Phân tích các chỉ số tài chính trong hoạt động kinh doanh

0
4199

Phân tích các chỉ số tài chính trong quá trình kinh doanh giúp nhà quản lý, người đầu tư, chuyên gia phân tích hay chính chủ nợ hiểu rõ được khả năng hoạt động của tổ chức. Thông qua những chỉ số trong quá trình phân tích tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra được những kế hoạch kinh doanh hiệu quả. Nhận thấy được những điểm yếu của tổ chức và có biện pháp để khắc phục.

1. Phân tích các chỉ số tài chính trong doanh nghiệp

Phân tích các chỉ số tài chính là quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh của tổ chức dựa vào mối quan hệ của những chỉ số trong báo cáo tài chính. Quá trình phân tích giúp đánh giá một cách chính xác hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, một ngành, lĩnh vực kinh doanh.

Quá trình phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ phải thông qua việc thu thập và thống kê những dữ liệu để tính toán các chỉ số. Sau đây sẽ là một số những chỉ tiêu quan trọng trong phân tích.

2. Những chỉ số về mức độ thanh khoản

Những chỉ số này sẽ giúp giải đáp những vấn đề về tính thanh khoản, khả năng trả nợ của một doanh nghiệp.

phân tích chỉ số tài chính
Tính thanh khoản trong kinh doanh.

2.1 Tỷ lệ vốn lưu động 

Tỷ lệ vốn lưu động = giá trị của tài sản lưu động/giá trị nợ ngắn hạn

Tuy chỉ tiêu này không thuộc bảng cân đối kế toán. Thế nhưng nó cho biết doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại có thể hoàn thành trách nhiệm trả những khoản nợ trong ngắn hạn khi đo lường giá trị của các loại tài sản lưu động. Khi giá trị này được tính ra dưới 1 có nghĩa doanh nghiệp hiện tại đang trong trạng thái khó có thể thanh toán được hết những khoảng nợ.

2.2 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh = (Tổng giá trị tài sản lưu động – giá trị hàng tồn kho)/(giá trị nợ trong ngắn hạn)

Các chỉ số này đều sẽ được thống kê lại từ trong bảng cân đối. Tỷ số thanh toán nhanh này giúp chúng ta biết được liệu doanh nghiệp có thể trả được những khoảng nợ mà không cần phải dùng đến giá trị của hàng tồn kho hay không. Chỉ số này lớn hơn 1 đồng nghĩa với khả năng thanh toán sẽ tốt và ngược lại.

2.2 Hệ số thanh toán tiền mặt

Hệ số thanh toán tiền mặt = (Những khoảng tiền mặt hoặc có giá trị tương đương)/(giá trị nợ trong ngắn hạn)

Hệ số này giúp những người quản lý doanh nghiệp sẽ hiểu được tình trạng thanh khoản của tổ chức tại thời điểm cụ thể. Bởi chỉ tiêu này sẽ liên quan đến tiền của doanh nghiệp. Đây cũng là một chỉ số thể hiện khả năng thanh toán trong ngắn hạn mà không cần phải bán đi những tài sản của tổ chức.

3. Những chỉ số về hiệu quả

Những chỉ tiêu này có biết được mức độ hiệu quả trong quá trình hoạt động và quản lý tài sản. Trong thống kê, chỉ số này được dùng để thể hiện mức độ hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn để mang lại lợi nhuận tối đa. Chỉ tiêu này sẽ cho biết được mức độ hiệu quả khi kinh doanh.

phân tích chỉ số tài chính
Mức độ hiệu quả trong quá trình hoạt động.

3.1 Hệ số xoay vòng hàng tồn kho

Hệ số xoay vòng hàng tồn kho = doanh số trong kì bán hàng/số lượng hàng tồn kho

Hệ số này sẽ đánh giá được tốc độ luân chuyển hàng hóa được bán và tồn kho trong kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này sẽ mang đến cho nhà quản lý thông tin về số lượng hàng hóa còn tồn kho trong từng thời gian cụ thể.

3.2 Hệ số vòng quay tài sản cố định

Tỷ lệ vòng quay tài sản cố định = doanh thu của quá trình bán hàng / giá trị ròng của tài sản cố định

Những chỉ tiêu này thường sẽ được thông kê dựa vào những loại tài sản cố định, thiết bị và máy móc. Từ đó cho ta biết được mức độ sử dụng hiệu quả những loại tài sản này.

3.3 Hệ số vòng quay tổng tài sản

Tỷ số vòng quay tổng tài sản = doanh thu của quá trình bán hàng / tổng tài sản của doanh nghiệp

Chỉ số này sẽ đánh giá được mức độ hiệu quả khi sử dụng tài sản. Chỉ số này sẽ giúp người quản lý dựa vào kết quả về doanh thu và lợi nhuận để đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình sử dụng tài sản cơ sở.

4. Những chỉ số về khả năng thanh toán

Những chỉ tiêu này được thống kê nhằm xác định khả năng quản lý nợ và thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó người quản lý có thể đánh giá được vị thế hiện tại của tổ chức đối với những quá trình vay vốn hoặc sử dụng những loại đòn bẩy trong quá trình hoạt động tài chính. Chỉ tiêu này được đo lường bằng việc căn cứ vào khả năng sử dụng nợ, vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại.

4.1 Tỷ lệ nợ

Tỷ lệ nợ của doanh nghiệp = tổng các khoảng nợ phải thanh toán/ tổng giá trị tài sản.

Chỉ tiêu này sẽ cho biết được tỷ lệ của những quỹ hiện tại của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình hoạt động của tổ chức bằng cách tính toán những khoản nợ trong ngắn và dài hạn.

4.2 Tỷ lệ (D/E)

Hay con gọi là tỷ lệ vốn chủ sở hữu, và được tính bằng công thức sau.

Tỷ lệ nợ trên vốn CSH = Tổng những khoảng nợ / (tổng giá trị tài sản – những khoảng nợ phải trả)

Là một trong các chỉ số quan trọng của tổ chức. D/E là tỷ lệ thể hiện giá trị của tổng nợ. Tuy nhiên nó được thể hiện dưới dạng để đánh giá thông tin trong quá trình phân tích hiệu quả hoạt động.

4. Phân tích các chỉ số tài chính diễn ra như thế nào?

phân tích các chỉ số tài chính
Phân tích hiệu quả hoạt động.

Phân tích chỉ số tài chính để đưa ra những yếu tố chủ chốt tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà những số liệu thông thường khó có thể đánh giá được.

Ngoài những chỉ số trên còn rất nhiều những loại chỉ tiêu khác mà doanh nghiệp có thể thống kê lại trong suốt quá trình đánh giá.

Thông thường những chỉ số hoạt động này được tính toán và thống kê theo quý hoặc theo năm. Những chỉ số đó cũng được thống kê đối với những doanh nghiệp khác trong cùng một ngành và bắt đầu đánh giá. Sau khi đã có được những chỉ số này trong cùng một thời điểm kinh doanh, những người chủ doanh nghiệp mới đánh giá được hiệu quả hoạt động của tổ chức.

Ngoài những chỉ tiêu quen thuộc trên còn có những cách đánh giá chuyên sâu khác phụ thuộc vào ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

5. Đối tượng sử dụng phân tích các chỉ số tài chính

5.1 Quản lý tài chính

Bản thân người quản lý phải hiểu và nắm bắt được những thông tin và các chỉ số mang lại để đánh giá đúng được tình trạng và khả năng của công ty. Đây là những chỉ số phân tích có tầm quan trọng và có sự hiệu quả mạnh mẽ.

5.2 Đối thủ cùng ngành

Việc tìm hiểu trình trạng kinh doanh của các đối thủ trong cùng lĩnh vực sẽ rất quan trọng. Nó sẽ quyết định đến kế hoạch và mục tiêu hoạt động trong thời gian tới của một tổ chức.

5.3 Nhà đầu tư

Dưới góc độ là một nhà đầu tư, những doanh nghiệp hoạt động công khai hoặc những tổ chức có nguồn vốn mạo hiểm. Những nhà đầu tư trên thị trường cần những thông tin này để phân tích từ đó đưa ra đánh giá đầu tư một cách phù hợp.

6. Tổng kết

Phân tích các chỉ số tài chính là một hoạt động không thể thiếu ở các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nghiên cứu thị trường… Đây phương pháp được sử dụng trong quá trình đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Cũng như dựa vào kết quả phân tích để có kế hoạch kinh doanh phù hợp.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây