Nhà đầu tư muốn xem xét được về độ tín nhiệm từ một công ty nào đó thì sẽ thường tìm đến việc phân tích khả năng thanh toán. Phương pháp này tồn tại nhiều thuật ngữ về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như những khả năng thanh khoản cũng được đề cập đến. Vậy chúng có nghĩa gì? Phản ánh ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Phân tích khả năng thanh toán
Để đánh giá chính xác được khả năng thanh toán thì trước hết, các bạn phải hiểu được về khái niệm của thuật ngữ này như thế nào. Ở đây, thuật ngữ này muốn ám chỉ đến nguồn lực tài chính sẵn có hiện tại mà một công ty sở hữu hiện tại đang như thế nào, với mức độ đó thì liệu có đủ để đảm bảo họ sẽ thực hiện trả hết được khoản vay nợ.
Đi phân tích về khả năng này cũng chính là việc bạn đi đánh giá và nhìn nhận về nguồn lực tài chính của họ ra sao, như thế nào.
Nếu như hệ số này có kết quả là một số dương tăng cao thì sẽ thể hiện được về lượng tài chính mà công ty hiện có là tốt và nó thể hiện được việc doanh nghiệp này đáp ứng được những yếu tố cũng như có dư ra phí dành riêng từ các khoản nợ ngắn và dài hạn hiện có ra sao.
Nếu như hệ số này cho ra kết quả là số âm hoặc đơn giản là rơi vào mức thấp, tiệm cận 0 thì có nghĩa rằng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp này đang gặp vấn đề và họ có thể sẽ gặp phải nhiều nguy cơ vỡ nợ hoặc rơi vào tình thế khó có thể cáng đáng được hết những khoản nợ riêng hiện có.
Về mặt ý nghĩa gì?
Chỉ số này thực sự đóng vai trò quan trọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà còn có sức tác động tới nhiều đối tượng thực sự muốn biết về họ. Như vậy, một khi đã hiểu được tài chính đang diễn ra ra sao thì chúng ta với vị thể là một nhà đầu tư sẽ vạch cho mình được những phương án và kế hoạch đầu tư tối ưu nhất cũng như cân đối nguồn ngân sách sao cho phù hợp.
Trường hợp doanh nghiệp có trạng thái về mặt tài chính ổn thì điều này có nghĩa rằng họ đang hoạt động ổn định, họ có đủ những yếu tố về mặt chi phí và đủ sức để gánh những nghĩa vụ của mình. Một khi tình trạng về tài chính được nâng lên ở mức độ cao thì khi đó, họ sẽ có thể phát triển tốt được về lâu dài sau này.
Trường hợp chúng ta đánh giá được họ đang có những dấu hiệu tài chính bất ổn thì chứng tỏ rằng họ đang biểu lộ quá trình hoạt động thực sự phát huy rất kém. Như vậy thì vấn đề trả nợ sẽ không thể nào đảm bảo hoàn toàn rằng họ sẽ đúng hạn cũng như việc chi trả có thể sẽ bị chậm trễ so với tiến độ. Như vậy thì uy tín của doanh nghiệp khả năng cao là suy giảm và họ có thể sẽ phá sản trong một mức độ khủng hoảng hơn.
Như vậy thì việc chúng ta nhận định chính xác sẽ hỗ trợ cực kỳ lớn và thiết yếu cho quá trình phân tích và đầu tư của mình. Nếu như nhìn nhận ở cương vị là doanh nghiệp thì quá trình này cũng sẽ giúp cho họ nhìn nhận lại được những mặt hạn chế của mình và kịp thời đưa ra những giải quyết nhanh chóng và hợp lý.
Đối với ngân hàng cũng vậy, nhờ có nó mà ngân hàng biết được về tình trạng tài sản của người vay có ổn định và đủ khả năng thanh toán hay không. Từ đó, họ mới quyết định cho vay để nhằm mục đích giảm thiểu các tình huống xấu.
Chỉ số đánh giá khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn
Đây chính là một chỉ số thiết yếu và nó thể hiện được sự chuyển đổi giữa khoản nợ ngắn hạn sang tài sản ngắn hạn. Chính vì lẽ đó mà chỉ số này còn được cân nhắc như một cách thức để quy đổi tài sản dưới hình thức chính là tiền để làm sao nó có thể đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Công thức tính chỉ số này được tiến hành với hai yếu tố đã được nêu phía trên, đó là tài sản ngắn hạn và đồng thời nó là những nguồn nợ ngắn hạn. Lấy hai yếu tố này chia cho nhau là chúng ta đã có thể đo lường điều cần tìm.
Hệ số này thể hiện được rằng doanh nghiệp chưa đủ các nguồn thu để có thể trả được nợ trong kỳ thanh toán đó hay không. Những tài sản thuộc ngắn hạn sẽ đóng vai trò một trong những tài sản được chuyển đổi qua hình thức bằng tiền mặt nhanh nhất và chắc chắn sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn này.
Nếu như hệ số này cao vượt lên mức 1 thì điều này thể hiện rằng mức độ mà doanh nghiệp chi trả được những khó khăn đó là hoàn toàn được đảm bảo. Khi rủi ro về tài chính càng thấp thì tương đương với việc công ty đó sẽ phát triển mạnh mẽ và được đánh giá là có tiềm năng trong tiến trình đi lên lâu dài hơn nữa.
Trong trường hợp nếu như hệ số này rơi vào mức độ là nhỏ hơn 1 thì tức là doanh nghiệp đang gặp phải một thử thách mà họ khó có thể thanh toán không hề tốt và điều này dẫn đến rằng họ sẽ gặp phải nhiều sự không cáng đáng được những khoản nợ của mình. Trong trường hợp hệ số này tiến dần về 0 thì khả năng doanh nghiệp đang có nguy cơ phá sản.
Khả năng thanh khoản
Việc chuyển đổi tiền mặt thành tài sản hoặc bất kỳ một loại hàng hóa nào khác trên thị trường chính là biểu hiện rõ nhất của khả năng thanh khoản. Khả năng thanh khoản chủ yếu đề cập đến tiền mặt và nó chủ yếu sẽ dùng chính để làm nhân tố chính đánh giá được tính thanh khoản của tài sản.
Nhờ có khả năng thanh khoản mà việc nhìn nhận rằng tài sản này có thực sự an toàn hay không. Một loại tài sản đáp ứng được tính chất này sẽ xảy ra nếu như giá trị của nó không bị biến động quá nhiều.
Trong vấn đề về kinh doanh thì khả năng thanh khoản trở thành một thước đo về hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đó sở hữu những tài sản có khả năng thanh khoản cao thì họ sẽ sở hữu được khả năng giải quyết dễ dàng và nhanh chóng giải quyết được những khoản nợ phát sinh.
.
Có rất nhiều yếu tố có sức tác động lớn đến hệ số này và một trong số đó chính là cổ phiếu của một doanh nghiệp. Sẽ có rất nhiều khía cạnh tích cực lẫn tiêu cực có thể xảy đến và làm cho tính thanh khoản bị ảnh hưởng một cách đáng kể.
Tình hình tài chính chính cho giá cổ phiếu biến động bởi nó phản ánh được chân thực nhất về những hoạt động đó phát sinh như thế nào. Một doanh nghiệp lớn sẽ sở hữu tính thanh khoản cao và cũng xảy ra khả năng là một doanh nghiệp nhỏ lẻ sở hữu tính thanh khoản thấp.
Các chính sách quản lý cũng một phần gây sức ép cho đến tính thanh khoản.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc những phân tích khả năng thanh toán, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cũng như khả năng thanh khoản. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ sẽ giúp bạn đọc có thêm những góc nhìn mới về tài sản thanh toán theo một chiều hướng rõ ràng nhất.