Là dân kinh doanh, chắc hẳn mọi người cũng đã từng nghe qua về Moral hazard là gì? Tuy nhiên, thuật ngữ này có thể khiến cho một số người cảm thấy khó hiểu hoặc khó hình dung. Chính vì vậy mà bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất tần tật những thông tin quan trọng về Moral hazard để tất cả các bạn cùng hiểu rõ.
1. Moral hazard là gì?
Moral hazard là một hành vi nguy hiểm và xâm phạm nghiêm trọng đến đạo đức trong kinh doanh. Moral hazard xuất phát từ sự bất đối xứng thông tin về cùng một vấn đề. Chủ thể có nhiều thông tin hơn có thể trục lợi cho mình và gây ra thiệt hại cho bên kia.

2. Một số ví dụ điển hình về moral hazard
Để hiểu rõ hơn về thuật ngữ moral hazard thì chúng ta sẽ cùng đánh giá một ví dụ sau đây:
Giả sử, có 2 loại ô tô cũ trong thị trường mua bán ô tô cũ là loại tốt và loại xấu, trong đó loại tốt có giá 1000$ trong khi loại xấu chỉ có giá là 500$. Vấn đề ở đây là người bán có được chiếc xe của mình, người bán biết được xe của mình là loại tốt hay xấu trong khi người mua thì hoàn toàn không có bất cứ dữ liệu gì vấn đề này.
Nếu như bạn là người mua xe, bạn sẽ trả giá bao nhiêu cho một chiếc xe được rao bán? Vì bạn không biết chiếc xe của mình thuộc loại tốt hay xấu nên nếu bạn là một người mua thông thái thì bạn chỉ nên trả nhiều nhất là 750$. Đây chính là mức giá trung bình của 2 loại xe trên.
Khi đó, hãy trở lại địa vị của người bán xe. Giả sử như bạn đóng vai trò là người bán thì bạn sẽ nghĩ như thế nào về vấn đề này. Nếu chiếc xe thuộc loại tốt, bạn có quyền từ chối bán chiếc xe với mức giá thấp hơn giá gốc như vậy. Ngược lại, nếu như bạn đang có trong tay một chiếc xe loại xấu thì chắc chắn mức giá mà người mua đưa ra là một mức giá hời và bạn sẽ đồng ý ngay lập tức.
Quay trở lại với vị thế là người mua, bạn thấy bên bán vui vẻ bán chiếc xe cho mình thì ngay lập tức bạn sẽ hiểu được bên bán đang có sự lừa dối và khi đó, bạn có thể đàm bán để đưa mức giá 750$ về với mức giá 500$ ban đầu.
Đây được gọi là lựa chọn đối nghịch, khi mà chính các sản phẩm có giá trị kém nhất sẽ được giao dịch trên thị trường. Việc không có đủ thông tin về sản phẩm khiến cho người mua chỉ nên trả mức giá rẻ nhất. Đây chính là biểu hiện đầu tiên của moral hazard.
Ngoài lựa chọn đối nghịch, moral hazard còn gây ra cả những rủi ro đạo đức. Ví dụ dễ thấy nhất đó là trong thị trường bảo hiểm. Khi bạn mua một hợp đồng bảo hiểm về sức khỏe thì hợp đồng này sẽ bảo vệ bạn khỏi mọi chi phí y tế phát sinh. Khi đó, thái độ của bạn đối với sức khỏe của mình sẽ như thế nào?
Vì bạn đã được bảo vệ về những rủi ro liên quan đến sức khỏe nên bạn sẽ có xu hướng ít coi trọng sức khỏe bản thân. Về lâu dài bạn có thể bị bệnh và công ty bảo hiểm sẽ phải gánh chịu mọi chi phí khám chữa bệnh khi khách hàng có xu hướng bị bệnh nhiều hơn. Đây được gọi là rủi ro đạo đức và nó xảy khi có sự khác biệt giữa người được lợi và người phải gánh chịu rủi ro.
Ngoài ra, moral hazard cũng thường xuyên xuất hiện ở ngân hàng khi tổ chức này cho công ty hoặc cá nhân vay vốn. Giả sử, bạn được ngân hàng X cho vay 100 triệu để đầu tư kiếm lời. Vì đây không phải là tiền của bạn nên bạn sẽ có xu hướng sử dụng khoản tiền này để đầu tư vào các dự án có độ rủi ro hơn bình thường.
Chính tâm lý này đã tạo ra moral hazard từ người đi vay bởi họ luôn có một tiềm thức rằng đây không phải là tiền của mình, vì vậy không cần phải thận trọng hoặc chi tiêu dè dặt nữa.

3. Một số giải pháp nhằm hạn chế moral hazard
Thứ nhất, một bên phải dự liệu các khoản phí để ngăn ngừa rủi ro. Dưới góc độ của công ty bảo hiểm, họ sẽ phải thiết kế các gói chăm sóc sức khỏe hoặc khám sức khỏe định kỳ cho người mua. Với bảo hiểm cháy nổ, các công ty bảo hiểm có thể cung cấp các thiết bị phòng hộ hoặc theo dõi về tình hình cháy nổ trong khu vực mà khách hàng sinh sống.
Thứ hai, một bên chỉ cam kết bỏ ra một phần chi phí phát sinh từ rủi ro. Với cách này, các công ty bảo hiểm có thể quy định trong hợp đồng rằng họ chỉ phải trả 90% chi phí y tế, 10% còn lại sẽ do người bệnh chịu. Khi đó, khách hàng vẫn phải gánh chịu chi phí nên họ sẽ biết cách cẩn trọng hơn để không phải dùng đến tiền từ túi của mình.
Thứ ba, chọn lọc khách hàng có đủ năng lực tài chính và lịch sử giao dịch tốt. Đây là giải pháp điển hình đang được áp dụng phổ biến hiện nay để hạn chế rủi ro. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thường xuyên theo dõi các khoản vay. Thậm chí với những khoản tiền lớn, họ còn yêu cầu khách hàng phải ghi rõ mục đích vay là gì để chắc chắn rằng bạn sẽ không dùng nó vào các hoạt động quá rủi ro.
Thứ tư, các bên có thể đưa vào điều khoản trừng phạt nếu như bên còn lại có những hành vi xấu gây ảnh hưởng đến nội dung hợp tác đã cam kết ban đầu. Từ đó mà bên có ý định vi phạm đạo đức sẽ cân nhắc lại về động thái của mình để không phải gánh chịu nhiều thiệt hại không đáng có.
Cuối cùng, để giảm sự bất cân xứng trong thông tin thì điều đầu tiên mà các bên cần làm đó là khiến cho thông tin minh bạch hơn. Thực tế, nguồn thông tin từ internet ngày nay đã trở nên cực kỳ dễ dàng tìm kiếm và chúng ta có thể biết được một nhà hàng có sự sự tốt thông qua các đánh giá từ khách hàng cũ trên trang web của họ.
Việc minh bạch thông tin giúp cho các bên có thể công bằng trong việc tiếp cận thông tin cũng như giảm thiểu sự ảnh hưởng bất cân xứng ban đầu. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý về những thông tin trên internet bởi không phải lúc nào đó cũng là nguồn cung cấp dữ liệu chính thống và tình trạng thao túng thông tin là hoàn toàn có thể diễn ra.

4. Moral hazard từ những phi vụ thực tế
Phi vụ nổi tiếng nhất xuất phát từ moral hazard đó chính là sự suy thoái của nền kinh tế vào giai đoạn 2008 đến 2009. Trong khi các tổ chức tín dụng lớn trên thế giới đang có khả năng rơi vào tình cảnh phá sản thì chính phủ đã ra mặt và hỗ trợ với mức đảm bảo cực kỳ cao.
Chính bởi lý do này mà vô hình chung trong giới ngân hàng đã tồn tại một người chống lưng cho rủi ro của mình. Tức mỗi khi ngân hàng gặp khó khăn thì sẽ được hỗ trợ ngay lập tức. Moral hazard xuất hiện từ chính tâm lý này. Thay vì tìm hướng giải quyết thì các ngân hàng sẽ ngồi im và chờ sự xuất hiện của một người thay họ dọn dẹp hậu quả mà chính mình đã gây ra.
5. Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp chi tiết cho bạn đọc những thông tin về moral hazard là gì cũng như giải pháp để ngăn chặn moral hazard xảy ra. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp cho các bạn có cái nhìn rõ nét hơn về vấn đề này, từ đó đưa ra được những xử sự phù hợp với đạo đức trong hợp tác kinh doanh.