Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu với mục đích ghi nhận lại giá trị thực từ các khoản đầu tư. Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, mời bạn đọc theo dõi thông tin chi tiết về khái niệm, cách thức áp dụng cũng như phân biệt rõ các phương pháp về vốn hiện nay.
1. Phương pháp vốn chủ sở hữu là gì?
Phương pháp vốn chủ sở hữu là cách thức mà doanh nghiệp ghi nhận lại các giá trị thực của các khoản đầu tư. Sau đó, lượng giá trị này có thể được thay đổi theo thỏa thuận của các bên. Bên nhận đầu tư có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này.
2. Hướng dẫn áp dụng phương pháp
Phương pháp này có thể được thực hiện đối với những chính sách đang được công ty tiến hành xúc tiến với những thành phần có liên quan gồm: Tỷ lệ vốn sở hữu, những giao dịch bên trong doanh nghiệp, những chính sách được hoạch định, việc luân chuyển nhân sự,ban giám đốc…
Trường hợp bên đầu tư nhận được tỷ lệ cổ phiếu là 20% trở lên thì họ sẽ được nhận quyền hạn khá lớn trong việc quyết định các vấn đề có trong nội bộ doanh nghiệp. Vấn đề này có sức ảnh hưởng tương đối lớn với bên được tiếp nhận đầu tư.
Giả sử như tỷ lệ cổ phiếu mà bên nhận đầu tư có được là dưới 20% thì vấn đề ảnh hưởng hoàn toàn không đáng kể và họ không có bất kỳ quyền hạn nào để can thiệp vào toàn bộ những vấn đề thuộc về nội bộ của bên còn lại.
Tuy nhiên, vấn đề về con số phần trăm cổ phiếu do bên đầu tư nắm ít hay nhiều không có ý nghĩa loại trừ hoàn toàn mọi quyền hành từ phía bên đầu tư liên quan đến vấn đề nội bộ của bên còn lại. Khi tỷ lệ cổ phiếu cao cũng không đồng nghĩa với việc bên đầu tư sẽ tác động đến bên nhận đầu tư.
Nếu như xuất hiện các nhân tố như: Nội bộ công ty nhận đầu tư có sự phản đối trong vấn đề này mà không có minh chứng xác thực từ những cổ đông trong công ty đó. Nhà đầu tư khi tham gia thỏa thuận đã ký cam kết không can thiệp vào bên còn lại hoặc nhà đầu tư hoàn toàn chưa nắm được đủ và đúng các thông tin để điều hành công ty. Nhà đầu tư không chiếm được sự tin tưởng của số đông.
Phương pháp vốn của chủ sở hữu xuất hiện trong trường hợp lượng tài sản gốc được xem xét làm cơ sở cho việc nhận khoản lãi ở các kỳ kế tiếp. Sau đó, hai bên tiến hành điều chỉnh lại lượng giá trị này trong báo cáo của kế toán.
Những khoản lời các bên nhận được sẽ được tính toán căn cứ vào tỷ lệ sở hữu vốn cũng như cổ phiếu của các bên như thế nào. Lưu ý rằng, khoản lời này phải loại bỏ tất cả những khoản lãi, lỗ trong nội bộ doanh nghiệp cũng như bỏ qua khoản chi phí khấu trừ cổ tức.
Một số điều chỉnh về nội dung trong phương pháp này sẽ được ghi nhận trong các điều khoản bao gồm: Lãi hoặc lỗ, các loại phí như phí tín dụng, tài sản là ngoại tệ, tài sản liên quan đến lương hưu,…
Trong trường hợp việc ghi nhận trong báo cáo tài chính chưa thể gửi cho bên đầu tư thì bản thân nhà đầu tư cũng hoàn toàn tự mình tính toán được lượng giá trị mà mình nhận được là bao nhiêu. Bên nhận đầu tư càng trễ hẹn bao nhiêu thì bên đầu tư phải tính toán điều chỉnh lượng thời gian trễ hẹn để thống nhất trong tương lai.
3. Khi nào nên ngừng sử dụng phương pháp?
Mặc dù đây là một cách để doanh nghiệp định giá tài chính mang lại độ chính xác khá cao nhưng nhà đầu tư nên biết điểm dừng khi sử dụng phương pháp này trong những trường hợp sau:
Thứ nhất, nhà đầu tư nhận thấy mình không có sức ảnh hưởng đối với công ty nhận đầu tư (công ty liên kết) và nắm ít cổ phần.
Thứ hai, trường hợp bên nhận đầu tư đang hoạt động dưới hình thức khắt khe hoặc hạn chế rất nhiều mặt liên quan đến vấn đề chuyển giao vốn, nhượng quyền. Và nhà đầu tư nhận thấy bên còn lại không còn đem đến bất kỳ giá trị nào cũng như mối tương quan phù hợp với mục tiêu ban đầu của mình.
4. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp
Bên đầu tư nên ưu tiên sử dụng phương pháp này đi kèm với báo cáo tài chính được công bố ở giai đoạn hiện tại sao cho trùng với những báo cáo của bên đầu tư. Trường hợp việc thiết lập này có khó thể thực hiện được thì khi đó mới sử dụng ở những thời điểm khác nhau.
Trong báo cáo tài chính, yêu cầu cả hai bên phải sử dụng một phương pháp kế toán nhất quán nhau về cả về mặt thời gian lẫn sự kiện. Trong trường hợp đó, việc điều chỉnh sẽ được thực hiện sao cho không có khả năng gây ảnh hưởng đến các giao dịch quan trọng của các bên. Nếu như việc điều chỉnh trở nên bất khả thi thì các bên phải giải trình chi tiết cho bên còn lại biết rõ và phải thể hiện chính xác nhất.
Nếu nhà đầu tư chỉ sở hữu cổ phần lớn hơn giá trị thực của khoản đầu tư đó thì các khoản lãi lỗ phát sinh sau này không nhất thiết phải ghi nhận trong báo cáo.
5. Phương pháp vốn chủ sở hữu có gì khác so với phương pháp giá gốc
Thực tế, để đánh giá tổng quan thì phương pháp giá gốc dùng để hạch toán các khoản thu nhập và lợi nhuận của khoản đầu tư đó. Phương pháp này ghi nhận lượng giá trị gốc sau khi đã loại bỏ hoàn toàn những giá trị không xét là lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được.
Mỗi một phương pháp khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau đến lượng giá trị ban đầu của các khoản đầu tư. Nhìn chung, chúng ta sẽ so sánh được hai phương pháp này với những tiêu chí sau đây:
Trong khi phương pháp giá gốc xác định cổ tức được chia trong kết quả hạch toán kinh doanh thì phương pháp về vốn chủ sở hữu lại hạch toán dựa vào xu hướng giảm các lượng giá trị của khoản đầu tư đó.
Phương pháp giá gốc không hạch toán những phần mà nhà đầu tư sở hữu chẳng hạn là khoản lãi lỗ. Phương pháp sử dụng vốn chủ sở hữu lại hạch toán phần tăng hoặc giảm cực kỳ chi tiết trên báo cáo.
Về thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính của phương pháp giá gốc sẽ bao gồm: Tổng những lượng giá trị ban đầu và số cổ tức mà các cổ đông được chia trong kế toán để doanh nghiệp biết được những thông tin này chi tiết hơn.
Đối với phương pháp có sự xuất hiện của vốn chủ sở hữu thì sẽ thể hiện được các thông tin về giá trị gốc của khoản đầu tư ban đầu nhưng đi kèm với những sự thay đổi theo hướng tăng hoặc giảm song song với các khoản lãi hoặc lỗ của bên còn lại.
Ngoài ra, trong mối tương quan với bên nhận đầu tư thì trong các loại báo cáo được ghi nhận cũng có sự thay đổi và phải có sự xuất hiện của các khoản lãi và lỗ tương ứng đó.
6. Lời kết
Hy vọng với những thông tin cung cấp trên bài viết liên quan đến phương pháp vốn chủ sở hữu, bạn đọc đã hiểu rõ được về cách thức cũng như lưu ý khi sử dụng phương pháp này. Qua đó, có thể sử dụng được phương pháp nhằm hạch toán lượng giá trị gốc từ những khoản đầu tư của doanh nghiệp mình.