Takeover bid là gì? Tìm hiểu thông tin về takeover bid

0
5562

Takeover bid là gì? Nếu như bạn đang tìm hiểu về thị trường thì chắc chắn đã từng nghe qua thuật ngữ này. Nói một cách đơn giản, takeover bid như một hình thức mua tôn tính toàn bộ hoặc một phần công ty dưới hình thức mua bán cổ phiếu trong phiên đấu thầu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi thông tin cung cấp ở bài viết dưới đây. 

1. Takeover bid là gì?

Takeover bid là dạng thức hành động của một công ty đưa ra lời đề nghị tiến hành tiếp quản một công ty khác thông qua hình thức đấu thầu. Phương thức mua thôn tính này sẽ được thể hiện bằng việc mua lại một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu của công ty đó. 

takeover bid
Hiểu về khái niệm takeover bid

2. Đặc điểm của takeover bid

Một thương vụ mua thôn tính xảy ra khi xuất hiện một bên có tiềm lực tài chính mạnh có nhu cầu mở rộng thị trường. Họ nhận thấy các công ty khác có tiềm năng phát triển nên đưa ra lời đề nghị cho phía cổ đông của các công ty đó nhằm mục đích mua lại cổ phần mà họ đang sở hữu. 

Lời đề nghị mua lại cho các cổ đông phải được đảm bảo tương tự và cùng một điều khoản với nhau. Bên cạnh đó, lời đề nghị này cũng phải đảm bảo đáp ứng đúng theo quy định của luật tiếp quản đề ra. 

Trong quá trình thu mua, takeover bid phải đáp ứng được những điều kiện như: Thương vụ thôn tính sẽ tạo điều kiện cho bên mua có quyền mua lại toàn bộ cổ phiếu của công ty khác với số lượng không giới hạn và dựa trên mức giá cụ thể. Về phía các cổ đông trong công ty bị thu mua, họ sẽ nhận được những điều khoản mua lại dưới những điều kiện tương tự như nhau. 

Bên cạnh đó, ngay chính trong các công ty cũng có quy định cụ thể về  bất kỳ sự thay đổi nào của các hoạt động có liên quan trực tiếp đến cổ đông, khách hàng, đối tác, nhân viên, hệ sinh thái của công ty đó đều phải có sự đồng thuận từ phía ban giám đốc hoặc các bên liên quan. Từ đó, takeover bid cũng phải trải qua giai đoạn thẩm định và bàn bạc chi tiết trước khi tiến hành thực hiện. 

Mức giá tiếp quản thường sẽ được bàn bạc kỹ lưỡng từ người quản lý của các doanh nghiệp thu mua. Họ sẽ đánh giá chúng dựa vào mức độ cạnh tranh, tiềm năng khai thác, tính đa dạng hoặc lợi ích về thuế,…

Chẳng hạn như doanh nghiệp thu mua nhận thấy công ty mục tiêu có cùng sản phẩm và dịch vụ phù hợp với mục tiêu và định hướng của mình thì có thể theo đuổi và chờ cơ hội để tiến hành mua lại. Với tình huống này, takeover bid lại trở thành một thương vụ tiếp quản mà bên mua loại bỏ được đối thủ cạnh tranh và tiếp cận với thị trường mới. 

Mức giá tiếp quản sẽ được thể hiện dưới đa dạng hình thức từ cổ phiếu đến tiền mặt hoặc kết hợp cả 2 hình thức này. Khi lời đề nghị được chuyển qua ban quản trị công ty tiềm năng, họ có thể đưa ra lời hồi đáp từ chối hoặc chấp nhận thỏa thuận. 

2. Takeover bid có bao nhiêu loại?

2.1. Thâu tóm thân thiện

Takeover bid trong trường hợp này được xem như một thỏa thuận win-win. Tức là cả bên mua và bên bán đều hài lòng với giá cả và đã thương lượng được với nhau về các điều khoản có trong hợp đồng. Mục tiêu mà công ty thu mua đặt ra trong trường hợp này là tiếp cận với số lượng lớn cổ đông ủng hộ phương án đấu thầu này. 

Ví dụ như thương vụ thâu tóm thân thiện của CVS đối với Aetna. Trong đó, Aetna đã đồng ý bán lại công ty với giá 69 tỷ USD và cổ phiếu. 

2.3. Thâu tóm thù địch

Hình thức thâu tóm này xảy ra trong trường hợp ban quản trị của công ty mục tiêu không đồng tình với lời đề nghị thu mua. Khi đó, bên mua sẽ tìm gặp riêng với các cổ đông khác để đưa ra lời đề nghị mua lại cổ phiếu với giá gấp 2, gấp 3 lần giá thường. 

Đây là một hình thức takeover bid mang bản chất xấu nhưng nó giúp cho bên mua bằng mọi giá có thể thâu tóm được bên bán bằng cách gom đủ số cổ phần để có thể dần dần tiếp cận với việc kiểm soát công ty.

Một khi các cổ đông đồng ý bán hết cổ phần của mình, bên bán đã có đủ số cổ phiếu để tham gia biểu quyết và thực hiện các quyền quản lý trong công ty thì thương vụ takeover đã thành công. 

2.4. Tiếp quản ngược

Takeover bid dưới hình thức tiếp quản ngược xảy ra khi một công ty tư nhân có ý định muốn mua lại công ty đại chúng. Xuất phát từ việc công ty đại chúng đã được hợp pháp hoạt động trên các sàn giao dịch nên khi công ty tư nhân nhảy vào, họ sẽ nghiễm nhiên được niêm yết mà không cần thông qua bất kỳ thủ tục phức tạp nào. 

Đây được gọi là dạng tiếp quản ngược bởi vì thay vì những công ty đại chúng sẽ tiến hành thu mua lại các công ty tư nhân thì ở hình thức này, các công ty tư nhân lại tiếp quản công ty đại chúng. 

2.5. Backflip

Takeover bid backflip lại biến những công ty bị thu mua trở thành công ty tiếp quản các công ty đi mua. Tại sao lại có trường hợp này? Nguyên nhân xuất phải bởi các công ty mua sẽ nhận được một khoản lợi lớn đến từ giá trị của thương hiệu mà công ty bị thu mua mang lại mà không nhất thiết phải thay đổi tên gọi.

Chẳng hạn như AT&T đã được SBC thu mua lại nhưng thương hiệu AT&T tiếp tục được  giữ nguyên trên thị trường bởi giá trị thương hiệu này rất lớn và điều mà nó cần lúc này là nguồn lực đầu tư để phát triển công ty. 

takeover bid
Phân loại takeover bid

3. Hành động của ban giám đốc trước lời đề nghị takeover bid

Khi đặt ở vị thế là bên bị thu mua thì ban giám đốc sẽ tiến hành các cuộc họp để đánh giá và xem xét việc thu mua này mang lại những lợi ích gì, đồng thời đề xuất giá cả khi trao đổi. Trường hợp hai bên nhất trí với các điều khoản giá cả thì thương vụ này sẽ được tiến hành theo đúng như thỏa thuận.

Cũng có một trường hợp nữa là ban giám đốc sẽ thỏa thuận giá cả và tự rao bán doanh nghiệp mình ra thị trường và chờ những nhà đầu tư tiềm năng đến thu mua lại doanh nghiệp mình. 

Ngoài ra, trong quá tình tiếp quản, ban giám đốc cũng có thể thương lượng với nhà thầu lại về các quy định tiếp quản hoặc mức giá khác phù hợp với tình hình thực tế.

4. Nguyên nhân khiến takeover bid thất bại

Nguyên nhân khiến takeover bid thất bại có thể xuất phát từ các nguyên tắc và độ uy tín của ban giám đốc. Sự uy tín này lớn đến nỗi các dạng thức takeover bid thù địch không thể nào có thể hoàn thành được. Thông thường, những công ty này thường có văn hóa nội bộ cực kỳ đoàn kết và tin tưởng lớn nhau. 

Ngoài ra, takeover bid cũng xuất phát từ bên công ty thầu. Sau quá trình thẩm định công ty thu mua, họ nhận ra được sự khác biệt trong khâu vận hành hoặc sự bất ổn định không thể khắc phục được trong tương lai nên họ đã dừng thương vụ này. 

takeover bid
Lý do khiến takeover bid thất bại

5. Lời kết

Hy vọng những thông tin được cung cấp trên bài viết sẽ giúp cho bạn học hiểu được takeover bid là gì cũng như lợi ích của cách thức thu mua takeover bid này. Từ đó, biết cách cân nhắc thật kỹ các lựa chọn của mình trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây