Phân kỳ là gì? Phân kỳ giúp ích gì trong phân tích thị trường? Giao dịch với tín hiệu phân kỳ đạt chuẩn như thế nào? Trả lời được những câu hỏi này thì chắc chắn bạn có thể tự tin tham gia bất kỳ sàn giao dịch nào mà không phải quá lăn tăn về vấn đề rủi ro. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ và chi tiết nhất về vấn đề này nhé.
1. Phân kỳ là gì?
Phân kỳ là hiện tượng mô tả sự dịch chuyển trái chiều giữa hướng của đường giá và hướng của đường chỉ báo giao động. Phần lớn các chỉ báo này đều bám sát sự thay đổi của chuyển động giá và chuyển động giống với sự thay đổi thị trường.
2. Các dạng phân kỳ
2.1. Phân kỳ thường
Loại hiện tượng này thường dùng để dùng để phát hiện ra sự đảo chiều và tiếp diễn của xu hướng. Nó thường được biết đến là chỉ báo nhanh được biết đến bởi leading indicator bởi vì khả năng xác định một cách tương đối chính xác đỉnh và đáy của xu hướng giá. Dựa vào các khả năng này thì các Trader có thể chớp thời cơ để bán ra ở gần đỉnh cũng như mua vào với mức giá thấp nhất.
Có 2 xu hướng của hiện tượng giá theo mô hình phân kỳ này gồm: Giá lên và giá xuống. Trong đó loại hình giá xuống thường xuất hiện trong xu hướng tăng khi đồ thị giá tăng tạo thành đỉnh cao. Tuy nhiên, công cụ chỉ báo cho chúng ta kết quả đỉnh sau thấp dần, thấp hơn đỉnh trước.
Nếu thị trường đang trong xu hướng tăng giá mạnh và giá đang liên tục tạo đỉnh cao dần thì với công cụ mà chúng ta đang có lại không ghi nhận giá cao hơn mà thể hiện cho chúng ta thấy xu hướng thấp dần.
Mô hình tăng giá thì ngược lại với mô hình giảm giá bởi hiện tượng phân kỳ này xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng giảm và đường giá hình thành các đáy thấp dần. Tuy nhiên, chỉ báo lại ghi nhận đáy sau cao hơn đáy trước và đang lao dốc khá mạnh và thị trường liên tục hình thành các đáy sau thấp hơn đáy trước. Công cụ hình thành các đáy cao dần lên và chúng ta có thể dự đoán rằng thị trường có đà tăng trưởng chuẩn bị diễn ra.
2.2. Phân kỳ ẩn
Loại hình phân kỳ này khác với loại mô hình thường, khi mà mô hình ẩn xuất hiện thì có thể dự báo được sự tiếp diễn của xu hướng hiện tại của giá.
Loại hình này gồm: Mô hình ẩn tăng giá (Mô hình tiếp diễn xu hướng tăng). Đây là hiện tượng thị trường tạo những đáy cao dần trong một xu hướng tăng giá. Nhưng chỉ báo lại thể hiện đáy sau thấp hơn đáy trước. Khi thị trường xuất hiện và mô hình ẩn tăng giá thì đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ có xu hướng tăng tiếp diễn. Mô hình ẩn giá giảm thì xuất hiện trong xu hướng thị trường giảm khi giá tạo đỉnh thấp hơn nhưng chỉ báo lại tạo đỉnh cao hơn. Khi loại mô hình này xuất hiện thì chúng ta hiểu rằng thị trường tiếp tục giảm giá.
2.3. Phân kỳ rộng trong vùng quá mua/quá bán
Loại hình này được hình thành bởi những con sóng tạo đỉnh và đáy một cách rõ ràng và dễ dàng nhận biết trên biểu đồ. Tín hiệu của loại hình này được hình thành bởi các đỉnh đáy rõ ràng và độ rộng được xác định giúp chúng ta dễ dàng nhận thấy được tín hiệu chỉ bằng các quan sát bình thường.
Một tín hiệu của loại hình này được hình thành trong vùng quá mua/quá bán tương đối chất lượng để có thể chú ý tới và khá đáng tin cậy.
2.4. Phân kỳ hẹp
Đây là kiểu mô hình được hình thành bởi những con sóng tạo đỉnh và đáy rất nhỏ hẹp, di chuyển sát vào nhau và khó có thể nhìn ra trực tiếp bằng cảm quan thông thường. Loại phân kỳ này có thể sẽ rất khó nhận biết cho những trader mới bắt đầu. Tuy nhiên, tín hiệu của loại hình hẹp có thể nhận biết bằng biểu đồ thường để dễ dàng nhận ra.
2.5. Điểm khác biệt giữa phân kỳ thường và phân kỳ ẩn
Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 loại hình này chính là sự tiếp diễn hay đảo chiều của xu hướng đó. Là một nhà đầu tư, giao dịch, chúng ta phải phân biệt rõ hai loại hình này để giao dịch được chính xác bởi chỉ cần nhầm giữa 2 loại hình này thôi là sẽ gây cho chúng ta rất nhiều rủi ro không đáng có.
3. Chiến thuật giao dịch với tín hiệu phân kỳ
Chiến thuật giao dịch với mô hình thường: Khi sử dụng chiến thuật giao dịch với loại hình thường thì chúng ta phải kết hợp với những tín hiệu khác của thị trường để chắc chắn rõ hơn về xu hướng của thị trường. Tuy nhiên, chúng ta sẽ phải thực hiện chiến lược giao dịch với cách thức sau:
Bước 1: Theo dõi giá tại các đỉnh hoặc đáy mới. Điều mà chúng ta sẽ cần làm đó là kết nối các đỉnh và đáy lại với nhau bằng cách vẽ một đường xu hướng.
Bước 2: Theo dõi các chỉ báo và tìm kiếm hiện tượng, khi đã xác định có hiện tượng liên quan xảy ra thì chúng ta sẽ tìm kiếm điểm lệnh stoploss và takeprofit sao cho phù hợp.
Với loại mô hình thường giá tăng thì chúng ta phải tìm kiếm một lệnh tại mức giá đóng cửa của nến hiện tại. Ngược lại, với loại mô hình giá giảm thì chúng ta phải tìm kiếm các điểm entry tại thời điểm cây nến hiện tại đóng cửa và bán ở giá đóng cửa của cây nến đó hoặc là thấp hơn mức giá đó. Stoploss của lệnh mua đặt thấp hơn mức dưới thấp nhất của nến và ngược lại, với lệnh bán thì chúng ta sẽ đặt ở phía trên mức cao nhất của nến.
Đối với mức lợi nhuận thì nhà giao dịch có thể đặt gấp 2 hoặc gấp 3 lần so với mức stoploss hoặc sử dụng các công cụ để tìm ra lợi nhuận và tỷ lệ chốt lời hợp lý nhất.
Chú ý:
Cần phải sử dụng kết hợp với tín hiệu của thị trường, loại hình này vốn được coi là tín hiệu cảnh báo. Vì vậy, sự xuất hiện của hiện tượng này trong một xu hướng không đồng nghĩa với việc xu hướng đó sẽ kết thúc. Trái lại, hiện tượng này có thể tồn tại trong một khoảng thời gian khá lâu trước khi xu hướng thực sự thay đổi. Chính vì vậy, chúng ta sẽ chỉ xem đây như là một tín hiệu cảnh báo và nên kết hợp với các công cụ như mô hình nến, trendline trước khi quyết định có nên đầu tư hay không để đảm bảo tính chính xác và chắc chắn nhất.
4. Cách tìm kiếm tín hiệu phân kỳ trên thị trường
Để tìm kiếm tín hiệu phân kỳ trên thị trường để lập kế hoạch, chiến lược giao dịch thì chúng ta phải sử dụng các chỉ báo hỗ trợ như RSI, MACD, CCI.
Chỉ báo RSI: Đây là loại chỉ báo được các trader xem là công cụ hàng đầu trong phân tích kỹ thuật và có độ tin tưởng rất cao khi xảy ra các hiện tượng này. Khi sử dụng công cụ này thì chúng ta cần chú ý tìm kiếm tín hiệu của mô hình này khi đỉnh và đáy của RSI đi sâu vào vùng quá mua/quá bán và đáy còn lại thì tạo ra phân kỳ.
Hiện tượng này sẽ đáng tin cậy hơn nếu đỉnh hoặc đáy thứ 2 tạo phân kỳ khi đã ra khỏi vùng quá mua hoặc quá bán.
5. Lời kết
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp chi tiết về phân kỳ là gì cũng như cách giao dịch đạt chuẩn tối ưu hóa lợi nhuận với phân kỳ. Chúc các trader nhanh chóng nắm bắt được xu hướng của thị trường nhờ vào các tín hiệu phân kỳ đã được cung cấp phía trên.