Giải ngân là gì? Quy trình giải ngân khi vay vốn ngân hàng

0
4409

Giải ngân là một khái niệm đã quá quen thuộc đối với những ai có nhu cầu về vốn, hay đi vay tiền ở ngân hàng, tổ chức tín dụng. Để được giải ngân khoản vay, người đi vay tiền cần phải hiểu rõ về hồ sơ và thủ tục vay vốn giúp quy trình được diễn ra nhanh chóng. Đối với những ai chưa có kinh nghiệm đi vây, đây sẽ là kiến thức hữu ích giúp bạn nhận được khoản vay nhanh chóng hơn.

1. Giải ngân là gì?

Giải ngân là thủ tục mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi một số tiền cụ thể được thỏa thuận giữa bên vay tiền và bên cho vay. Khoảng tiền giải ngân có thể được thực hiện tại một thời điểm hoặc có thể được chia theo nhiều đợt dựa trên cam kết trước đó.

Giải ngân khi vay vốn là gì?
Giải ngân khi vay vốn là gì?

Người vay vốn có thể nhận tiền theo nhiều hình thức như tiền mặt hoặc có thể suwr dụng chuyển khoản, phiếu mua hàng, séc…

Thuật ngữ giải ngân thông thường sẽ được sử dụng nhiều, thường xuyên khi chúng ta đi vay vốn ngân hàng. Ngân hàng dựa theo hợp đồng đã được thỏa thuận giữa bên đi vay và bên cho vay để cấp vốn cho người vay giải quyết một nhu cầu nào đó dựa trên một kế hoạch chi tiết đã cam kết.

Ý nghĩa của giải ngân rất quan trọng khi các cá nhân, tổ chức thực hiện vay vốn. Chỉ sau khi các chủ thể vay thực hiện đầy đủ các thủ tục, quy trình. Ngân hàng sẽ xem xét và dựa trên hồ sơ để thực hiện giải ngân theo kế hoạch. Một hợp đồng cho vay sẽ có thể thực hiện giải ngân theo nhiều giai đoạn khác nhau.

2. Những cách thức giải ngân hiện nay

Hiện nay các tổ chức tài chính trong nước như ngân hàng đã có hai cách giải quyết khoản vay đó là giải ngân không phong tỏa và phong tỏa. Cụ thể hai cách làm này thường xuyên được sử dụng cho các nhu cầu vay để mua nhà ở.

2.1 Giải ngân phong tỏa

Ngân hàng chi tiền theo hình thức này, số tiền mà người đi vay mong muốn đã được ngân hàng chấp thuận. Tuy nhiên, dù đã được cho vay nhưng số tiền hiện ở trong tài khoản hiện tại đang bị tạm khóa. Với hình thức vay để mua nhà thì bên bán tài sản chưa có quyền sử dụng khoản tiền này mà họ phải thực hiện các thủ tục, hoàn thành quá trình sang tên tài sản tại những đơn vị chức năng.

Số tiền ngân hàng chi sẽ tạm bị phong tỏa.
Số tiền ngân hàng chi sẽ tạm bị phong tỏa.

Đối với tình huống này, số tiền bên bán tài sản tạm nhận được xem như một khoản tiết kiểm và dĩ nhiên nó vẫn được hưởng lãi suất. Hình thức cho vay này được ngân hàng áp dụng rất phổ biến cho các trường hợp vay tiền để mua nhà.

Giải ngân phong tỏa là một cách làm an toàn của tổ chức tín dụng đối với với người đi vay tiền và cho cả ngân hàng. Bởi quá trình chuyển quyền sở hữu tài sản, mua bán nhà ở có thể diễn ra những trục trặc trong khi làm hồ sơ như quá trình khai thuế phức tạp, hồ sơ gặp vấn đề không thể thẩm định dẫn đến việc không thể sang tên. Nhưng nếu thực hiện cách này, người đi vay và ngân hàng sẽ đảm bảo được sự an toàn.

Trong suốt quá trình đợi hoàn thành thủ tục sang tên sổ đỏ, người bán vẫn có số tiền bên trong tài khoản của mình, đây là số tiền đang được ngân hàng tạm giữ hộ. Người bàn có quyền sử dụng khoản tiền này để thực hiện gửi tiết kiệm.

Tuy nhiên, về phía người bán khi họ thực hiện tất cả các thủ tục, họ cũng không muốn phải chờ quá lâu. Tâm lý của người bán tài sản như nhà ở đều thích nhận tiền mặt hơn. Vì vậy, trước khi quyết định vay vốn theo hình thức giải ngân nào, bạn cần phải trao đổi trước với người bán giúp quá trình giao dịch không xảy ra vấn đề.

2.2 Giải ngân không phong tỏa

Đây là hình thức ngân hàng cho vay chi tiền cho các cá nhân, người được cho vay hoàn toàn có thể thực hiện rút số tiền ngay khi được ngân hàng xử lý. Hình thức này tạo ra sự linh hoạt, nhanh chóng đối với những ai có nhu cầu sử dụng nguồn vốn gấp.

Mặc dù đây là hình thức không phong tỏa nhưng không thường được sử dụng rộng rãi. Chỉ có một số các ngân hàng, chi nhánh ở những khu vực được quy định, các khoản vay không quá lớn mới có thể sử dụng hình thức này. Bởi cách chi tiền này ẩn chứa nhiều rủi ro có thể phát sinh như đã đề cập ở phía trên. Một vài những ngân hàng còn có thể áp dụng thêm yêu cầu chứng minh khả năng sang tên thành công của tài sản, người đi vay có thể bị tính thêm một số loại phí khác. Bởi vì cách làm này tiềm ẩn nhiều rủi ro nên nó không được sử dụng rộng rãi.

3. Quy trình giải ngân diễn ra như thế nào?

Trong toàn bộ quy trình đi vay vốn, giải ngân là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất. Những bước chuẩn bị hồ sơ, thẩm định hầu như chúng ta đều được phía ngân hàng hỗ trợ. Sau đây sẽ là những giai đoạn ngân hàng xử lý khoản vay của khách hàng.

Quy trình vay vốn của khách hàng.
Quy trình vay vốn của khách hàng.

3.1 Bước 1: Đăng ký thông tin

Tại bước này khách hàng cần kê khai, đăng ký số vốn cần vay tại những cơ quan tài chính/ngân hàng. Những thông tin kê khai vốn sẽ gồm có: Thông tin về người thân có liên quan, vay vốn với nhu cầu là gì, thu nhập, khả năng thanh toán khoản vay trong tương lai… Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành nhận và kiểm tra tính xác thực của thông tin người đi vay.

3.2 Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn

Hồ sơ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định bạn có được cho vay hay không. Vì vậy, người đi vay vốn cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan. Cụ thể những thông tin khách hàng cần phải có trong hồ sơ bao gồm: Hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng minh nhân thân, những giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp, hồ sơ sử dụng vốn. Những loại giấy tờ này người đi vay cần chuẩn bị để nộp lại cho ngân hàng,

3.3 Bước 3: Thẩm định

Sau khi hồ sơ được phía chuyên viên tiếp nhận, ngân hàng sẽ thẩm định trước khi giải ngân. Nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực, mức độ khả thi của khoản vay, khách hàng có thể bổ sung khoản vay trong trường hợp diễn ra tình huống thiếu hồ sơ. Một vài những trường hợp khách hàng cần thỏa thuận trực tiếp, những chuyên viên có thể đặt thêm một số những vấn đề cho liên quan để cân nhắc cho khoảng vốn vay.

3.4 Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Đây là giai đoạn được thực hiện bởi cấp trên trong một cơ quan tài chính, ngân hàng. Dựa vào báo cáo thẩm định đã được đề ra, dựa trên hồ sơ và quá trình thẩm định, cấp trên sẽ quyết định khoản vay có được thực hiện hay không.

Đối với những trường hợp khoản vay có giá trị lớn, một số đơn vị có thể thẩm định lại một lần nữa bởi những bộ phận độc lập. Việc này nhằm đảm bảo khoản vay có khả năng thanh toán, đảm bảo tính an toàn, minh bạch.

Trước khi tiến hành giải ngân, ngân hàng và cơ quan tài chính có quyền kiểm tra và quyết định liệu có thể thực hiện cho vay hoặc từ chối hồ sơ vay vốn của khách hàng hay không.

3.5 Bước 5: Giải ngân

Đây cũng là bước cuối và quan trọng nhất của quá trình đi vay. Ngân hàng lúc này sẽ tiến hành chi số tiền mà họ đã thỏa thuận trước đó đối với người vay khi hợp đồng đã được chấp nhận. Hình thức giải ngân có thể diễn ra theo từng giai đoạn hoặc chi tiền một lần.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây