Bitcoin hay tiền ảo đã trở nên phổ biến kể từ thời điểm 2017 cho tới nay và dẫn tạo nên một thị trường đầu tư với nhiều cơ hội được rất nhiều NĐT quan tâm. Thế nhưng không phải ai cũng biết rõ về cách mà tiền ảo hình thành cũng như nguồn gốc của tiền điện tử như thế nào. Chính vì vậy trong nội dung này, hãy cùng mình tìm hiểu sâu hơn về tiền kỹ thuật số nhé.
1. Tiền ảo là gì?
Tiền ảo là một loại tài sản được tạo nên trên môi trường điện tử. Loại tiền này được xây dựng và lưu trữ thông qua những phần mềm và ứng dụng. Sẽ không tồn tại một bên thứ 3 nào có tính chất tương tự như chính phủ hay ngân hàng khi tiền ảo sẽ tự mình hoạt động.
Quá trình giao dịch, lưu thông và trao đổi sẽ được diễn ra thông qua các loại mạng internet và nền tảng chuyên biệt của đồng tiền kỹ thuật số đó. Các dạng token được những tổ chức xây dựng và phát hành ra cho người dùng như Bitcoin đều được gọi chung là tiền kỹ thuật số. Tiền ảo được hình thành với những lợi ích đi kèm và song song với đó nó vẫn còn nhiều hạn chế về mặt an toàn và uy tín khi được đưa vào sử dụng.
2. Thuật ngữ “ tiền ảo” được xuất hiện như thế nào?
Tại một hội nghị vào 1983, David Chaum là một người hoạt động trong lĩnh vực mật mã học đã lần đầu giải thích khái niệm về tiền điện tử trong một bài báo, đây chính là thời điểm đầu tiên khái niệm được tiếp cận tới con người. Dựa vào những gì mà David Chaum đã định nghĩa, vào 1995 thì đồng tiền ảo đầu tiên có tên là Digicash đã được Chaum cho ra đời.
Tiếp sau đó là vào 1998, Bit Gold đã được Nick Szabo tạo nên và cho đến bây giờ có khá nhiều người xem đây chính là cơ sở ban đầu cho sự hình thành của Bitcoin.
Lịch sử của tiền ảo nói chung và Bitcoin nói riêng đã không có sự phát triển gì quá nhiều trong khoản thời gian 10 năm sau thời điểm 1998 cho tới khi một đối tượng tên là Satoshi Nakamoto đã chính thức cho ra mắt Bitcoin.
Và cho đến thời điểm này đã xuất hiện vô số loại tiền ảo khác nhau được phát triển cho nhiều mục đích. Thế nhưng nhìn chung lại thì hầu hết các mục đích của người mua coin cũng chỉ để đầu cơ với niềm tin tăng giá trị của chúng sẽ tăng và mang lại lợi nhuận đầy hấp dẫn.
3. Phân loại tiền kỹ thuật số trên thị trường
3.1 Tiền mã hóa
Đây là một loại tiền ảo với đặc trưng là một chuỗi mã hóa dữ liệu và được dùng để đại diện cho một đơn vị tiền nhất định. Theo đó, đồng tiền điện tử này sẽ vận hành và được quản lý trên blockchain với vai trò như một nhật ký an toàn cho quá trình mua bán, một hệ thống ngân hàng giữa quá trình giao dịch. Các tổ chức chính phủ, tài chính sẽ không có chức năng gì trong nền tảng này.
Hầu hết các loại tiền ảo được phát triển bằng những phương pháp khai thác và thực hiện xác thực thông tin dựa vào một quá trình gọi là đào coin. Tại quá trình này thì những giao dịch được triển khai sẽ được một thiết bị phần cứng chuyên dụng xác thực và lưu trữ thông tin. Đổi lại những người thực hiện xác thực sẽ được chi trả bằng bitcoin.
Dựa trên tính chất và cách thức hoạt động trên thì các loại tiền mã hóa sẽ gồm có Monero, Litecoin, Ether, Bitcoin.
3.2 Tiền ảo đóng
Đây là loại tiền ảo được phát triển và lưu hành riêng biệt trong một hệ sinh thái, nhiệm vụ chính của nó chính là sử dụng để vận hành hệ sinh thái phát triển và không có bất kỳ khả năng đổi thành tiền mặt nào.
Cụ thể ở đây là trong những tựa game NFT khi mà bạn sử dụng một loại tiền cố định của game để mua các vật phẩm. Bạn sẽ không thể đổi tiền trong game thành tiền thực.
4. Tiền kỹ thuật số có ưu và nhược điểm gì?
4.1 Ưu điểm
Tốc độ giao dịch chính là điều mà tiền ảo thể hiện vượt trội hơn khi tốc độ giao dịch được diễn ra gần như tức thì. Không cần phải đợi một bên thứ 3 hay các dịch vụ chuyển tiền xuyên quốc gia thực hiện các giao dịch như với tiền pháp định. Ngay cả một giao dịch dù cho thời gian xử lý chậm tới đâu cũng sẽ nhanh hơn rất nhiều so với khoản thời gian vài ngày đối với tiền pháp định.
Chi phí giao dịch không cao so với tiền tệ truyền thống, nhiều loại tiền ảo trên thị trường còn có thể miễn phí giao dịch. Nhờ vậy mà người tiêu dùng hay doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều chi phí cho tổ chức. Trong những giao dịch quốc tế thì hình thức sử dụng tiền điện tử sẽ ít tốn kém hơn so với tiền pháp định.
Không tồn tại chi phí lưu trữ hay chi phí sản xuất. Bởi vì tiền điện tử hay tiền ảo không được đại diện bởi một loại tài sản vật lý nào như tiền truyền thống.
Tạo ra cơ hội giúp doanh nghiệp cải thiện được dòng tiền của mình. Doanh nghiệp có thể giao dịch các loại tiền ảo mà họ đang sở hữu được mà không cần phải sử dụng dịch vụ và hàng hóa của mình. Cụ thể là một hãng hàng không đã bán đi số đường bay của mình cho các đơn vị tín dụng nhằm để tạo ra dòng tiền trong thời điểm du lịch giảm.
Những trung gian trong quá trình lưu thông tiền tệ sẽ bị loại bỏ, những đối tượng như ngân hàng sẽ là đơn vị kết nối. Nhưng với tiền ảo thì các cơ quan tài chính làm trung gian sẽ không còn vai trò gì trong quá trình giao dịch và trao đổi tiền tệ.
4.2 Nhược điểm
Tiền ảo dễ dàng trở thành một mục tiêu để tin tặc nhắm tới khi mà thị trường tiền điện tử đang dần được mở rộng hơn bao giờ hết. Giữa một giá trị lớn đến như vậy không thể loại trừ trường hợp bị hacker tấn công. Các sàn giao dịch sẽ là những đối tượng đầu tiên bị nhắm tới, trong trường hợp tiền điện tử bị đánh cắp thì sẽ rất khó để người chủ sở hữu có thể lây lại vì không có một bên nào đứng ra bảo vệ tài sản.
Người sở hữu tiền ảo sẽ không được bảo vệ bởi vì nó không tuân theo bất kỳ quy định nào. Điều này có nghĩa đó là người dùng sẽ không có quyền hạn gì nếu giao dịch gặp sự cố. Chính vì thế mà nó có rủi ro trở thành một hình thức lừa đảo.
Dù cho chi phí giao dịch so sánh với thị trường truyền thống thì rất thấp, tuy nhiên một vài loại tiền ảo có mức chi phí ẩn cao. Cụ thể ở đây chính là Bitcoin khi nó tốn quá nhiều năng lượng để tạo nên các đơn vị tiền lưu thông trên thị trường, bên cạnh đó là còn các loại phí lưu ký.
Tiền ảo được lưu thông trên hệ thống mạng nên dễ dàng bị truy tìm, những dấu vết vẫn được để lại khi giao dịch được thực hiện. Điều này chính xác cho cả tiền điện tử, mặc dù tính ẩn danh luôn được đề cao những vẫn có cách để theo dõi được.
Tiền ảo có thể dễ dàng bị mất giá một cách bất ngờ. Điều này hoàn toàn có thể nhận thấy được khi thị trường điện tử không ổn định như tiền pháp định. Chúng dễ dàng bốc hơi giá trị chỉ với một tin tức xấu về thị trường. Điều này đã đang diễn ra khi thị trường tiền điện tử trong thời gian đầu năm cho tới hiện tại đang liên tục không có mấy những dấu hiệu tích cực khi thị trường tiền pháp định gặp nhiều khủng hoảng.