Tiền tệ có khối lượng giao dịch mỗi ngày dường như là khổng lồ, việc bạn vừa trả tiền gửi xe lúc nãy cũng là giao dịch tiền tệ. Nhưng lại có rất ít người hiểu rõ về tiền tệ cũng như vai trò của nó. Bài viết này sẽ tìm hiểu về tiền tệ và phân tích các chức năng của tiền tệ một cách rõ ràng nhất để bạn nắm được tầm quan trọng của tờ giấy này là gì.
1. Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là một món đồ quen thuộc trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần tiền để duy trì sự sống vì nó xuất hiện hầu như trong tất cả các giao dịch trên thế giới. Tiền tệ là một món hàng trung gian dùng để mua bán hàng hóa và dịch vụ khi được đồng ý và thỏa thuận giữa một nhóm người trong một khu vực.
Ngân hàng trung ương sẽ đại diện cho cơ quan nhà nước phát hành tiền theo số lượng yêu cầu và không phải quốc gia nào cũng có thể in tiền, một vài nước cần phải nhờ ngân hàng nước khác in hộ. Trị giá của đồng tiền tệ sẽ được quyết định dựa trên sức mạnh của nền kinh tế của quốc gia đó.
Ở thời đại ngày nay, tiền tệ được phát triển từ tiền xu sang tiền giấy, và người ta còn phát mình ra một loại tiền 4.0 hơn là tiền ảo, những đồng tiền này chưa được chính thức công nhận nhưng vẫn được nhiều người sử dụng để đầu tư rất thịnh hành trên thị trường.
2. Vai trò của tiền tệ
Thứ nhất: tiền tệ là một công cụ vô cùng cần thiết để có thể xây dựng và phát triển nền kinh tế của một quốc gia. C.Mác đã nói rằng, hàng hóa sẽ không thể tự nó sản xuất nếu không có tiền cũng như sự vận động của tiền.
Thứ hai: tiền tệ là cầu nối để có thể thực hiện việc mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế. Khi mà nền kinh tế hàng hóa đang phát triển và dần chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường thì tiền tệ không chỉ đóng vai trò quan hệ kinh tế trong phạm vi quốc gia mà còn giúp các nước thực hiện đầu tư qua lại, xuất nhập khẩu, mở rộng quan hệ, đối tác nước ngoài.
Thứ ba: tiền tệ còn có vai trò là phục vụ nói chung cho người sở hữu chúng như là cá nhân, tập thể, tổ chức, chính phủ.
3. Phân tích chức năng của tiền tệ
3.1 Chức năng của tiền tệ làm thước đo giá trị:
Tiền tệ làm thước đo giá trị được thể hiện khi tiền tệ được dùng để đo lường và tính toán giá trị của các hàng hóa khác.
Chúng ta thường hay đo lường giá trị của những món hàng hóa hay dịch vụ thông qua tiền cũng giống như sợ đo lường khoảng cách bằng mét hay khối lượng là kilogram. Để nhìn thấy tầm quan trọng trong chức năng của tiền tệ này, hãy nhìn vào kinh tế đổi chác, tiền sẽ không mang chức năng này ở đó.
Hãy giả sử nếu như nền kinh tế chỉ có ba mặt hàng bao gồm vảo, gạo và muối thì tương ứng với mỗi món hàng là một giá trị của một món hàng khác. Ví dụ như năm mét vải sẽ đổi được bao nhiêu kg gạo, hay bao nhiêu kg muối và một kg gạo đổi được bao nhiêu kg muối. Nếu có càng nhiều mặt hàng mà không có tiền tệ thì việc đo lường được giá trị của chúng sẽ mất rất nhiều thời gian, 100 mặt hàng sẽ có đến 4950 mức giá khác nhua tùy vào loại hàng hóa được sử dụng.
Từ đó, ta có thể tính được số giá phải có khi ta có N mặt hàng là: N(N -1)/N
3.2 Chức năng của tiền tệ làm phương tiện trao đổi:
Trong quá trình trao đổi hàng hóa, tiền tệ được sử dụng như môi giới cho cuộc trao đổi này, thì tiền có chức năng làm phương tiện trao đổi.
Khi mà người ta bắt đầu phát minh ra tiền tệ, hoạt động trao đổi trực tiếp 2 loại hàng hóa với nhau như ví dụ ở trên là 5kg gạo đổi 10 kg muối chẳng hạn dần biết mất và người ta quy chung về tiền, và tiền đứng ra làm trung gian cho quá trình trao đổi này. Sự trao đổi này là yếu tố động lực thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, hoạt động buôn bán cũng dễ dàng hơn, sản xuất thuận lợi hơn.
Có thể xem tiền tệ như là một chất bôi trơn cho một cổ máy sản xuất và lưu hành hàng hóa khắp nền kinh tế. Khi mà số lượng hàng hóa càng nhiều thì nền kinh tế nhờ tiền cũng chạy trơn tru, thuận lợi hơn nhiều.
Có 2 vế thể hiện việc trao đổi giá cả qua trung gian của tiền tệ:
Vế thứ nhất: H – T, lấy tiền sau khi bán hàng
Vế thứ hai : T – H, mua hàng bằng tiền
Muốn tiền tệ làm tốt chức năng là phương tiện trao đổi thì yêu cầu hệ thống tiền tệ của quốc gia phải duy trì sức mua ổn định, khối lượng tiền trong nền kinh tế phải đủ số lượng đáp ứng được những nhu cầu trao đổi trong các hoạt động thương mại, cung cấp đủ các loại tiền, đáp ứng thích hợp, kịp lúc cho nhu cầu mua bán hàng hóa của người dân.
3.3 Chức năng của tiền tệ làm phương tiện tích lũy
Khi tiền tệ rời khỏi thị trường, rút khỏi lưu thông, lúc này, chức năng của tiền tệ là phương tiện tích lũy, đưa vào trạng thái để dành phòng cho những nhu cầu sử dụng trong tương lai.
Ngày xa xưa, khi tiền tệ chưa ra đời, người ta vẫn dùng phương pháp tích lũy với hình thức là hiện kim như vàng bạc đá quý,… Tuy nhiên hình thức này tốn kém nhiều chi phí bảo quản, dễ bị hư hỏng, mục, ăn mòn, tốn nhiều diện tích lưu kho hơn nên từ đó qua lạm phát sẽ làm cho chúng mất giá trị.
Kể từ khi người ta phát minh ra tiền tệ, tiền tệ dần thay thế cho hình thức tích lũy ban đầu, như vậy sẽ có nhiều ưu điểm hơn. Thứ nhất là dễ lưu thông và tính thanh khoản cao, thứ hai là không tốn nhiều chỗ lưu kho. Tuy nhiên tiền dễ bị mất giá khi bị ảnh hưởng bởi lạm phát, do đó để chức năng này phát huy tối đa thì quốc gia cần đảm bảo duy trì sức mua vào trên thị trường.
3.4 Tiền tệ có chức năng làm phương tiện thanh toán
Khi mà nền kinh tế dần phát triển, ngoài việc sử dụng tiền để mua bán trao đổi hàng hóa, lúc này bắt đầu phát sinh ra vay nợ, nộp thuế, trả phí,…. Và khi đó, người ta dùng tiền để thực hiện chức năng thanh toán.
Khi mà tiền tệ thực hiện chức năng này, lượng tiền mặt trên lưu thông dần giảm đi do người ta đồng ý với mua bán chịu, vay tiền, thanh toán bù trừ cái này với cái kia.
Để thế giới chấp nhận chức năng thanh toán của tiền tệ, sức mua của tiền tệ phải duy trì ổn định, bền vững, sức mua này sẽ làm người ta tin và tín nhiệm tiền tệ hơn và dùng nó để tjhanh toán.
3.5 Tiền tệ thực hiện chức năng thế giới
Khi mà tiền tệ đã hoàn thành 4 chức năng phía trên, lúc này, nó sẽ vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia, vươn ra thế giới. Nếu như nói một cách khác thì đồng tiền thực hiện chức năng thế giới khi đồng tiền đó được nhiều quốc gia đổi sang và sử dụng như tiền của nước họ. Một ví dụ có thể thấy điển hình ở đây là đồng đô la Mỹ, một đồng tiền có chức năng thế giới vững mạnh suốt bao năm nay.
Lời kết
Và đó là những thông tin bạn cần biết về tiền tệ cũng như cách để phân tích chức năng của tiền tệ. Giờ đây bạn đã có thể hiểu được, vì sao tiền là thứ mà người ta chạy theo nó nhiều nhất, có người dành cả cuộc đời cho việc kiếm tiền. Vì nó rất quan trọng, nó ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của con người hằng ngày. Học được tiền tệ có những chức năng gì, bạn càng phải quý trọng đồng tiền mình làm ra và học cách tiết kiệm để giữ cho mình nhiều tiền nhất có thể.