Lãi suất tín dụng là gì? Ý nghĩa của lãi suất tín dụng

0
2263

Lãi suất tín dụng là tỉ lệ được tính giữa tiền lãi của khoản vay và tiền gốc lúc đầu hay chính xác là khoảng tiền người phải trả cho người vay và khoảng tiền vay lúc đầu. Lãi suất này sẽ được tính theo năm. Đối với khách hàng có nhu cầu cần vay tiền thì lãi suất cho vay là điều đầu tiên được quan tâm nhằm tối ưu được phần lãi phải trả cho khoản vay. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem lãi suất tín dụng là gì? Và ý nghĩa của nó trong nền kinh tế?

1. Lãi suất tín dụng là gì?

Có rất nhiều cách để giải thích lãi suất tín dụng. Hay đơn giản lãi suất cho vay chính là giá phải trả để có thể huy động được tín dụng. Lãi suất chính là phần biểu hiện giữa tỷ lệ lợi tức của khoản vay với số tiền gốc vay ban đầu trong một quãng thời gian vay.

Lãi suất tín dụng
Lãi suất khi vay tại ngân hàng.

Theo những cách giải thích khác thì lãi suất tín dụng chính là phần trăm tỷ lệ lãi phải trả theo một khoảng thời gian cụ thể dùng để làm mốc nhằm để tính toán được số tiền phải trả của khoản tín dụng cho các đơn vị cho vay nhằm để hoàn thành lợi ích của cả hai bên sau khi đã được thỏa thuận về điều kiện cho vay.

Hay có thể diễn giải một cách dễ hiểu đó là phần lãi xuất hay khoản phải trả khi đi vay tiền từ một bên nào đó trong một kỳ hạn nhất định. Chính vì thế mức lãi suất cho vay cũng cần phải nằm ở mức hợp lý để có thể đảm bảo được lợi nhuận của bên cho vay và phù hợp với khả năng hoàn trả của người vay.

2. Có bao nhiêu loại vay tín dụng?

Có rất nhiều cách để có thể phân loại được lãi suất tín dụng. Sau đây để có thể phân loại được chúng tôi sẽ dựa vào nghiệp vụ tín dụng để chia hình thức vay này thành các loại như lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng, Lãi suất huy động, lãi suất chiết khấu, lãi suất cơ bản, lãi tái chiết khấu,….

Lãi suất tín dụng
Có bao nhiêu loại lãi suất vay.

– Lãi suất huy động là sẽ là phần mà người vay tiền sẽ phải trả khi vay vốn tại các ngân hàng hoặc những cơ quan tổ chức tài chính trung gian.

– Lãi suất cho vay chính là phần chi phí phát sinh mà người vay sẽ phải trả cho các ngân hàng hay những tổ chức tài chính.

– Lãi suất chiết khấu là phần tiền lãi khách hàng phải trả khi thực hiện việc vay những loại chiết khấu thương phiếu hoặc những loại giấy tờ khi chưa đến kỳ hạn thanh toán.

– Lãi suất tái chiết khấu sẽ là phần tiền mà khách hàng phải chi trả cho ngân hàng bằng cách thực hiện chiết khấu thương phiếu hoặc cũng có thể là những loại giấy tờ có giá trong khoảng thời gian ngắn nhưng chưa đến thời điểm thanh toán.

– Lãi suất liên ngân hàng chính là phần tiền mà các ngân hàng phải trả khi cho những đại diện ngân hàng khác vay trên thị trường hoạt động của các ngân hàng.

– Lãi suất cơ bản sẽ là phần lãi mà những ngân hàng đặt ra để có thể xác định mức lãi kinh doanh của mình.

Trên đây là cách phân loại lãi suất tín dụng dưới góc nhìn nghiệp vụ của ngân hàng. Nhưng nếu xét trên việc loại bỏ sự tác động của tiền tệ thì lãi suất cho vay sẽ có hai loại đó là lãi danh nghĩa và lãi thực. Cũng tương tự, nếu chúng ta căn cứ vào sự linh động của lãi suất thì lãi suất tín dụng cũng sẽ được chia thành 2 loại đó là thả nổi và cố định.

3. Lãi suất tín dụng có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế

3.1 Đây là một công cụ tài chính để kiểm soát kinh tế vĩ mô

Đây là một phương tiện mà ngân hàng nhà nước sử dụng một cách thường xuyên nhằm để điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Chính vì khả năng tăng giảm của lãi suất cho vay của ngân hàng, nó sẽ có tác động rất lớn đến kinh nguồn vốn của các công ty doanh nghiệp. Khi tăng hoặc giảm lãi suất cho vay doanh nghiệp trong nước sẽ quyết định mở rộng kinh doanh hay thu hẹp. Không chỉ vậy việc tăng giảm lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng của xã hội. Đây có thể xem là một cách có thể giải quyết được tình trạng thất nghiệp diễn ra.

Lãi suất tín dụng
Lãi suất là công cụ để điều tiết kinh tế.

Không chỉ tác động đến doanh nghiệp hay việc làm, việc tăng lãi suất hay giảm cũng sẽ tác động trực tiếp đến nguồn ngoại tệ đi vào trong nước. Làm cung cầu dòng tiền sẽ thay đổi về tỷ giá ngoài ra nó còn có tác động trực tiếp đến khả năng xuất nhập khẩu của quốc gia.

3.2 Lãi suất tín dụng là công cụ điều chỉnh kinh tế vi mô

Ngoài khả năng điều tiết kinh tế một cách vĩ mô việc điều chỉnh lãi suất đóng vai trò như một công cụ trong việc kiểm soát kinh tế vi mô. Việc nền kinh tế bị ảnh hưởng thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và từng khu vực trong cả một nền kinh tế. Thế nhưng khi nền kinh tế có biến động lớn thì nhà nước thường sẽ điều chỉnh lãi suất để mang lại những tác động tích cực cho cả thị trường.

Cụ thể trong trường hợp giả sử lạm phát trong nước tăng cao làm ảnh hưởng đến nền kinh tế chung. Chính thời điểm này nhà nước sẽ có động thái đó là tăng lãi suất tiền gửi vào để kiểm soát lượng tiền lớn lưu thông trên thị trường để điều hòa. Việc làm này sẽ giúp thị trường ổn định hơn về giá cả các sản phẩm. Từ đó đảm bảo khả năng sản xuất và sự lưu thông hàng hóa một ổn định và giảm thiểu sự ảnh hưởng của lạm phát.

3.3 Lãi suất tạo ra sự cạnh tranh tốt giữa hệ thống ngân hàng

Điều này có vai trò tối quan trọng trong hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng thương mại trong nước dựa vào lãi suất quy định của ngân hàng trung ương để đưa ra khung lãi suất phù hợp khác nhau từng thời điểm từ đó tạo nên sự cạnh tranh tốt cho thị trường. Theo đó các ngân hàng muốn tăng vốn cho mình có thể tăng lãi suất gửi tiết kiệm và đồng thời giảm lãi suất vay. Đây chính là một trong những ví dụ về sự cạnh tranh trong thị trường ngân hàng.

Lãi suất tín dụng
Lãi suất tạo nên sự cạnh tranh của các ngân hàng.

Tuy nhiên để có thể đảm bảo được một môi trường cạnh tranh tốt đẹp, các ngân hàng sẽ dựa vào động thái của chính phủ để đưa ra chiến lược phát triển riêng. Nhưng hầu hết các ngân hàng đều sẽ ưu tiên đến lãi suất cho vay ưu đãi. Chính vì thế mọi biện pháp nhằm tối ưu chi phí kinh doanh và quá trình hoạt động sẽ được giảm xuống một cách tối đa. Chính vì sự cạnh tranh này sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho thị trường.

3.4 Lãi suất chính là công cụ tác động đến sự tiết kiệm và đầu tư

Thu nhập = Tiêu dùng + Tiết kiệm

Hiệu quả của công thức trên sẽ biểu diễn một cách rõ nhất ý nghĩa của lãi suất cho vay, lãi suất sẽ khuyến khích thị trường tiết kiệm nhiều hơn để đầu tư. Chính hình thức tăng lãi suất huy động vốn của các ngân hàng sẽ trực tiếp tăng sức mạnh tài chính của cả nền kinh tế. Người dân nói chung sẽ có xu hướng tiết kiệm lại để dồn tiền vào thực hiện việc đầu tư từ đó góp sức vào sự phát triển của thị trường.

Trong trường hợp lãi suất tăng thị trường nói chung sẽ có xu hướng tiết kiệm hơn để đảm bảo phần thu nhập của mình cao. Từ những khoảng tiết kiệm này sẽ tạo ra những xu hướng đầu tư thích hợp như bảo hiểm, chứng khoán….

Lãi suất tín dụng cho vài trò rất quan trọng trong việc điều tiết nền kinh tế. Nó còn là công cụ giúp giải quyết những biến động lớn trên thị trường khi tăng giảm lãi suất. Hy vọng nội dung của bài viết đã cung cấp được cái nhìn tổng quan về lãi suất cho vay cũng như là tác động của nó đến thị trường.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây