Chi phí chuyển đổi là gì? Có bao nhiêu loại phí trong đầu tư Forex? Đây là những kiến thức cơ bản mà một nhà đầu tư phải nắm được trước khi tham gia đầu tư. Hiểu đúng và đủ về những thông tin này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường ngoại hối đồng thời biết cách sử dụng nguồn tiền của mình đúng nơi đúng lúc.
1. Chi phí chuyển đổi là gì?
Chi phí chuyển đổi là gì? Đây là loại phí dùng để chuyển đổi tiền tệ, là một khoản phí bổ sung để chuyển đổi một giao dịch từ đơn vị tiền tệ này sang đơn vị tiền tệ khác, đặc biệt là từ nội tệ của 1 quốc gia thành đồng đô la Mỹ.
2. Tính chi phí chuyển đổi
Bước tiếp theo là tìm hiểu cách tính. Chi phí này được tính toán thông qua bộ xử lý thanh toán thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ (đối với trường hợp mua hàng) hoặc ATM (trong trường hợp rút tiền) hoặc có thể được tính tại điểm bán hàng bằng cách sử dụng một hệ thống được gọi là tiền tệ động chuyển đổi (DCC). Phí chuyển đổi tiền tệ thường được đưa vào phí giao dịch nước ngoài trên bảng sao kê thẻ tín dụng.
Theo đánh giá từ chuyên gia, việc chuyển đổi tiền tệ động (DCC) thường tốn kém hơn so với việc chuyển đổi tiền tệ thông qua bộ xử lý thẻ tín dụng, nhưng nó cho phép nhà đầu tư xem được chi phí giao dịch của mình bằng đô la Mỹ bằng các bản sao kê trong khi phương pháp xử lý qua thẻ tín dụng lại không làm được điều đó.
2. Cách thức hoạt động của phí chuyển đổi tiền tệ
2.1. Cách thức hoạt động
Sau khi biết được chi phí chuyển đổi là gì thì khi bạn mua hàng (hoặc rút tiền mặt từ máy ATM) bằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ do Hoa Kỳ phát hành ở nước ngoài hoặc trực tuyến với một công ty có trụ sở ở nước ngoài thì ngân hàng phát hành thẻ có thể tính phí giao dịch nước ngoài từ 2% đến 3% giá mua. Đồng thời, bộ xử lý thanh toán thẻ tín dụng, thường là Visa , MasterCard hoặc American Express sẽ tính thêm 1% giá mua để chuyển giao dịch mua của bạn từ ngoại tệ sang đô la Mỹ. Việc bạn trả những khoản phí này phụ thuộc vào thẻ tín dụng hoặc mạng ATM mà bạn sử dụng.
2.2. Cách tránh Phí chuyển đổi tiền tệ
Mua bằng nội tệ: Bằng cách cho phép ngân hàng phát hành thẻ kiểm soát thời điểm họ xử lý chuyển đổi thì bạn sẽ có thể nhận được tỷ giá hối đoái được thương lượng với giá tốt.
Sử dụng nguồn thẻ uy tín: Để bảo vệ người tiêu dùng, Mastercard đưa ra các quy định về Tuân thủ DCC. Bất kỳ nhà cung cấp nào chấp nhận Mastercard đều phải tuân theo các nguyên tắc của Mastercard.
Sử dụng ứng dụng quy đổi tiền tệ: Nếu bạn tò mò về tỷ lệ quy đổi khi mua hàng của mình, hãy sử dụng Google hoặc một ứng dụng quy đổi tiền tệ uy tín. Bạn sẽ nhận được một ước tính sơ bộ về chi phí mà không có bất kỳ khoản phí bổ sung nào.
Kiểm tra các khoản phí trên thẻ của bạn theo “điều khoản và điều kiện”. Kiểm tra xem ngân hàng của bạn có thuộc mạng lưới ATM toàn cầu “miễn phí” hay “chi phí thấp” hay không.
Đặc biệt hãy cảnh giác với các máy ATM và thiết bị đầu cuối lừa đảo cố gắng giả dạng DCC.
3. Phân biệt phí giao dịch nước ngoài và phí chuyển đổi tiền tệ
Phí giao dịch nước ngoài được ngân hàng tính đối với mỗi giao dịch đối mua hoặc rút tiền được thực hiện ở nước ngoài hoặc khi đặt hàng trực tuyến với người bán nước ngoài. Phí thay đổi nhưng thường dao động từ 2% đến 3% số tiền mua hoặc rút tiền. Thường thì phí giao dịch nước ngoài đã bao gồm phí chuyển đổi ngoại tệ.
Phí chuyển đổi tiền tệ áp dụng cho chuyển đổi các điểm mua, bán ở nước ngoài với tỷ lệ dao động từ 3-12%. Như vậy thì sự khác nhau giữa 2 loại phí này nằm ở phạm vi hoạt động và tỷ lệ dao động.
4. Một số loại phí trong sàn Forex
4.1. Đơn vị đo lường trong Forex
Đơn vị đo lường trong Forex là PIP (điểm phần trăm) và LOT (lô)
Ví dụ: Tỷ giá đô Úc hiện tại là 0.6930 USD. Nếu thị trường đổi thành 0.6931 thì gọi là tăng 1 PIP. Nếu đổi thành 0.6928 thì giảm 2 PIP.
Trong Forex có hợp đồng khác biệt về tỷ giá, trong đó một Lô hợp đồng được quy định là 100.000 đơn vị tiền tệ, gọi tắt và 1 LOT. Vậy 0,01 LOT là 1000 đơn vị tiền tệ. Khi bạn đánh 0.01 tức là bạn đánh khối lượng tương đương 1000 đô la hoặc euro.
4.2. Phí Spread
Trong một cặp tiền, luôn luôn xuất hiện 2 loại giá là giá bid (giá mua) và giá ask (giá bán), sự chênh lệch giữa 2 mức giá này là Spread (Phí chênh lệch). Theo quy định trên thị trường ngoại hối, giá bid là giá khớp khi lệnh bán và đóng lệnh mua. Ngược lại, giá ask là giá khớp khi mở lệnh mua và đóng lệnh bán. Giá ask có thể lớn hơn hoặc bằng giá bid.
Spread là phí mà nhà giao dịch phải trả cho sàn giao dịch, cũng chính là lợi nhuận của sàn để duy trì quá trình hoạt động kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch chỉ duy trì một loại phí là phí chênh lệch, điều này cũng khiến cho khá nhiều nhà đầu tư thắc mắc bởi phí hoa hồng đã được cộng dồn vào phí chênh lệch.
Cách tính phí chênh lệch (Spread) như sau:
Đơn vị: 1 PIP=0,00010 (ví dụ chênh lệch cặp EUR/USD và USD/JPY)
Giá bid/giá ask của EUR/USD=1,10510/1.10530, suy ra phí chênh lệch của cặp này là 2 PIP.
Giá bid/giá ask của USD/JPY=110.000/110.040, suy ra phí chênh lệch của cặp này là 4 PIP.
4.3. Phí qua đêm (Swap)
Phí qua đêm là số tiền mà bạn cần phải trả hoặc nhận về khi giữ lệnh qua đêm. Trong forex, chúng ta phải theo cách giao dịch tiền tệ gặp và mỗi cặp sẽ có một khoản lãi suất khác nhau. Khi giữ một cặp tiền qua đêm, các nhà giao dịch phải chi trả hoặc nhận một khoản tiền từ sự chênh lệch giữa 2 mức lãi suất.
Nếu giữ giao dịch đó qua đêm thì sẽ phải trả phí tiền lãi khi swap âm và được nhận lại tiền lãi nếu như swap dương. Tức là khi cặp tiền bạn mua có lãi suất cao hơn cặp tiền bạn bán thì bạn sẽ nhận được phí Swap, ngược lại, tài khoản của bạn sẽ bị trừ phí Swap nếu như lãi suất mua thấp hơn lãi suất bán.
Phí Swap được tính khi phiên Mỹ đóng cửa và tùy sàn, tùy đòn bẩy sẽ có những cách tính khác nhau.
4.4. Phí hoa hồng
Không chỉ có phí Spread, phí Swap mà trong Forex cũng có một loại phí mà bạn cần phải lưu tâm đó là phí hoa hồng. Đây là loại phí quan trọng trong giao dịch ngoại hối mà nhà giao dịch cần phải chi trả. Loại phí này sẽ được chi trả với những mức tiền khác nhau tùy thuộc vào từng loại sàn mà bạn giao dịch. Nhìn chung, mức phí này sẽ được tính giao động từ 1,5 đến 4 Đô la Mỹ.
5. Lời kết
Như vậy, chúng tôi đã tổng hợp và giải thích chi tiết về chi phí chuyển đổi là gì và một số loại phí khi tham gia giao dịch tại sàn Forex. Hy vọng những thông tin chia sẻ này có thể giúp cho các traders hiểu và nắm rõ được các chi phí mình cần phải trả và biết được nguồn tiền của mình có đang đi đúng hướng hay không.