đến ủy ban nhân dân quận hoặc ủy ban nhân dân huyện nếu như dự án nằm trong khu vực khai thác đó. Lưu ý, hồ sơ phải được nộp vào đúng giờ hành chính để cán bộ xử lý phê duyệt nhanh chóng.
Cụ thể, giờ hành chính sẽ nằm trong khoảng thời gian từ thứ 2 đến sáng thứ 7. Nếu như nộp hồ sơ vào buổi sáng thì sẽ bắt đầu làm việc từ 7 rưỡi đến 11 rưỡi. Nộp hồ sơ vào buổi chiều trong khoảng từ 13 giờ đến 17 giờ.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, cán bộ hành chính sẽ tiếp nhận và tiến hành kiểm tra các loại giấy tờ có đúng, đủ và đầy đủ những thông tin hợp lệ đã quy định hay không. Trường hợp hồ sơ được xác nhận là không hợp lệ (thiếu giấy tờ, thiếu nội dung) thì hồ sơ sẽ được trả lại cho chủ đầu tư để họ bổ sung thêm và nộp lại.
Trường hợp hồ sơ được xác nhận là hợp lệ, đầy đủ giấy tờ theo quy định thì nhà đầu tư sẽ được hẹn một ngày để đến lấy chứng chỉ quy hoạch. Thông thường, thời gian xem xét cấp chứng chỉ sẽ dao động từ 15 đến 20 ngày. Trường hợp Ủy ban nhân dân không công nhận hoặc không tiến hành giải quyết đơn xin cấp chứng chỉ thì chủ đầu tư sẽ nhận được văn bản giải trình về nguyên do không cấp đơn.
5. Lời kết
Như vậy, với những thông tin chia sẻ trên bài viết thì chắc chắn bạn đọc đã hiểu được chứng chỉ quy hoạch là gì cũng như tất tần quá về quá trình xin cấp chứng chỉ quy hoạch. Đây là một văn bản có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động xây dựng và đảm bảo quy hoạch sử dụng đất của quốc gia, do đó nhà đầu tư nên lưu tâm trong khâu thực hiện để không vi phạm chính sách của nhà nước.