P/P là gì? Chỉ số đánh giá giữa chất lượng và giá thành

0
4808

Một sản phẩm mới trải qua một quá trình nghiên cứu, tối ưu và thử nghiệm sẽ được đưa ra thị trường và đến với người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải đưa ra thị trường thì sản phẩm đó đã hoàn thiện. Doanh nghiệp phải luôn quan sát, thống kê để đánh giá mức độ hài lòng của người dùng với sản phẩm. Vậy làm thế nào để đo lường được sự hài lòng này? P/P sẽ là chỉ số giúp đo lường được mức độ tương quan giữa chất lượng và giá của sản phẩm.

1. P/P là gì?

Price-Performance Ratio chính là tên gọi đầy đủ của P/P, mang ý nghĩa là tỷ lệ giá/chất lượng. Khái niệm này dùng để đánh giá chất lượng, đặc tính,… của một loại sản phẩm hiện đang lưu hành. P/P đồng thời cũng đo lường mức độ hiệu quả khi một sản phẩm mới được phát hành.

p/p
P/P là gì?

Trong quá trình nghiên cứu những sản phẩm mới, việc đo lường, cải tiến và hoàn thiện sản phẩm là một điều cần thiết. Điều này sẽ tăng trải nghiệm, sự hài lòng dành cho khách hàng sử dụng sản phẩm. P/P cũng sẽ thể hiện được sự tương quang giữa chất lượng và giá cả của sản phẩm đó.

2. P/P sẽ cho chúng ta biết được điều gì?

P/P trong quá trình đo lường sẽ cho chúng ta kết quả xoay quanh 4 vấn đề. Cụ thể P/P cho ra kết quả sản phẩm đạt mức hiệu quả cao những chi phí sản xuất hàng hóa thấp. Đây là trường hợp P/P với kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, sẽ có 3 kết quả P/P khác đó là hiệu suất cao và chi phí cao, hiệu suất thấp và chi phí thấp, chi phí hiệu suất cao và chi phí cao. Và trong kinh doanh, sản xuất thì trường hợp không hai muốn xảy ra nhất đó là kết quả P/P cho giá trị thấp nhưng chi phí lại cao.

p/p
Đặc điểm mà P/P thể hiện.

Có thể thấy chỉ số P/P là một phương tiện tốt nhất để tìm được điểm chất lượng tốt nhất tại các điểm giá trị. Thế nhưng, những loại hàng hóa có P/P cao chưa chắc là loại sản phẩm tốt nhất để mua. Nhất là trong những trường hợp các hàng hóa mang tính phức tạp, khiến những yếu tố như giá cả thị trường hay hiệu suất cơ bản quan trọng hơn. Chính vì thế mà, P/P có thể là một chỉ số tốt trong việc lựa chọn mô hình kinh doanh, tuy nhiên cũng cần tham khảo thêm những yếu tố khác ngoài P/P..

Dễ dàng nhận thấy điểm này nếu chúng ta nhìn vào P/P của những thiết bị công nghệ. Nếu chúng ta nhìn lại khoảng thời gian cách đây trăm năm về trước, những công nghệ máy tính tại thời điểm đó có giá trị rất cao, tuy nhiên khả năng ứng dụng và xử lý không thể nào tốt như bây giờ. P/P trong trường hợp này rõ ràng không đánh giá đúng sự tương quan giữa giá và chất lượng.

Hay tại thời điểm hiện tại, P/P của những chiếc máy tính từng một thời là những khoảng đầu tư rất lớn. Tuy nhiên tại thời điểm này thì đây được xem là một trong những chi phí ban đầu. Những loại sản phẩm có sự giới hạn như hóa thạch, nhiên liệu thì mang hiệu suất tĩnh và có mức duy trì giá ổn định.

3. P/P được biểu diễn như thế nào?

P/P sẽ được biểu diễn thông qua biểu đồ của một sản phẩm cụ thể nào đó. Biểu đồ này nhìn chung thì sẽ có cấu tạo từ trục tung và trụng hoành theo những biểu đồ thông thường tương ứng với hai giá trị là chất lượng và giá. Phần giữa biểu đồ P/P sẽ được chia thành 4 phần cụ thể:

p/p
P/P hoạt động trên biểu đồ.

P/P sẽ dựa vào sự biến động của từng phần cụ thể, từ đó giúp người tiêu dùng đánh giá được tại điểm P/P nào thì sản phẩm sẽ tối ưu nhất. Và kết quả đa số sẽ luôn hướng về P/P có mức giá thấp nhưng giá trị, hiệu năng cao. Đây chính là điểm P/P mang lại giá trị tối ưu nhất cho hàng hóa.

Sử dụng P/P cho từng loại mặt hàng cụ thể, những bộ phận thống kê trong doanh nghiệp dựa vào P/P để nắm bắt được thông tin của hàng hóa trên thị trường. Dựa vào P/P này, chúng ta sẽ có được những chiến lược sản xuất sản phẩm. Dự đoán được xu hướng tiêu dùng loại hàng hóa này để có thể điều chỉnh lại giá bán. Việc căn cứ vào P/P để điều chỉnh giá với mục đích giúp tiêu thụ sản phẩm tốt hơn trong thời gian tới.

Xét về phương diện của khách hàng thì P/P giúp xác định được điểm mùa hàng có mức giá tối ưu nhất nhưng chất lượng lạ tốt. Nếu P/P cho ra một kết quả có giá trị quá lớn so với chất lượng tương ứng thì chúng ta vẫn có thể xem xét sử dụng một sản phẩm khác. Hoặc căn cứ vào P/P để lựa chọn một loại hàng hóa chất lượng hơn.

4. Chỉ tiêu khác ngoài P/P để đánh giá chất lượng

Những loại sản phẩm được sản xuất ra phải đạt được những tiêu chí về chất lượng. Những tiêu chí chất lượng này sẽ được căn cứ vào yêu cầu của khách hàng đối với loại sản phẩm này là gì? Những quy định của nhà nước về chất lượng đối với sản phẩm. Các tiêu chí kỹ thuật, trình độ chuyên môn của nền kinh tế.

p/p
Những chỉ tiêu khác ngoài P/P.

Để đánh giá chất lượng sản phẩm ngoài phương pháp tương quan về giá như P/P ta còn căn cứ:

Những tính năng mà sản phẩm có được.

Những đặc điểm thu hút người dùng, thế mạnh của sản phẩm.

Mức độ tin cậy rằng sản phẩm có sự ổn định và an toàn khi sử dụng.

Mức độ chính xác dựa trên một loạt những tiêu chuẩn chung về sản phẩm đã được đặt ra cho thị trường.

Tính ổn định, khả năng dịch vụ của sản phẩm đó khi xảy ra vấn đề và khả năng hoạt động lại bình thường của sản phẩm sau khi bảo dưỡng.

Tính thẩm mỹ của sản phẩm về mặt giác quan, âm thanh, hương vị.     

5. Những yếu tố chi phối chất lượng sản phẩm

Nếu sử dụng phương pháp P/P thì những yếu tố này đều được thể hiện thông qua giá cả và chất lượng. Tuy nhiên xét về bản chất thì P/P sẽ bao gồm những yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm. cụ thể:

Yêu cầu của thị trường: điều này sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào sản phẩm, đối tượng sẽ sử dụng sản phẩm, những biến đổi của từng nhóm người tiêu dùng. Những doanh nghiệp muốn đạt được một hiệu quả kinh doanh tốt cần phải có sự nhạy cảm trong nắm bắt thị trường. Từ đó thay đổi sản phẩm theo xu hướng của người dùng. Một điều cần lưu ý đó là phải liên tục theo dõi, liên tục nghiên cứu và nắm bắt được người dùng, đồng thời cần có một chiến lượng kinh doanh phù hợp. Phương pháp P/P cũng đã đề cập đến vấn đề chiến lược này.

Trình độ sản xuất, và nền kinh tế của thị trường: Yếu tố kỹ thuật, trang thiết bị của mặt bằng thị trường kinh doanh và khả năng kinh tế cũng sẽ quyết định đến chất lượng của sản phẩm và giá cả của sản phẩm(P/P). Một thị trường có trình độ kỹ thuật không cao, tài nguyên và kinh tế thấp thì không thể tạo ra được sản phẩm chất lượng cao. Theo mô hình P/P thì sẽ có kết quả giá sản phẩm cao và hiệu năng thấp. Để có được P/P ở mức tối ưu thì nên kinh tế chung phải phát triển trước tiên.

6. Kết luận

P/P nói riêng và những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nói chung có vai trò đánh giá được sản phẩm có phù hợp với chi phí mà nó bỏ ra hay không. Phương pháp P/P còn giúp người quản lý nắm bắt được thị trường từ đó có các điều chỉnh phù hợp trong kinh doanh. P/P còn giúp những nhà quản lý vạch ra được chiến lược hoạt động trong tương lai.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây