Charter Capital là gì? Những loại tài sản dùng để góp vốn

0
2377

Vốn điều lệ(Charter Capital) là tài sản của những thành viên trong một doanh nghiệp đứng ra đóng góp và trong nguồn vốn chung của tổ chức. Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ có thể biến động tăng hoặc giảm dựa vào quá trình kinh doanh có hiệu quả hay không. Đây là một khái niệm chắc hẳn được biết đến rộng rãi trong kinh tế. Hôm nay, ta sẽ đi sâu hơn vào Charter Capital là gì? Những đặc trưng của vốn điều lệ khi thành lập một tổ chức.

1. Charter Capital là gì?

Charter Capital hay còn được gọi là vốn điều lệ là khoảng vốn được đóng góp bởi các thành viên khi đứng ra thành lập một công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc là tổng tài sản khi phát hành cổ phần hoặc những cổ phần đã được mua khi mở doanh nghiệp.

Charter Capital
Charter Capital có ý nghĩa gì?

Theo đó Charter Capital sẽ là một lượng vốn mà doanh nghiệp đó đăng ký khi mở công ty và được sử dụng theo những điều lệ quy định. Những loại hình công ty bất kì khi đăng kí đều phải chọn vốn điều lệ cho doanh nghiệp và phải được công khai. Trong trường hợp những tổ chức được thành lập có những điều lệ về vốn pháp định thì theo đó Charter Capital sẽ không được thấp hơn số vốn pháp định này. Trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức có quyền giảm hoặc tăng Charter Capital tuy nhiên vẫn trên tiêu chí không được nhỏ hơn vốn pháp định.

Trong trường hợp xảy ra tình trạng thua lỗ từ đó làm tổng tài sản của tổ chức đang có thấp hơn dưới vốn điều lệ thì phần được tính thua lỗ đó có thể được cắt chuyển sang năm tài chính kế tiếp, và cũng có thể giải quyết bằng giảm vốn điều lệ.

Đối với những công ty khi được thành lập thì Charter Capital sẽ:

– Là sự đảm bảo tính trách nhiệm của mình bằng những loại tài sản hữu hình đối với các chủ thể khác như đối tác, khách hàng và chính công ty của mình.

– Vốn ban đầu cho quá trình diễn ra hoạt động sản xuất và mua bán.

– Đây cũng chính là cơ sở để có thể phân chia được lợi nhuận và tỷ lệ chịu rủi ro của mỗi thành viên tham gia tổ chức.

2. Charter Capital có những đặc điểm gì?

2.1 Charter Capital là loại vốn được các thành viên đóng góp

Căn cứ vào quy định tồn tại ở luật doanh nghiệp thì khoảng thời gian để các thành viên đưa ra Charter Capital(vốn góp doanh nghiệp) là không đồng nhất. Nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần thì những thành viên góp vốn(Charter Capital) sẽ phải có tổng thời gian tối đa là 90 ngày để có thể đưa ra đủ số vốn góp đã thống nhất. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì thời gian để hoàn thành góp vốn sẽ là 36 tháng. Trong nhiều trường hợp việc khác nhau như thế này sẽ tạo ra những sự nhầm lẫn và mâu thuẫn trong cơ cấu vốn…

Charter Capital
Những loại tài sản được phép góp vốn vào Charter Capital

Nhằm để khắc phục những điều tồn tại trên, luật đã đưa ra những điều bổ sung để thống nhất về khoảng thời gian góp vốn của các loại hình trên. Cụ thể, những cổ đông góp vốn cho công ty dù là hình thức nào đều phải thực hiện hoàn tất số vốn góp theo quy định kể từ khi doanh nghiệp đã nhận được giấy phép đăng ký. Thời hạn để hoàn tất việc góp vốn sẽ là 90 ngày cho tất cả những loại hình. Trong trường hợp có những thành viên không thực hiện góp vốn theo quy định đã đặt ra thì những thành viên đó sẽ chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ của những phần vốn phải góp.

Lưu ý rằng đối với những doanh nghiệp dưới dạng trách nhiệm hữu hạn được thành lập trước thời điểm 1/7/2015 thì vần vốn góp vào sẽ phụ thuộc vào quy định của công ty.

2.2 Vốn góp có thể bằng nhiều hình thức

Theo đó luật đã quy định rõ ràng rằng những loại tài sản góp vốn vào doanh nghiệp sẽ được liệt kê thành các dạng như các ngoại ngoại tệ, Việt Nam Đồng, những tài sản như vàng, kim loại quý, công nghệ, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, những loại tài sản có thể được xác định giá trị bằng tiền Việt Nam, kể cả những bí quyết kỹ thuật….

Quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn cũng được xác định rõ theo luật. Cụ thể quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn sẽ gồm có những hình thức như bản quyền tác giả, quyền đối với những loại cây nông nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp, bằng sáng chế,… Theo đó những tổ chức hay cá nhân sở hữu những loại tài sản đã kể trên mới có quyền sử dụng những loại tài sản này để thực hiện góp vốn.

3. Charter Capital có vai trò gì đối với doanh nghiệp

Một trong những vai trò quan trọng nhất của Charter Capital đó là điều kiện để có thể xác định được phần góp vốn của mỗi thành viên là bao nhiêu từ đó biết được tỷ lệ đóng góp để có thể thực hiện việc chia cổ tức, chia lợi nhuận hay mức độ chịu rủi ro khi doanh nghiệp đi vào hoạt động.

Charter Capital
Vai trò của Charter Capital đối với doanh nghiệp

Theo đó những thành viên là người hưởng lợi và cũng là người chịu trách nhiệm chính cho những khoảng nợ và những nghĩa vụ phải thanh toán tài sản trong phạm vi số vốn đã đóng góp cho tổ chức.

Luật doanh nghiệp cũng đã có những điều quy định về cổ đông và thành viên sẽ có những quyền biểu dựa theo số vốn đã đóng góp cho công ty, và tỉ lệ hưởng lợi nhuận dựa theo số vốn đã góp đó sau khi doanh nghiệp đã chi trả những nghĩa vụ bắt buộc theo luật pháp.

Ngoài ra Charter Capital cũng là cơ sở để quyết định điều kiện doanh nghiệp đó có thể kinh doanh những loại hình nào. Có những quy định cụ thể đối với từng loại hình kinh doanh như đối với các loại hình hợp tác xã thì theo quy định Charter Capital sẽ có mức không dưới 20 tỷ đồng. Đối với những hình thức kinh doanh như mua bán nợ thì theo đó điều kiện kinh doanh đó là phải đạt Charter Capital tối thiểu ít nhất 100 tỷ đồng. Charter Capital cũng chính là sự cam kết bằng hiện vật của những cổ đông đối với những đối tác làm việc chung hoặc với chính những khách hàng của tổ chức.

4. Những loại tài sản có thể góp vào Charter Capital

Theo quy định của luật doanh nghiệp thì những loại tài sản dùng để góp vốn sẽ bao gồm:

Những loại tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, những đồng tiền ngoại tệ có thể quy đổi một cách tự do, những quyền sở hữu bản quyền về công nghệ, kim loại quý hiếm, quyền sử dụng đất, bản quyền trí tuệ.

Theo đó bạn sẽ có thể đóng góp vào Charter Capital những loại tài sản như nhà đất hoặc phương tiện di chuyển như ô tô… miễn sao những tài sản này được bàn giao một cách hợp pháp và minh bạch cho toàn thể thành viên.

Đối với những loại tài sản này thì chỉ có duy nhất người sở hữu hợp pháp của các loại tài sản đã kể trên mới là người có quyền sử dụng các loại hình này để thực hiện góp vốn cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, giá trị của các loại tài sản ngoài tiền như đất đai và phương tiện… đều sẽ được định giá công khai ra tiền trước khi thực hiện góp vốn vào tổ chức.

5. Tổng kết

Charter Capital(vốn điều lệ) là một yếu tố không thể nào thiếu khi thành lập một doanh nghiệp. Vốn điều lệ có thể tồn tại dưới nhiều hình thức hoặc tài sản hữu hình. Đây sẽ là yếu tố quyết định đến cách chia lợi nhuận, trách nhiệm và mức độ chịu rủi ro của mỗi thành viên trong tổ chức.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây