Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tiền tệ thế giới

0
2043

Ở thời đại mà công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày này, thì việc giao thoa thương mại giữa các quốc gia với nhau dường như là điều không còn mấy xa lạ. Tuy nhiên, chính vì yếu tố khác biệt về loại tiền tệ mà cần có một khái niệm ra đời nhằm quyết định điều này đó chính là tỷ giá hối đoái. Đã làm về thương mại quốc tế hay đầu tư tiền tệ thì không thể bỏ qua điều này. Bài viết sẽ cung cấp thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và vai trò của nó.

1. Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái còn có tên gọi khác là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hay gọi tắt là tỷ giá. Đây là sự chênh lệch giữa hai loại đồng tiền của hai quốc gia. Nói một cách nôm na thì đó là hành động đổi đồng tiền nước này sang nước khác hay mua đồng tiền nước khác.

Tỷ giá hối đoái Việt Nam là sự chênh lệch giữa giá trị đồng VND so với các đồng tiền nước khác.

Ví dụ: tỷ giá USD/VND là 23.000 có nghĩa là với 1 đô la Mỹ, bạn có thể đổi sang 23.000 VNĐ hay 23.000 VNĐ có thể đổi lấy 1 đô la Mỹ.

các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
Tỷ giá hối đoái là gì?

2. Vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế

Tỷ giá hối đoái có sự tác động rất lớn đến nền kinh tế một quốc gia. Vì vậy, chính phủ luôn đặt yếu tố này lên hàng đầu, điều chỉnh để giữ được sự ổn định trong nền kinh tế. Dưới đây là những vai trò của tỷ giá này với nền kinh tế:

Tỷ giá hối đoái là phương pháp chủ yếu để đặt lên bàn cân sức mua vào đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Thông qua đó mà có thể xem xét được giá hàng quốc nội và hàng nước ngoài, năng suất lao động so với nước khác…

Tỷ giá hối đoái có tác động đến những hoạt động xuất nhập khẩu các nước. Nếu như mà tỷ giá hối đoái tăng lên nghĩa là hàng hóa xuất khẩu của nước đó có mức giá nhỏ hơn so với các hàng hóa cùng loại ở nước khác, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. 

Tỷ giá hối đoái có tác động đến mức lạm phát và sự phát triển kinh tế. Trong trường hợp tỷ giá này đi lên sẽ làm tăng cao mức giá hàng hóa nhập khẩu, từ đó tỷ lệ lạm phát tăng lên. Trái lại, tỷ giá hối đoái suy giảm nghĩa là giá đồng nội tệ đi lên, giảm theo giá của hàng nhập khẩu, giữ mức lạm phát ở mức trung bình.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, và những yếu tố này đều tác động đến mỗi giao thương của hai đất nước. Bạn cần biết tỷ giá hối đoái chỉ mang tính tương đối và được phản ánh như một cách để đo lường giữa 2 đồng tiền. Dưới đây là các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái:

3.1. Mức chênh tỷ lệ lạm phát

Một quy tắc chung đó là khi một quốc gia giữ được mức lạm phát ở ngưỡng thấp thì giá trị đồng tiền sẽ tăng, do sức mua nhiều hơn trong nước so với những đồng tiền khác. Ở những năm cuối thế kỷ 20, các quốc gia như Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đức còn Hoa Kỳ và Canada về sau này mới giữ cho lạm phát ở mức thấp. Các quốc gia có mức lạm phát cao sẽ dẫn đến sự mất giá của đồng tiền so với nước khác. 

các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
Lạm phát ảnh hưởng đến tỷ giá

3.2. Mức chênh lãi suất

Yếu tố này bên cạnh tỷ giá và lạm phát có mối liên hệ gắn kết. Thông qua kiểm soát lãi suất, những ngân hàng trung ương sẽ tác động đến cả lạm phát và tỷ giá. Bên cạnh đó, lãi suất cũng tạo ra biến động cho giá trị tiền tệ và lạm phát. Khi có mức lãi vay cao trên nền kinh tế thì lợi nhuận thu về cũng cao hơn với chủ nợ so với nền kinh tế khác. Vì vậy mức lãi cao sẽ huy động nhiều vốn đầu tư nước ngoài và gia tăng tỷ giá. Mặc dù vậy, sự ảnh hưởng của lãi suất cao sẽ gây tác dụng ngược nếu lạm phát tăng cao so với nước khác, hay đồng tiền bị giảm giá do các yếu tố khác.

3.3. Thâm hụt tài khoản vãng lai:

Tài khoản vãng lai được xem là cán cân thương mại giữa một nước và những đối tác giao thương của nó, thể hiện những chi phí giữa những quốc gia có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay cổ tức. Thâm hụt tài khoản vãng lai thể hiện quốc gia đang sử dụng tiền cho ngoại thương nhiều hơn doanh thu từ hoạt động xuất khẩu và những quốc gia này đang mượn nợ từ nước ngoài để bù lượng thâm hụt.

Hiểu theo cách khác là quốc gia cần nhiều ngoại tệ hơn doanh thu qua xuất khẩu và cung cấp nội tệ ra ngoài nhiều hơn mức họ cần để giao dịch hàng hóa, nhu cầu ngoại tệ dư thừa sẽ làm cho tỷ giá hối đoái quốc gia này giảm đến khi nào giá của hàng hóa dịch vụ quốc nội rẻ đủ với người nước ngoài và hàng hóa nước ngoài quá cao để tăng doanh thu hàng nội địa.

3.4. Nợ công

Từ việc thâm hụt ngân sách, một nước sẽ tài trợ số vốn lớn cho những dự án trong nước và các hoạt động chính phủ thông qua cho vay. Mặc cho hoạt động này thúc đẩy nền kinh tế quốc nội tuy nhiên những nước có thâm hụt và nợ công cao sẽ không đủ sức hút những nhà đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là bởi khoản nợ cao sẽ gia tăng lạm phát và khi đó chính phủ cần thanh toán cho mức lãi nợ vay và cuối cùng sẽ thanh toán hết nợ và gia tăng giá trị đồng tiền.

Tình huống tệ nhất xảy ra đó là chính phủ có khả năng in thêm tiền nhầm chi trả một phần cho khoản nợ, tuy nhiên đẩy tiền vào nền kinh tế sẽ gia tăng lạm phát. Ngoài ra, nếu chính phủ không thể thanh toán lãi cho thâm hụt từ những công cụ trong nước như trái phiếu,… thì họ cần tăng mức cung chứng khoán bán cho nước khác, khi đó suy giảm giá chứng khoán, đến cuối thì các nhà đầu tư sẽ quan ngại về khả năng trả một số nợ lớn như vậy của quốc gia đó.

3.5. Tỷ lệ trao đổi thương mại

Đây là tỷ lệ so sánh giữa giá xuất và nhập khẩu. Tỷ lệ trao đổi thương mại có dính đến tài khoản vãng lai cùng với cán cân thương mại. Khi tốc độ tăng giá xuất khẩu của một nước đi quá nhanh hơn tốc độ của nhập khẩu, lúc này tỷ lệ trao đổi thương mại được tiến bộ rõ rệt. Tỷ lệ này tăng lên thể hiện nhu cầu hàng xuất khẩu quốc gia đó tăng cao, tăng doanh thu từ xuất khẩu và nhu cầu đồng nội tệ, từ đó tăng giá đồng tiền. Khi tốc độ tăng giá xuất khẩu chậm thì giá đồng nội tệ cũng giảm đáng kể.

3.6. Tình hình chính trị và nền kinh tế:

Những nhà đầu tư nước ngoài khi muốn bước chân vào một quốc gia họ sẽ ưu tiên nước có sự bình ổn chính trị đi kèm sự hiệu quả trong nền kinh tế. Một quốc gia có những yếu tố này sẽ hấp dẫn nhiều nguồn đầu tư hơn các quốc gia không ổn định về mặt chính trị hay kinh tế. Khi sự bất ổn chính trị diễn ra, nhà đầu tư không tin vào quốc gia đó và chuyển dòng tiền sang nước khác có tiềm năng hơn.

các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá
Chính trị ảnh hưởng đến tỷ giá

4 Lời kết

Và đó là những thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái mà bạn cần quan tâm. Nền kinh tế giao thoa với nhau giữa các quốc gia trên thế giới đã là một lĩnh vực rất phát triển và có tiềm năng. Do đó nếu bạn nắm bắt được về sự thay đổi của tỷ giá hối đoái bạn sẽ dễ dàng thành công hơn khi đầu tư ở lĩnh vực ngoại hối.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây