Tiền tệ và 5 chức năng của tiền tệ mà bạn cần phải biết

0
3953

Con người từ xưa đến nay đã xài qua rất nhiều tiền, từ tiền xu, tiền giấy, mà có rất ít người biết được hết 5 chức năng của tiền tệ. Bạn sẽ thấy thứ bạn cầm trong tay không chỉ là một tờ giấy mà nó có giá trị và quyền lực như thế nào khi có sức ảnh hưởng đến cả một nền kinh tế của một quốc gia.

1. Tiền tệ là gì?

Trong cuộc sống hằng ngày bạn đã sử dụng rất nhiều tiền, nó là một món hàng hóa mà trong bất cứ giao dịch nào cũng xuất hiện. Tiền tệ là đơn vị dùng để đổi lấy hàng hóa và dịch vụ được sự đồng ý và chấp thuận trong một khu vực hoặc giữa một nhóm người. 

Tiền được phát hành bởi cơ quan nhà nước như ngân hàng trung ương và không phải quốc gia nào cũng có thể in tiền, có một vài quốc gia phải thuê nước khác in tiền hộ. Giá trị của tiền tệ được hình thành dựa trên nền kinh tế và nhà phát hành của quốc gia đó, ví dụ như đồng đô la Mỹ sẽ có giá trị cao hơn đồng Yên Nhật vì khác biệt nền kinh tế cũng như nơi sản xuất.

Thời đại công nghệ 4.0 phát triển, ngoài sự có mặt của những loại tiền tệ hiện hành như tiền xu và tiền giấy, ngày nay còn xuất hiện một loại tiền mới là tiền ảo, những đồng tiền ảo này chưa được chính phủ công nhận tuy nhiên vẫn đang lưu hành rất mạnh mẽ trên thị trường.

Tiền tệ và 5 chức năng của tiền tệ mà bạn cần phải biết
Tiền tệ và 5 chức năng của tiền tệ

2. 5 chức năng của tiền tệ

Tiền tệ có 5 chức năng chính bao gồm: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới. Mỗi một chức năng sẽ ứng với vai trò khác nhau và sức ảnh hưởng khác nhau đối với nền kinh tế, cùng tìm hiểu 5 chức năng của tiền tệ này nhé.

2.1 Thước đo giá trị:

Tiền tệ có tính thanh khoản cao nhất, vì vậy mà nó được dùng làm thước đo giá trị của hàng hóa và dịch vụ. Một hàng hóa, dịch vụ có giá trị cao sẽ phải tốn nhiều tiền hơn và ngược lại.

Vậy làm sao để đo lường giá trị của tiền? Người ta sẽ dùng một thứ thể hiện được giá trị của tiền tệ, đó là vàng. Giá trị của vàng sẽ được hình thành dựa trên thời gian lao động và những chi phí tổn thất để tạo ra vàng, từ đó tạo ra giá trị của tiền nếu muốn đổi lấy vàng.

Hàng hóa thể hiện giá trị của mình qua giá cả, hay một cách hiểu khác, giá cả là hình thức thể hiện ra tiền của hàng hóa đó.

Ví dụ về thước đo giá trị tiền tệ:

Giá trị của hàng hóa là khác nhau, được so sánh dựa trên giá trị của tiền tệ. Một cân thịt lợn có giá 5 xu ( loại tiền tệ được làm từ chất liệu nhôm), một cái ghế có giá 1 đồng ( loại tiền được làm từ chất liệu đồng), 1 đồng được quy ra là 10 xu. Từ đó có thể thấy giá trị của hàng hóa thay đổi không tác động đến chức năng làm thước đo giá cả của tiền.

Tiền tệ và 5 chức năng của tiền tệ mà bạn cần phải biết
Tiền tệ được dùng làm thước đo giá trị

2.2 Phương tiện lưu thông:

Tiền tệ đứng ra làm vật trao đổi khi tiến hành mua bán hàng hóa, để thực hiện việc mua bán hàng hóa, dịch vụ đòi hỏi sự có mặt của tiền tệ. Việc lấy tiền làm môi giới này được gọi là lưu thông hàng hóa.

Công thức lưu thông hàng hoá là: H – T – H. Trong đó H là hàng hóa, T là tiền mặt. Một điều đó là với việc tiền làm môi giới khi trao đổi hàng hóa có thể khiến cho hành vi mua và bán tách rời nhau về không gian và thời gian. Điều này là nguy cơ dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Ở mỗi thời điểm, trao đổi hàng hóa luôn yêu cầu một khối lượng tiền cho việc lưu thông. Khối lượng này được quy định bởi luật chung của việc lưu thông tiền.

Từ thuở sơ khai, tiền khi được phát minh dưới hình thức kim loại như bạc, vàng, dần được thay bằng tiền đúc. Qua một quá trình lưu thông thì tiền đúc bị mất một phần giá trị do hao mòn, nhưng vẫn được chấp hành là có đủ giá trị.

Nói nôm na là tiền có giá trị thực tế khác với giá trị danh nghĩa của nó, vì tiền tệ dùng làm phương tiện lưu thông trong một thời gian ngắn. Người ta đổi tiền lấy hàng hóa, rồi lại dùng tiền đổi được mua một loại hàng hóa khác.

Từ đó, chính phủ đã phát hành tiền giấy thay cho tiền đúc để giảm đi một lượng lớn kim loại cần thiết để làm ra tiền. Có thể thấy tiền đúc có giá trị thực tế thấp hơn giá trị danh nghĩa của tiền tệ, thông qua đó mà tiền giấy ra đời. Nếu xét theo một cách hiểu nào đó thì tiền giấy không có giá trị, đó là ký hiệu của giá trị theo quy định về lưu thông tiền tệ mà các chính phủ đặt ra.

2.3 Phương tiện cất giữ:

Cất giữ là một trong 5 chức năng của tiền tệ, khi tiền có chức năng cất giữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông và đem về cất trữ.

Tiền có chức năng cất giữ là do: tiền có tính thanh khoản cao nhất, là đại diện cho của cải và sự giàu có của xã hội dưới hình thức giá trị, do đó cất trữ tiền là một cách để dành của cái.

Để làm được phương tiện cất trữ, tiền phải mang đủ giá trị hay còn gọi là vàng, bạc. Chức năng cất trữ của tiền làm cho tiền tệ trong lưu thông tự cân bằng với sự tự phát cho nhu cầu trong lưu thông. Nếu hoạt động sản xuất tăng, có nhiều hàng hóa hơn thì tiền sẽ có xu hướng mang ra lưu thông, ngược lại nếu có ít hàng hóa hơn thì lượng tiền mang ra lưu thông ít hơn, tiền có xu hướng đem vào cất trữ nhiều hơn.

Ví dụ: 

Chúng ta có thể thấy thói quen cất trữ vàng bạc trong những phim truyện Việt Nam ngày xưa, tiền được để dưới dạng kim loại trong các hũ, rương.

2.4 Phương tiện thanh toán:

Chức năng thứ 4 trong 5 chức năng của tiền tệ là thanh toán. Khi bạn dùng tiền để trả nợ, đóng thuế, mua hàng hóa, trả lãi vay,… đó là thanh toán.

Tiền tệ có thể sử dụng làm đơn vị để thanh toán, có thể thông qua tiền mặt, thẻ tín dụng, chuyển khoản, ví điện tử,…. Trong các hoạt động trao đổi hàng hóa được diễn ra hằng ngày, một lúc nào đó người ta sẽ phải vay mượn để mua hàng hóa, hay còn gọi là bán chịu. Lúc này người mua trở thành người mượn nợ còn người bán là chủ nợ. Khi quá trình thanh toán tiền vay giữa chủ nợ và con nợ không được thực hiện, một khâu trung gian bị đứt gãy sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, từ đó có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế thế giới.

Tiền tệ và 5 chức năng của tiền tệ mà bạn cần phải biết
Chức năng thanh toán của tiền tệ

2.5 Tiền tệ thế giới:

Đây là chức năng cuối trong 5 chức năng của tiền tệ. Các quốc gia có sự giao thương với nhau, lúc này họ trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ, lúc này tiền tệ có chức năng tiền tệ thế giới. Đồng nghĩa với việc các quốc gia thanh toán quốc tế với nhau bằng tiền tệ. Chỉ có vàng và tiền tín dụng là được thừa nhận thanh toán quốc tế. Tiền giữa quốc gia này quy đổi với quốc gia khác bằng tỷ giá hối đoái, được tính bằng sự chênh lệch giữa giá đồng tiền quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.

Ví dụ:

Khi bạn đi du lịch, bạn phải đổi tiền của nước mình sang tiền của nước bạn đến thông qua tỷ giá hối đoái, ví dụ như để đi Mỹ, bạn phải đổi đồng VND sang đô la với tỷ giá khoảng 1 USD = 23.000 VNĐ.

Lời kết

Trên đây là những thông tin về 5 chức năng của tiền tệ. Tiền là thứ được giao dịch, mua bán hằng ngày với số lượng lớn khủng khiếp trên thị trường, có tính thanh khoản cao nhất và đại diện cho giá trị trong xã hội, cũng từ đó mà có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế, xã hội của một quốc gia. Hy vọng bài viết đã có ích cho bạn.

Tổng hợp: topforexsite.com

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây