CFA là gì? Tầm quan trọng của CFA trong lĩnh vực tài chính

0
6427

Là một nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính dù là ở trên thị trường nào chắc hẳn cũng sẽ từng nghe và biết đến CFA. Đây là một trong nhiều loại chứng chỉ uy tín về trình độ đối với một người phân tích thị trường. Đây vừa là mục tiêu của rất nhiều nhà đầu tư yêu thích lĩnh vực tài chính vừa là bằng chứng cho sự uy tín. Vì thế mà hiện nay, những nhà tuyển dụng của các tổ chức tài chính rất quan tâm đến tiêu chuẩn này khi chọn nhân sự.

1. Chứng chỉ CFA là gì?

Chartered Financial Analyst(CFA) là một trong top những giấy phép có uy tín đối với lĩnh vực tài chính. Giấy phép này được CFA Institute cấp cho các chuyên gia trong lĩnh vực phân tích tài chính. Những người được cấp phép phải vượt qua được chương trình học và kỳ thi của CFA.

CFA
Chứng chỉ CFA là gì?

Đối với lĩnh vực ngoại ngữ như tiếng Anh thì Ielts hay Toeic là công cụ để có thể phân loại năng lực tiếng Anh. Trong tài chính CFA chính là thước đo tương tự như vậy. CFA sẽ là tiêu chuẩn để đánh giá chuyên môn của các nhân viên phân tích. Bởi CFA là sự đánh giá kết hợp của những yếu tố như kiểm toán, quản lý quỹ, kế toán, tài chính, phân tích chứng khoán…

Chứng chỉ CFA xuất hiện vào năm 1962 tại mỹ và từ đó trở đi nó đã trở thành một phương tiện để đo lường mức độ uy tín trong lĩnh vực tài chính trên thế giới. Và cho đến này chứng chỉ CFA hiện tại đã có mặt ở trên khắp 165 nước và số lượng thành viên đã đạt 170.000. Chứng chỉ CFA ngày nay đã trở một tiêu chí ở các tổ chức tài chính xem xét làm điều kiện trong quá trình tuyển lọc nhân sự.

2. Điều kiện để đạt CFA Charterholder là gì?

CFA Charterholder là cách gọi dùng để nói đến những người phân tích thị trường có sở hữu loại chứng chỉ CFA . Điều kiện để những nhà đầu tư, hoặc những người muốn đạt được chứng chỉ này đó là phải vượt qua được một kỳ thi CFA tại những trung tâm được cấp phép trên toàn thế giới.

CFA
Bài test của CFA Charterholder.

Ứng viên khi tham gia những kì thi này sẽ phải vượt qua một loạt 3 bài test tương ứng với những cấp độ 1,2,3. Sau khi vượt qua được ứng viên mới được công nhận là người có đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Sau khi vượt qua được những vòng kiểm tra này bạn sẽ được đăng kí để trở thành thành viên của tổ chức CFA và phải thực hiện đúng những quy định của tổ chức này.

Trong thực tế không hề dễ dàng để đạt được CFA, quá trình để thành CFA Charterholder đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên giá trị mà CFA mang lại cho người sở hữu thì rất nhiều và nó xứng đáng để bỏ công sức để đánh đổi. Với CFA nó sẽ tạo ra cho người sở hữu những cơ hội làm việc tại những tổ chức tài chính lớn trong nước và trên thế giới.

3. Những tiêu chí để trở thành CFA Charterholder?

Trong bài thi và những tiêu chí để trở thành CFA Charterholder sẽ có những nội dung để đánh giá như sau:

3.1 Đầu tiên phải vượt qua được các vòng thi

Chương trình thi như đã nhắc đến ở phía trên sẽ gồm có ba phần tương ứng với 3 cấp độ. Bạn phải vượt qua được những chương trình này là điều kiện đầu tiên để thành CFA Charterholder. Những nội dung thi tại các vòng test sẽ là các chương trình có mức độ và nội dung có độ khó cao và tăng dần.

3.2 Người tham gia phải có đầy đủ kinh nghiệm làm việc

Yêu cầu này có thể được thực hiện trong, trước, hoặc sau khi đăng ký học các chương trình tại CFA. Đây là những yếu tố góp phần vào quá trình ra quyết định đầu tư có chính xác hay không. Đứng dưới góc độ là một người tư vấn tài chính thì đây là yếu tố quan trọng tạo nên sự tin tưởng khi thực hiện công tác tư vấn và gia tăng tỉ lệ thành công cho quyết định đầu tư.

3.3 Được những tổ chức, cá nhân có uy tín giới thiệu

Đây được xem những một điều kiện buộc phải có nếu muốn trở thành một phần của CFA. Được một bên có uy tín gửi thư giới thiệu cho quá trình tham gia vào CFA là một khởi đầu tốt. Những nhận xét đi kèm về thái độ và phong cách làm việc của bạn trong thư giới hiệu sẽ tạo nên sự chuyên nghiệp và điểm cộng đối với cuộc thi CFA.

3.4 Đơn đăng ký để trở thành một phần của hiệp hội CFA

Đây chính là bước cơ sở cuối cùng để bạn có một cơ hội được lựa chọn làm hội viên của CFA Institute. Đây là nền tảng để bạn có thể phát triển thành người tư vấn chuyên nghiệp.

Nếu bạn xem những điều kiện ở phía trên và thỏa được hết những điều kiện thì đơn đăng ký sẽ được chấp thuận nhanh hơn và chứng chỉ CFA sẽ được cấp.

4. Những lợi ích có được khi sở hữu chứng chỉ CFA

Là một người tư vấn tài chính có sở hữu chứng chỉ CFA uy tín sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính. Cụ thể:

CFA
Lợi thế khi sở hữu được chứng chỉ CFA.

4.1 Lợi thế trong phát triển nghề nghiệp

Nếu mục đích của bạn là phát triển trong lĩnh vực tài chính thì việc sở hữu CFA chính là một lợi thế rất lớn đối với những người cùng ngành. Nó sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc như một chuyên gia và đảm nhiệm những vị trí hấp dẫn như phân tích tài chính, phân tích nghiên cứu, cố vấn, quản lý đầu tư, quản lý quỹ, đo lường rủi ro….

Đối với những ai không dùng lĩnh vực tài chính làm mục tiêu để phát triển thì CFA sẽ là một cách để mở rộng và bổ sung kiến thức khi đầu tư trên thị trường, dùng không cùng ngành nhưng việc sở hữu CFA cũng tạo ra nhiều cơ hội.

Nếu bạn là một sinh viên tài chính thì việc có được chứng chỉ CFA khi ra trường sẽ tạo lợi thế về nghề nghiệp và việc làm rất lớn so với các ứng viên khác.

4.2 CFA là một tiêu chí để thăng tiến

CFA Charterholder là một chỉ tiêu được rất nhiều tổ chức tài chính sử dụng để đánh giá năng lực cho quá trình tuyển chọn nhân sự cho tổ chức. Chúng ta có thể kể đến những cái tên như Vietcombank, SSI, Deloitte, VNDIRECT, EY,…

4.3 Đạt được một mức thu nhập lớn

Đảm nhiệm những chức vụ quan trọng trong một tổ chức sẽ giúp bạn có được mức thu nhập cao so với những kiến thức mà bạn bỏ ra. CFA sẽ là công cụ để quá trình làm việc được thăng tiến một cách tốt hơn.

4.4 Những kiến thức, chuyên môn về lĩnh vực

Không chỉ những kiến thức trong thực tế, CFA còn mang đến cho bạn những góc nhìn, những cách phân tích thị trường hiệu quả, thực tế khi thực hiện đánh giá quyết định đầu tư cho bản thân hoặc tư vấn.

4.5 CFA nhận được sự tin tưởng quốc tế

Phải đồng ý một điều rằng CFA hiện tại đã có mặt khắp nơi trên thế giới và số lượng thành viên ngày càng tăng cao hơn bao giờ hết. Những cá nhân có sở hữu CFA luôn được công nhận trên thế giới. Hồ sơ năng lực sẽ được lưu trữ và được biết đến rộng rãi dù là ở đất nước nào. Chính vì sự phủ sóng rộng lớn trên toàn thế giới sẽ giúp tạo ra được nhiều cơ hội phát triển không chỉ khu vực trong nước mà còn cả thế giới.

5. Tổng kết

Có thể nói CFA là một trong những chứng chỉ mơ ước của những ai muốn theo đuổi lĩnh vực tài chính. Đây là một loại giấy phép cho thấy mức độ kiến thức của một người phân tích tài chính hiệu quả. Tuy nhiên sở hữu được CFA không hề dễ dàng đòi hỏi phải mất rất nhiều thời gian và công sức.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây