Những hình thức đầu tư ngày càng phổ biến hơn theo sự phát triển đi lên của nền kinh tế trong nước và trên thế giới. Hiện nay những ai có nguồn tiền nhàn rỗi đều có thể tham gia đầu tư từ thị trường Forex, chứng khoán, gửi tiết kiệm,… Chứng chỉ quỹ là một loại hình đầu tư phổ biến trong số đó. Đây là loại hình tìm kiếm lợi nhuận khá phù hợp dành cho những ai ít ham hiểu về thị trường những vẫn muốn có lợi nhuận thay vì gửi tiền vào ngân hàng.
1. Chứng chỉ quỹ là gì?
Một cách dễ hiểu, chứng chỉ quỹ được xem là một dạng chứng khoán với mục đích xác nhận khoản góp vốn của mình tại quỹ đại chúng. Qũy này được nhiều nhà đầu tư tham gia với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ quá trình đầu tư chứng khoán hoặc các hình thức khác.
Đây được xem là một loại chứng khoán với chức năng nhằm để xác nhận rằng ai là chủ của khoản góp vốn vào quỹ chung của nhiều nhà đầu tư. Hay nói cách khác, những nhà đầu tư sẽ bỏ tiền ra mua các loại chứng chỉ quỹ này. Những người quản lý quỹ sẽ có trách nhiệm sử dụng khoảng tiền đó để thực hiện đầu tư và mang về lợi nhuận. Những hình thức đầu tư rất đa dạng gồm có tín phiếu, bất động sản, cổ phiếu, tiền tệ… lợi nhuận mang về sẽ được chia sẻ giữa các thành viên góp vốn.
Người đầu tư muốn giam gia vào quỹ này thì chỉ thông qua hình thức mua chứng chỉ quỹ để có thể xác nhận rằng mình đã góp vốn và có mặt trong quỹ chung đó. Qũy chung này ngoài mục đích tìm lợi nhuận khi đầu tư còn có chức năng giảm thiểu rủi ro hay chia sẻ rủi ro cho nhiều người khác.
Những nhà đầu tư cần hiểu những đặc điểm sau đây của chứng chỉ quỹ đó là:
Nhà đầu tư hầu như không có sự tác động đến quá trình đưa ra quyết định đầu tư của quỹ.
Phần vốn đã góp vào quỹ chung sẽ được những nhà quản lý có trách nhiệm mang đi đầu tư dưới nhiều hình thức.
Nhà đầu tư sẽ nhận được phần lợi nhuận nếu có và sẽ được trừ đi các khoản phí, hoa hồng kèm theo.
2. Chứng chỉ quỹ và chứng khoán có giống nhau không?
2.1 Mục tiêu đầu tư
Xét dưới góc độ mục tiêu đầu tư thì lợi nhuận từ đầu tư cổ phiếu sẽ là dựa vào sự chênh lệch giá khi thực hiện mua bán cổ phiếu. Còn lợi nhuận từ đầu tư chứng chỉ quỹ sẽ tạo ra lợi nhuận từ quá trình đầu tư của người quản lý quỹ.
2.2 Quyền hạn của nhà đầu tư
Đối với người đầu tư vào cổ phiếu thì chủ sở hữu có quyền mua bán một cách tự do các loại cổ phiếu tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên khi tham gia chứng chỉ quỹ, người quyết định quyền mua bán, đầu tư sẽ là người quản lý quỹ
Toàn quyền quyết định giao dịch mua bán cổ phiếu. Khi tạo ra được lợi nhuận từ quá trình đầu tư sẽ tạo ra sự tăng giảm của giá CCQ. Nhà đầu tư khi đó sẽ có quyền bán đi Chứng chỉ quỹ của mình.
3. Tham gia đầu tư chứng chỉ quỹ cần lưu ý gì?
Chứng chỉ quỹ là loại hình đầu tư được khá nhiều người hướng đến trong thời điểm này. Bởi nó phù hợp với nhiều người đầu tư không có quá nhiều kinh nghiệm, đồng thời rủi ro của nó được chia sẻ với các thành viên trong quỹ và tính thanh khoản của CCQ rất tốt. Tuy nhiên, là một người đầu tư tham gia vào đây cũng cần phải cân nhắc:
3.1 Lựa chọn tổ chức quản lý quỹ
Những chứng chỉ khác nhau sẽ có đặc điểm, thế mạnh cũng như điểm thiết sót riêng. Điều này sẽ phụ thuộc vào kế hoạch và cách quản lý quỹ của tổ chức đó. Chính vì thế trước khi tham gia cần phải tìm kiếm thông tin về những tổ chức quản lý quỹ này. Tìm kiếm những thông tin liên quan đến kinh nghiệm của tổ chức, mục tiêu đầu tư, cũng như các tài liệu nghiên cứu của tổ chức trước đây, ngân hàng nào giám sát.
Ngoài ra cũng cần chú ý đến hoa hồng, chi phí của quỹ đầu tư để tối ưu được khoảng đầu tư của mình vào chứng chỉ quỹ.
3.2 Giá trị tài sản ròng
Trong quá trình đầu tư nên giám sát liên tục đến giá trị ròng của tài sản trên đơn vị chứng chỉ quỹ. Đây chính là chỉ số sẽ cho biết tổ chức đó hoạt động có hiệu quả hay không, từ đó đưa ra quyết định có nên tham gia vào quỹ đầu tư nào đó không.
3.3 Khả năng chấp nhận rủi ro
Mọi khoảng đầu tư dù an toàn đến đâu cũng sẽ có tìm ẩn những rủi ro bên trong. Mặt dù được các chuyên gia đánh giá là có ít rủi ro nhưng cũng cần phải chuẩn bị trước khả năng dẫn đến thất bại khi đầu tư.
4. Những quỹ đầu tư trên thị trường hiện nay
4.1 VFMVF1
Đây là quỹ đầu tư xuất hiện đầu tiên tại thị trường chứng khoán nước ta được hình thành với số vốn đến 300 tỷ đồng. Quỹ đầu tư này ra đời vào năm 2004 và đã trải qua một thời gian hoạt động hơn 10 năm. Qũy đã có sự chuyển đổi sang quỹ mở. Qũy VF1 chịu sự giám sát của ngân hàng Standard Chartered tại Việt Nam và được ra mắt bởi VFM(Công ty cổ phần quản lý quỹ Việt Nam).
4.2 SSI-SCA)
Qũy được thành lập vào năm 2006 với mức vốn khởi điểm khi thành lập là 30 tỷ đồng. Qũy cũng thuộc dạng đầu tư mở thuộc quyền sở hữu của Cty TNHH SSI.
4.3 ETF Việt Nam
Đây là quỹ được ra đời vào năm 2014 với kí hiệu quỹ là VFMVN30. Cho đến thời điểm này quỹ ETF đã xuất hiện 2 quỹ khác đó là quỹ ETF và quỹ tăng trưởng TVAM.
5. Có nên tham gia đầu tư vào loại hình này không?
Đây là loại hình đầu tư phù hợp với những ai có ít kinh nghiệm về thị trường và kinh tế những vẫn muốn đầu tư khoảng tiền của mình. Bởi những người quản lý sẽ thực hiện viện đầu tư và thay nhà đầu tư đưa ra quyết định để mang về lợi nhuận cao nhất. Những người đầu tư khi tham gia chỉ cần bỏ tiền để mua chứng chỉ và đợi để hưởng lãi mà nó mang về.
Tham gia đầu tư vào thị trường này có thể giúp bạn tránh được những sự biến động. Đối với những nhà đầu tư chứng khoán, những biến động về giá trong ngắn hạn sẽ tạo ra những rủi ro tổn thất cho người tham gia dưới hình thức ngắn hạn, lướt sóng. Tuy nhiên quỹ đầu tư này hoạt động theo hình thức dài hạn và không hề bị ảnh hưởng lớn bởi các biến động giá này.
Rủi ro từ đầu tư quỹ chung đã được đo lường và nó nhỏ hơn hầu hết các hình thức đầu tư chứng khoán khác. Nếu xảy ra tình huống giá chứng khoán có dấu hiệu hay những biến động làm giá trị chuyển đổi thấp hơn thì số tiền nhà đầu tư bỏ ra vẫn được đảm bảo. Và thêm vào đó, quỹ được các chuyên gia đầu tư nên vì thế bạn cũng yên tâm hơn so với việc tự mình đầu tư.
6. Tổng kết
Chứng chỉ quỹ là một loại hình chứng khoán có tính thanh khoản tốt chính vì thế nhà đầu tư có thể tự do rút vốn của mình tùy vào nhu cầu. Nhờ đó đã mang đến cho các bạn một nguồn thu nhập được đảm bảo. Những nhà đầu tư hoàn toàn có thể tin tưởng và tham gia vào loại hình này. Trên đây là tổng hợp những kiến thức liên quan đến CCQ, mong rằng nó sẽ mang đến sự hữu ích đối với các bạn.