Stagflation là gì, nguyên nhân và hậu quả của Stagflation

0
4906

Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, khi đi qua những chu kỳ khác nhau thì nền kinh tế cũng sẽ có những thay đổi khác nhau diễn ra kèm các hiện tượng quan trọng. Đây là một yếu tố mà nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp lẫn chính phủ phải đề phòng và lường trước để chuẩn bị đối phó thích ứng. Có một hiện tượng mà có thể còn tệ hơn cả suy thoái đó là khi nó đi kèm với lạm phát, có tên gọi là stagflation. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về stagflation là gì cũng như nguyên nhân, hậu quả của nó.

1. Stagflation Là Gì?

Stagflation dịch ra tiếng Việt là lạm phát kèm suy thoái, đây là hiện tượng mà nền kinh tế tăng trưởng chậm kèm với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, làm cho giá cả leo thang và lạm phát. Hiện tượng này còn là khái niệm của việc lạm phát đi với giảm GDP (tổng sản phẩm quốc nội).

Khái niệm stagflation hay lạm phát kèm suy thoái xuất hiện lần đầu tiên bởi nhà chính trị gia Iain Macleod ở giai đoạn nền kinh tế của Anh căng thẳng trong những năm 1960 khi ông phát ngôn ở Hạ Viện. Vào giai đoạn này, ông đã đưa ra khái niệm về stagflation như một mặt về lạm phát, mặt khác là sự suy thoái hay là hiện trạng đình trệ của nền kinh tế Anh.

Sau đó, stagflation được xuất hiện thêm 1 lần để diễn tả cho giai đoạn suy thoái khoảng năm 1970 sau khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra, nước Mỹ đi qua một đợt suy thoái khiến cho ⅘ tỷ lệ tổng sản phẩm quốc nội đi xuống đến mức âm. Lạm phát đã tăng cao gấp đôi ở năm 1973 và lên đến mốc 2 chữ số ở năm 1974, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 9% tính đến tháng 5 năm 1975 khi stagflation diễn ra.

Có một lý thuyết quan niệm rằng hiện tượng stagflation này diễn ra khi mức phí dầu tăng lên bất ngờ khiến cho năng lực sản xuất của nền kinh tế suy giảm. Khoảng tháng 10 năm 1973, Tổ chức những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã đưa ra quyết định cấm vận với quốc gia phương Tây. Khi đó mức giá dầu mỏ tăng cao, dẫn đến mức phí hàng hóa cũng tăng và từ đây tỷ lệ thất nghiệp tăng theo. Chính vì mức phí vận chuyển nâng cao, quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng trở nên mắc mỏ hơn, mặc cho khi công nhân đã nghỉ việc nhưng giá vẫn tăng.

Stagflation
Stagflation là gì?

2. Các giả thuyết về nguyên nhân của stagflation: 

Bắt nguồn từ sự khởi đầu của hiện tượng stagflation đã phản ánh được sự thất bại từ những lý thuyết kinh tế thống trị ở thời gian đó, những nhà kinh tế học qua đây đã vạch ra một vài lý thuyết về hiện tượng stagflation diễn ra hay có cách nào tái cơ cấu lại lý thuyết của nền kinh tế để giải thích được hiện tượng stagflation này.

Có một lý thuyết quan niệm rằng hiện tượng stagflation này diễn ra khi mức phí dầu tăng lên bất ngờ khiến cho năng lực sản xuất của nền kinh tế suy giảm. Khoảng tháng 10 năm 1973, Tổ chức những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ đã đưa ra quyết định cấm vận với quốc gia phương Tây. Khi đó mức giá dầu mỏ tăng cao, dẫn đến mức phí hàng hóa cũng tăng và từ đây tỷ lệ thất nghiệp tăng theo. Chính vì mức phí vận chuyển nâng cao, quá trình sản xuất đến tay người tiêu dùng trở nên mắc mỏ hơn, mặc cho khi công nhân đã nghỉ việc nhưng giá vẫn tăng khi stagflation diễn ra.

Một lý thuyết nữa về stagflation đã nêu ra việc kết hợp sự trì trệ và lạm phát là kết cục của những chính sách kinh tế kém hiệu quả, Nguyên tắc khắt khe của thị trường, hàng hóa và lao động ở một môi trường lạm phát được cho là nguyên nhân diễn ra hiện tượng stagflation.

Một vài những ý kiến đã nêu lên việc những chính sách được đưa ra từ cựu tổng thống R. Nixon, có khả năng dẫn đến stagflation ở năm 1970. Nixon đã sử dụng mức thuế cho hàng nhập khẩu cùng với đóng bằng tiền lương cùng mức giá cả ở khoảng 90 ngày nhằm mục đích không để giá cả tăng lên. Khi mà bỗng nhiên thị trường bị thiếu đi nguồn dầu và tăng giá nhanh bất ngờ từ những chính sách kiểm soát của chính phủ Hoa Kỳ đã làm cho nền kinh tế hỗn loạn và gây ra stagflation.

Những nhà kinh tế học còn lại phản đối ý kiến về sự gắn kết ổn định giữa yếu tố lạm phát và thất nghiệp ở stagflation bởi nguyên nhân là mọi người chỉ việc chỉnh sửa biến động kinh tế của họ ở ngưỡng giá tăng hay là dựa vào cách phản ứng hoặc kỳ vọng biến đổi chính sách tài chính mở rộng, tỷ lệ thất nghiệp có thể tăng cao khi mà gặp phải các cú sốc từ nền kinh tế qua hiện tượng stagflation.

Stagflation
Những nguyên nhân theo giả thuyết dẫn đến Stagflation

Trong khi đó, tác giả jane Jacobs quan niệm rằng để tránh khỏi hiện tượng stagflation này thì một nước phải đưa ra được động lực để những thành phố mạnh về nhập khẩu phát triển, đây là nơi có thể cân bằng được yếu tố săn xuất và nhập khẩu, một nguyên nhân dẫn đến stagflation.

3. Những dấu hiệu của hiện tượng Stagflation:

Có thể thấy là hiện tượng stagflation cùng những khía cạnh kinh tế diễn ra từ nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải nói đến thực trạng của nền kinh tế, phải nói ở đây đó là trầm cảm. Thứ hai đó là sự tăng lên nhanh chóng của tỷ lệ thất nghiệp. Thứ ba chính là mức lạm phát quốc nội tăng lên và dẫn đến sự mất giá của đồng tiền trên thị trường.

Stagflation là một hiện tượng đình đám diễn ra ở những năm 70 trong thế kỷ 20. Ở thời kỳ đó, sự trầm cảm của nền kinh tế đã đi chung với sự suy thoái cụ thể của giá cả hay có thể nói là giảm phát. Như vậy có thể khẳng định rằng có một cách hiểu gần đây cho hiện tượng stagflation, theo cách hiểu này thì stagflation là một hiện tượng mới của cuộc khủng hoảng nền kinh tế, đi theo đó là sự thâm hụt vốn từ người dân dẫn đến sức mua thấp tuy nhiên mức giá lại tăng lên nhanh chóng.

Các dấu hiệu của stagflation này được xem là có mối liên hệ chặt chẽ với nền kinh tế nước Nga trong thế kỷ 21: sự suy thoái của đồng Rúp Nga làm tăng lên tỷ lệ thất nghiệp trong sự suy thoái nền kinh tế nói chung. Dựa vào các khía cạnh này, những nhà kinh tế đã nhận định rằng tình trạng lạm phát đang khá nguy hiểm cho liên bang Nga. Nhưng những nhà phân tích quốc tế lại nhìn ra rằng khi stagflation diễn ra, có thể nền kinh tế lại có sự đột phá mới mẻ.

Stagflation
Những dấu hiệu của hiện tượng Stagflation

4. Stagflation và hậu quả nó để lại:

Có thể thấy rằng hiện tượng stagflation đã gây ra những sự ảnh hưởng tiêu cực đến các khía cạnh của nền kinh tế một quốc gia.

Stagflation có khả năng giảm thiểu sự phát triển kinh tế, là nguyên nhân cho một cuộc khủng hoảng trầm trọng tác động đến nền kinh tế và đời sống xã hội, các hậu quả chính mà stagflation đem lại như sau:

Stagflation làm cho phúc lợi người dân suy giảm

Stagflation làm cho thị trường lao động gặp phải sự khủng hoảng trầm trọng

Stagflation làm cho những đối tượng như người khuyết tật, người về hữu, công chức nhà nước mất đi các quyền lợi xã hội.

Stagflation làm cho những hoạt động trong hệ thống tài chính, tín dụng gặp phải các kết quả tiêu cực.

Lời kết

Và đó là những thông tin về hiện tượng stagflation mà bạn cần quan tâm. Đây có lẽ đúng là khoảng thời gian trầm cảm nhất của nền kinh tế, mọi thứ đều đình trệ, suy thoái đi kèm với giá cả leo thang, thất nghiệp,… Và stagflation là hiện tượng mà những đối tượng của nền kinh tế như doanh nghiệp, chính phủ, nhà đầu tư cần quan tâm và dự đoán trước để có sự đề phòng và chuẩn bị.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây