Doanh thu là kết quả có được từ quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đây là một yếu tố không thể thiếu bởi lẽ một tổ chức khi hoạt động đều mong muốn có được một nguồn doanh thu cao chứ chưa đề cập đến vấn đề có lợi nhuận hay không. Doanh thu càng cao thì khả năng có được lợi nhuận sẽ lớn khi loại bỏ đi chi phí. Vậy trong một doanh nghiệp doanh thu sẽ đến từ đâu? Tầm quan trọng của cách tính doanh thu đối với một tổ chức như thế nào?
1. Doanh thu trong quá trình kinh doanh là gì?
Doanh thu chính là phần tiền tổ chức có được từ quá trình cung cấp và buôn bán những loại hàng hóa, dịch vụ. Hay những hoạt động tài chính, đầu tư từ nguồn vốn của doanh nghiệp,… Doanh thu chính là những giá trị thu lại được từ những hoạt động của tổ chức trong kỳ kế toán.
Nếu xét theo cách định nghĩa của nghiệp vụ kế toán thì doanh thu sẽ là mọi giá trị, lợi ích mà tổ chức, doanh nghiệp có được. Những giá trị này có thể xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau như kinh doanh, đầu tư,… miễn sao làm vốn chủ sở hữu phát triển thêm trong kỳ kế toán.
Có thể nói doanh nghiệp luôn quan tâm đến doanh thu khi hoạt động trên thị trường. Chính vì thế cách tính doanh thu và những yếu tố cấu thành luôn được quan tâm bởi những người quản lý doanh nghiệp. Thông qua doanh thu nó sẽ phản ánh được mức độ hiệu quả của quá trình kinh doanh của tổ chức.
2. Cách tính doanh thu trong kinh doanh
Cách tính doanh thu được thực hiện cũng khá đơn giản phụ thuộc vào quy mô của tổ chức. Dưới quy mô nhỏ thì cách tính sẽ khá đơn giản như sau:
Công thức: TR = Q x P, theo đó
TR: Doanh thu của tổ chức
Q: Sản lượng hàng hóa dịch vụ bán được.
P: giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
Cách tính doanh thu đơn giản này được áp dụng trong những dây chuyền chuyên môn hóa chỉ sản xuất. Trong thực tế hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vừa sản xuất vừa đầu tư tài chính với nhiều hình thức khác nhau. Một số đầu tư chứng khoán, một số sẽ đầu tư bất động sản hay góp vốn….
Vì thế mà cách tính doanh thu trong trường hợp phức tạp sẽ là: TR = P x Q + TR1 + TR2 +…
TR1: Doanh thu bắt nguồn từ việc đầu tư vốn.
TR2: Doanh thu từ lãi của quá trình cho tổ chức, cá nhân khác vay vốn.
3. Những loại doanh thu theo nghiệp vụ kế toán
Để dùng cách tính doanh thu một cách chính xác và hiệu quả chúng ta cần xác định đúng những khoảng doanh thu mà tổ chức đang có:
Doanh thu bán hàng: đây sẽ là nguồn thu xuất phát từ hoạt động mua bán, sản xuất hàng hóa, bán bất động sản mà doanh nghiệp sở hữu.
Doanh thu cung cấp dịch vụ: Đây là khoản thu từ những hợp đồng từ các dịch vụ du lịch, vận tải, cho thuê các loại tài sản….
Doanh thu bán hàng nội bộ: Đây là những nguồn thu từ quá trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm dịch vụ bên trong doanh nghiệp. Những lợi ích mà tổ chức có được khi thực hiện việc trao đổi buôn bán giữa những đơn vị nội bộ, những đơn vị chi nhánh bên trong tổ chức và được tính theo giá nội bộ.
Doanh thu hoạt động tài chính: Đây chính là khoảng tiền lãi, cổ tức, tiền bản quền, lợi nhuận phát sinh từ quá trình đầu tư vốn và được chia lợi nhuận từ các hình thức đầu tư khác.
3.1 Thu nhập khác từ quá trình hoạt động
Những thu nhập khác chính là các khoản thu không từ hoạt động chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên những phần này cũng đóng góp vào quá trình phát triển của vốn chủ sở hữu. Những hoạt động này sẽ không thường xuyên xảy ra, xuất phát từ những hoạt động chủ quan hay những yếu tố bên ngoài mang đến.
Những thu nhập trong nhóm này sẽ bao gồm:
Quá trình thanh lý, bán lại những loại tài sản cố định.
Khách hàng bị phạt tiền vì vi phạm hợp đồng kinh doanh.
Tiền bảo hiểm thu lại từ các tài sản cố định…
Những khoảng nợ thu lãi từ quá trình kinh doanh.
Nhà nước hoàn lại thuế cho tổ chức.
Tiền thưởng mà khách hàng chi trả cho doanh nghiệp.
Những tài sản, bằng tiền hoặc hiện vật được cá nhân, tổ chức khác trao tặng.
3.2 Những khoảng giảm trừ từ doanh thu
Ngoài doanh thu từ quá trình trên để cách tính doanh thu chính xác chúng ta cần xác định được các khoảng giảm trừ.
Chiết khấu thương mại: chính là phần tiền mà doanh nghiệp, tổ chức thực hiện trừ đi cho người mua hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ với sản lượng lớn và đã được đồng ý miễn giảm trước đó. Những chiết khấu này sẽ được nêu rõ trên hợp đồng mua bán. Khoảng giảm trừ này cũng sẽ được tính trong quá trình xác định doanh thu của tổ chức.
Hàng bán bị trả lại: đây cũng là một khoảng giảm trừ phát sinh từ phía doanh nghiệp. Những hàng hóa vi phạm quy tắc, hàng hóa không đảm bảo, bị lỗi, không đúng như cam kết trong hợp đồng, không đúng quy cách, mẫu mã…
Giảm giá hàng bán: đây là khoảng giảm giá mà tổ chức phải thực hiện cho người mua hàng hóa, sản phẩm có chất lượng thấp, không đúng với những gì đã cam kết bên trong hợp đồng kinh doanh.
Cách phân loại này là một phương pháp phân chia thu nhập theo nghiệp vụ kế toán. Tùy vào từng doanh nghiệp mà cách tính cho doanh thu có thể sẽ được thực hiện theo nhiều hình thức khác, chẳng hạn tính theo từng mặt hàng nếu doanh nghiệp có nhiều loại hàng hóa, theo vị trí, số lượng…..
4. Những loại thuế bên trong quá trình tính doanh thu
Những loại thuế cũng là vấn đề cần được chú ý khi thực hiện kinh doanh và tính toán doanh thu của nhiều loại mặt hàng đặc biệt nếu có:
Trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt đối với những hàng hóa bị đánh thuế, nó sẽ được áp dụng tại lúc nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước, đây cũng là một loại thuế cần tính khi rơi vào trường hợp này.
Thuế xuất khẩu là hàng hóa được tính thuế khi đưa ra thị trường nước ngoài, vì thế cần kiểm tra xem hàng hóa của mình có bị đánh thuế xuất khẩu hay không.
Thuế VAT chính là phần giá trị được tính tăng thêm khi luân chuyển hàng hóa từ sản xuất cho đến khi người tiêu dùng mua nó.
5. Ý nghĩa của doanh thu đối với hoạt động kinh doanh
Có thể nói doanh thu chính là nguồn tiền để tái đầu tư phục vụ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ quá trình kinh doanh, mua hàng hóa, vật liệu cho đến quá trình trả lương, thanh toán nợ, nghiên cứu, đầu tư tài chính hay mua sắm thiết bị mới, tái đầu tư….
Nếu doanh thu của một doanh nghiệp không đủ lớn để duy trì hoạt động, lúc này tổ chức sẽ cần phải dùng đến tiền mặt đang có trong doanh nghiệp. Tiền này có thể bắt nguồn tư vay vốn hay huy động vốn trên thị trường.
Đối với nhà đầu tư, để xem xét và phân tích chi tiết và hiệu quả. Một yếu tố cần chú ý đến sự liên kết của những báo cáo tài chính, cách thức sử dụng vốn và doanh thu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Đây là một tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp có phát triển hiệu quả hay không. Các nguồn vốn cũng thường quan tâm đến vấn đề này khi đầu tư.
6. Tổng kết
Cách tính doanh thu thế nào cho chính xác không hề khó, điều quan trọng đó là chúng ta cần xác định được đúng những yếu tố cấu thành nên doanh thu của tổ chức. Việc xác định doanh thu sẽ giúp tổ chức kiểm soát được những hoạt động một cách tốt hơn.