SPDR là gì? Tác động của SPDR đến những nhà đầu tư vàng

0
1514

Những hoạt động mua hay bán của SPDR đều sẽ có tác động ít hay nhiều đến thị trường vàng. Đây là một loại tài sản giao dịch được rất nhiều nhà đầu tư chú ý. SPDR được xem như là một con khủng long ETF lớn top đầu tại thị trường Mỹ. Vậy SPDR là gì? Tại sao quỹ SPDR lại có tác động nhiều như vậy đến giá vàng trên thế giới?

1. SPDR Gold Trust là gì?

SPDR Gold Trust chính là một quỹ ETF( một loại quỹ, chứng khoán) được quản lý bởi State Street Global Advisors. Đây là cơ quan thuộc tập đoàn quản lý tài sản State Street Corporation. Trước năm 2008, SPDR có tên là StreetTRACK. Kể từ 20/5/2008, quỹ đầu tư này đã đổi tên là SPDR® Gold Trust.

spdr
Quỹ ETF SPDR Gold Trust

Quỹ đầu tư SPDR nắm giữ một trữ lượng lớn vàng tại thị trường Mỹ nói riêng và thế giới nói chung. Chính vì điều này mà mỗi động thái mua bán vàng của SPDR trên thị trường sẽ tạo nên biến động lớn đối với giá trị và tâm lý chung. Điều này có thể thấy, bởi trong lịch sử SPDR đã từng bán ra một lượng lớn vàng lên đến hơn 20 tấn vào ngày 25/4/2008. Chính điều này đã kéo giá trị vàng rơi xuống mức kỷ lục.

2. Tầm quan trọng và sức ảnh hưởng của SPDR

Dựa vào những thông tin cơ bản ở trên chúng ta cũng có thể nhận thấy sức ảnh hưởng của SPDR đến các thị trường tiền tệ nói chung. Nó không chỉ tác động đến nguồn cung vàng trên thị trường mà còn thao túng đến giá cả của vàng. Chính vì thế, SPDR nhận được nhiều sự chú ý của giới đầu tư.

Với chứng chỉ SPDR Gold Share được cung cấp bởi quỹ StreetTrack Gold Trust. Đây là một loại chứng chỉ uy tín được cấp bởi Hội Đồng Vàng Thế Giới. Đây là loại chứng chỉ đã xuất hiện trên sàn chứng khoán vào năm 2004 và đã được mua, bán trên NYSE Arca vào năm 2007 với mã GLD.

spdr
Ảnh hưởng của SPDR đến thị trường vàng.

Khi được niêm yết lần đầu trên thị trường mỗi cổ phiếu của SPDR có giá trị khoảng 1/10 ounce vàng và được quản lý bên dưới hầm vàng của HSBC Bank USA tại Luân Đôn. Ngoài ra, nó còn được bảo trở dưới dạng vàng thỏi của khá nhiều những chi nhánh của HSBC. Trong trường hợp xảy ra sự khác biệt của giá vàng với giá cổ phiếu, theo đó mỗi basket sẽ được quy đổi với khoảng 10.000 ounce vàng. Với cách quy định này thì cổ phiếu của SPDR sẽ luôn được đảm bảo có tỉ lệ phù hợp với giá vàng trên thị trường. Đồng thời số lượng vàng khi SPDR thực hiện mua trong mỗi phiên giao dịch đều sẽ được công khai.

Đến thời điểm hiện tại có 4 thị trường cho phép SPDR thực hiện giao dịch bao gồm: New York Stock Exchange Arca (NYSE Arca), Hong Kong Stock Exchange (HKEx), Tokyo Stock Exchange (TSE), Singapore Exchange (SGX)..

3. Khối lượng vàng của SPDR so với thế giới

Theo thống kê số liệu vàng trên thế giới thì chỉ riêng SPDR đang nắm giữ bằng tổng lượng vàng của 4 đến 5 nước cộng lại. Đây là một con số rất lớn khi một tổ chức nắm giữ lượng vàng.

Những giao dịch ETF về cơ bản sẽ giúp các cá nhân, tổ chức đầu tư có thể thoát khỏi những rủi ro của việc tích trữ quá nhiều vàng. Bằng cách thực hiện bán hay mua vàng thông qua các chứng chỉ. Điều này khá tương tự so với mua bán những loại cổ phiếu trong thị trường chứng khoán.

Từ khi ra đời cho đến năm 2019, thị trường giao dịch đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ và nó đã chiếm khoảng 7,5% tổng nhu cầu về vàng trên thị trường quốc tế. Theo những thống kê của Bloomberg. Hiện tại, những quỹ ETF trên thế giới đang nắm giữ khoảng 92 triệu ounce vàng. Và trong thời điểm 2 năm xảy ra đại dịch Covid, nhiều số liệu thống kê báo cáo rằng những quỹ ETF hiện đã sử hữu hơn 3.300 tấn vàng con số này đã tăng hơn 30%. Những chuyên gia phân tích cho rằng đây là nguyên nhân khiến giá trị của vàng tăng lên liên tục và chạm mốc 2000 USD/ounce vào năm 2020.

spdr
Dự trữ vàng của SPDR và thế giới.

Theo những số liệu thống kê từ Hội Đồng Vàng, chưa dừng lại ở đấy, lượng vàng được giao dịch của những quỹ ETF trong thời điểm quý 1 năm 2021 đã có lúc lên mức đỉnh điểm đó là 23 tỷ USD. Một điểm đáng lưu ý đã nhắc ở trên đó là một khối lượng lớn vàng thỏi hiện tại đang được lưu trữ tại kho vàng của HSBC tại Luân Đôn.

Theo những thống kê tại thời điểm năm 2018, chỉ riêng SPDR đã nắm giữ cho mình một khối lượng vàng lên gần 70.000 thỏi. Với tổng trọng lượng lên đến 953 tấn, và có giá trị rơi vào khoảng 37 tỷ đô la. Con số này đã tăng lên trong thời điểm 2021 gần kết thúc đó là 1.258 tấn và bằng với ¼ số vàng được Fort Knox lưu trữ tại Mỹ. Qũy SPDR đã chính thức vượt qua những khối lượng dự trữ của nhiều nước như Ngân hàng Ấn Độ, Ngân hàng Anh, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản và đang đuổi theo Trung Quốc với 1.948 tấn vàng.

Cũng vì lý do này mà SPDR đã nhiều lần bị cáo buộc là một trong những tổ chức đang thực hiện thao túng vàng trên thế giới. Tuy nhiên, SPDR đã liên tục bác bỏ lời cáo buộc này.

4. SPDR có tác động thế nào đến trader?

Sức ảnh hưởng của SPDR đến thị trường giao dịch vàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung là không thể xác định được. Xét trong ngắn hạn thì việc SPDR gây ảnh hưởng đến giá vàng khi thực hiện mua vào hay bán ra là điều hoàn toàn có thể. Điều này sẽ làm giá vàng đang giao dịch tại một thời điểm nào đó có thể tăng lên hoặc giảm xuống theo chiều thẳng đứng. Tuy nhiên, điều này có xảy ra cũng không thể xác định rằng liệu SPDR có gây ra vấn đề này hay không.

spdr
Tác động của SPDR đến nhà đầu tư.

Bởi vì:

Những báo cáo giao dịch mua bán của SPDR sẽ được công bố sau đó khoảng 1 ngày và được cập nhật lại lúc 7h sáng theo giờ nước ta. Chính vì vậy dù thị trường có xảy ra biến động thì việc xác định cũng sẽ phải để qua ngày hôm sau khi mọi chuyện đã xong xuôi.

Việc liên tục theo dõi những giao dịch của SPDR sẽ chỉ cho nhà đầu tư biết được những nguyên nhân lại sao giá vàng lại biến động chứ không hề có cơ hội nào trong việc này.

Tuy nhiên, nếu dựa vào thuyết Dow chúng ta sẽ hiểu được một nguyên tắc rằng không ai trên thị trường có thể thao túng toàn bộ giá cả. SPDR có thể có sự tác động trong ngắn hạn vào thời điểm quỹ SPDR liên tục thực hiện những giao dịch. Thế nhưng xét về dài hạn thì khả năng chi phối của SPDR là không lớn.

Không chỉ những tổ chức như SPDR nắm giữ nhiều vàng sẽ có tác động lớn đến thị trường. Những yếu tố khác như tôn giáo, kinh tế, sản xuất, chính trị cũng sẽ tác động lớn hơn nhiều đến giá vàng….

Tuy nhiên, nhà đầu tư nên liên tục theo dõi những hoạt động của SPDR, điều này sẽ giúp bạn nắm bắt phần nào những thay đổi của thị trường dựa vào các giao dịch của SPDR. Một xu hướng mua bán được SPDR lặp lại sẽ là một tín hiệu nào đó của thị trường.

5. Tổng kết

Trong ngắn hạn, tác động của SPDR là khá lớn đối với thị trường đầu tư khi SPDR làm biến động giá vàng bằng cách giao dịch mua bán liên tục. Tuy nhiên xét về mặt dài hạng, SPDR cũng chỉ tác động một phần nhỏ vào thị trường vàng. Việc theo dõi hành động của SPDR là một cách làm tốt để nắm bắt xu hướng thị trường, Việc SPDR liên tục mua hay bán vào thời điểm nào đó sẽ là một dấu hiệu của cơ hội đầu tư.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây